Nội dung quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 26 - 33)

5. Bố cục luận văn

1.3.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

- Nhận diện rủi ro tín dụng bán lẻ: Nhận diện RRTDBL là quá trình xác định

liên tục và có hệ thống. Bất kỳ khoản vay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mức thấp nhất.

Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết phổ biến thường tập trung vào: dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàng vay.

- Đo lường rủi ro tín dụng bán lẻ: Đo lường RRTDBL là việc lượng hóa mức

độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng như xây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh

chóng với RRTDBL khi tình trạng này xảy ra. Để đo lường RRTDBL các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợp để lượng hóa các rủi ro.

a) Đo lường rủi ro khoản vay

+ Mô hình ước tính tổn thất dự kiến

Theo Basel II, NH có thể xác định được tổn thất dự kiến đối với mỗi món cho vay theo công thức:

EL = PD x LGD x EAD

(Nguồn: Basel II)

Trong đó:

EL (Expected Loss): tổn thất có thể ước tính (tính theo % hoặc giá trị tổn thất bằng tiền).

PD (Probability of default): xác suất vỡ nợ của khách hàng/ngành hàng đó. Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản đã trả, các khoản trong hạn và khoản nợ không thu hồi được.

EAD (Exposure at Default): dư nợ vay của KH/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.

EAD = Dư nợ ước tính + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sửdụng bình quân.

Trong đó:

LEQ (Loan Equivalent): là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được KH rút thêm tại thời điểm không trả được nợ.

LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân: chính là phần dư nợ KH rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ do đó không thể tính chính xác được LEQ của một KH tốt.

LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng tổn thất ước tính. Đây là, tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD bao gồm cả các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan khác...

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền thu hồi là các khoản tiền mà KH trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể bằng 100% trừ đi tỷ lệ vốn thu hồi được.

Trên cơ sở xác suất rủi ro đã tính toán, NH có thể xây dựng cơ cấu lãi suất cho phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi. Bởi vì, lợi nhuận NH thu được trên cơ sở lãi cho vay, lãi suất này phải đảm bảo chi trả phần tiền lãi đi vay, chi phí quản lý NH, bù đắp được rủi ro và có lãi. Nếu khoản cho vay của NH có mức độ rủi ro cao hơn thì lãi suất của chúng phải cao hơn. Ngoài ra, khi cho vay những KH có rủi ro cao, NH sẽ phải đồng thời tăng cường nhân sự trong quản lý tín dụng, xây dựng hiệu quả hơn quỹ dự phòng RRTD, xếp hạng lại KH sau khi cho vay,...

Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các NH thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của KH đã được lượng hóa cụ thể. Và cũng nhờ PD, LGD và EAD, hàng trăm, hàng chục các nhân tố có tác động đến KH cũng như các khoản tín dụng cấp cho họ đã được tóm tắt, phản ánh chỉ qua ba cấu phần rủi ro đó.

Quan trọng hơn, dựa trên kết quả tính toán PD, LGD, và EAD, các NH sẽ phát triển các ứng dụng trong QTRRTD trên nhiều phương diện, mà các ứng dụng chính bao gồm: tính toán và đo lường rủi ro tín dụng EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến)

b) Đo lường rủi ro danh mục

Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB), mô hình Return at risk on capital (RAROC)

+ Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở xây dựng các bảng chấm điểm: các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng nhóm khách hàng: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn khách hàng. Do đó, xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt, có độ tin cậy cao sẽ góp phần tích cực trong việc tìm ra những khách hàng tốt, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng ở mức tối đa

Các bước xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng của Ngân hàng

(Nguồn: Basel II)

+ Mô hình RAROC

Mô hình RAROC thực chất là một phương pháp định lượng, đo lường mức độ sinh lời có tính đến yếu tố rủi ro. RAROC tính toán mức độ biến động của thu nhập ròng (lợi nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng.

Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộ phận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã được đưa vào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi là rủi ro (vì đã dự đoán được). Còn UL mới thực chất là rủi ro và NH cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra.

Mô hình Raroc được tính toán dựa vào một số khái niệm cơ bản như sau:

(Nguồn: Basel II)

Trong đó:

Thu nhập bao gồm: Thu từ tài chính (thu từ chênh lệch lãi suất và các khoản phí thu trước và các khoản phí thu định kì), thu từ hoạt động kinh doanh.

Tổn thất bao gồm

Tổn thất dự kiến = Xác suất xảy ra rủi ro tính toán thông qua xếp hạng các khoản nợ X Giá trị dư nợ khi xảy ra rủi ro X Giá trị tổn thất trong trường hợp rủi ro (tính thông qua tỷ lệ thu hồi)

Tổn thất ngoài dự kiến = Độ lệch chuẩn trong phân bổ tổn thất.

Cuối cùng, dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xác của các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ ngân hàng các cấp có thực sự nghiêm túc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêu tạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không

- Quản lý và kiểm soát RRTDBL: Quản lý và kiểm soát RRTDBL là khâu

trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTDBL của một NHTM, đây chính là cái hồn của quy trình RRTDBL. Quản lý và kiểm soát RRTDBL là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTDBL trong một ngân hàng: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTDBL, các giới hạn tín dụng.

