Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 40)

5. Bố cục luận văn

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu, số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:

- Sách giáo trình, sách tham khảo về tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

- Các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua 03 năm từ 2015 - 2017 (bảng cân đối, báo cáo tổng kết hoạt động qua các năm của chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm).

- Kết quả các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và QTRR đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

- Các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan…

Việc triển khai thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, thông tin có thể tiếp cận và liệt kê chi tiết. Các thông tin bao gồm:

- Thông tin về BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên (quá trình hình thành và phát triển)

- Các thông tin về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh, từ đó có thể phân tích, đánh giá mô hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của chi nhánh

- Thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, cơ sở dữ liệu về khách hàng…

Bước 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu cung cấp thông tin tới các đơn vị có thể cung cấp

Bước 3: Nhận thông tin và tổng hợp cho quá trình phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)