 Một số biện pháp để quản lý rủi ro tín dụng:

+ Tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng cẩn trọng (Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của Basel và các thông lệ tốt nhất).

+ Xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng.

+ Xác lập các giới hạn, hạn mức theo ngành nghề, khách hàng, loại tiền, sản phẩm, khu vực địa lý.

+ Tuân thủ chính sách, quy trình tín dụng một cách thận trọng. + Nâng cao chất lượng công tác phân tích và thẩm định tín dụng. + Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng + Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng bán lẻ

+ Chia sẻ rủi ro (đồng tài trợ, bán nợ,...).

+ Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu về khách hàng, khoản vay. Để thực hiện kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng bán lẻ ngân hàng cần: +Xây dựng mô hình phù hợp để kiểm soát rủi ro (tách bạch 3 khâu: Đề xuất, thẩm định rủi ro, tác nghiệp).

+ Kiểm soát theo quy trình cấp tín dụng: Trước, trong và sau khi cho vay. + Nâng cao tỷ trọng và chất lượng tài sản bảo đảm.

+ Phân loại và xử lý nợ xấu (thành lập bộ phận chuyên trách). + Trích dự phòng và xử lý RRTDBL

+ Mua bảo hiểm tín dụng.

Với bước này ngân hàng có thể tổng kết và rút ra những bài học kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trên cơ sở xác định tổn thất xảy ra thực tế, đối chiếu với khả năng chấp nhận của một ngân hàng có thể đưa ra nhận xét và kết luận về hoạt động QTRRTDBL của ngân hàng đó. Báo cáo đánh giá một cách trung thực không chỉ khép kín quy trình QTRRTDBL mà còn góp phần hoàn thiện và điều chỉnh các bước phân tích đo lường và các biện pháp quản lý, kiểm soát RRTDBL ở giai đoạn tiếp theo

- Xử lý rủi ro tín dụng: Xử lý rủi ro tín dụng là bước cuối cùng trong công tác

quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTDBL đã gây ra cho ngân hàng. Cụ thể:

- Thu hồi nợ: Ngân hàng quyết định thu hồi nợ với mong muốn chấm dứt hợp

đồng tín dụng để giảm các chi phí tiếp tục phát sinh do duy trì khoản vay. Ngân hàng thu hồi nợ bằng cách yêu cầu khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng đã hoàn trả đầy đủ số tiền nợ ngân hàng thì quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là chấm dứt. Nếu khách hàng hoàn trả không đầy đủ hoặc không trả toàn bộ số nợ ngân hàng thì ngân hàng tiếp tục áp dụng các biện pháp sau nhằm thu được tối đa số vốn bỏ ra: Như phát mại tài sản hoặc trả nợ thay, khởi kiện, bán nợ ….

- Phát mại tài sản: Ngân hàng cố gắng thuyết phục khách hàng tự nguyện bán

tài sản của mình. Nếu khách hàng không có thiện trí thì ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản cầm cố thế chấp theo sự giám sát và phán quyết của cơ quan pháp luật.

- Trả nợ thay: Yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay cho khách hàng vay vốn nếu

khi tín dụng khách hàng đảm bảo khoản vay bởi sự bảo lãnh của bên thứ ba. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng về khoản tiền còn thiếu.

- Khởi kiện: Trong trường hợp tài sản đảm bảo hoặc bên bảo lãnh không đáp

ứng hết nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng, ngân hàng có thể dùng biện pháp khởi kiện để thu hồi hết số tiền. Ngân hàng phải làm thủ tục pháp lý cần thiết cho việc khởi kiện.

- Bán nợ: Khi ngân hàng không thu hồi được nợ, ngân hàng có thể dùng biện

pháp bán nợ, tức là bán khoản nợ cùng giá trị khoản nợ cho một tổ chức khác. Số tiền bán nợ thu được thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị khoản nợ nhưng đây cũng là biện pháp để thu hồi một phần khoản nợ.

Các biện pháp khuyến khích trả nợ: Miễn giảm một phần lãi suất, tính lại lãi, không tính lãi phạt… áp dụng cho các khách hàng có thiện chí trả nợ gốc.

- Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp

dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi) hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được.

Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp cho những khoản rủi ro tín dụng ra làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng chứ không có nghĩa là xoá hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Đối với các khoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Những khoản vay có rủi ro sau khi được bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro sẽ được chuyển ra ngoại bảng để theo dõi tận thu, ngân hàng vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý để thu hồi nợ

Ngoài các biện pháp khắc phục và xử lý nêu trên, dựa trên mức độ rủi ro và thiếu sót từ phía cán bộ mà ngân hàng lựa chọn mức độ xử lý (việc này cũng cần phải dựa vào quy định về tổ chức cán bộ của ngân hàng): Truy cứu trách nhiệm, bồi thường vật chất, xử lý kiểm điểm cách chức hoặc chịu phạt theo quy định của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)