Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 33 - 35)

5. Bố cục luận văn

1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

1.3.3.1. Yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là tiền đề cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có ngân hàng và khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng phát triển, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn các khoản vay tại ngân hàng làm gia tăng chất lượng tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM.

- Môi trường pháp lý

Rủi ro pháp lý là loại rủi ro rất khó để kiểm soát, sự thay đổi liên tục các văn bản pháp luật trong khoảng thời gian ngắn khiến các ngân hàng không kịp ứng phó; hoặc sự chồng chéo, không nhất quán giữa các văn bản pháp luật nên khi vận dụng vào thực tiễn bị vướng mắc và bất cập. Chính hệ thống pháp lý không đồng bộ làm cho hoạt động quản trị RRTDBL của các NHTM không đạt được hiệu quả tối đa.

1.3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Nguồn nhân lực

Đây là nhân tố rất quan trọng và quyết định các nhân tố khác trong hoạt động quản trị RRTDBL. Nguồn nhân lực mà đặc biệt là lãnh đạo cấp cao có trình độ học vấn và chuyên môn vững vàng sẽ đưa ra các định hướng, chiến lược và mục tiêu hoạt động hiện đại, tiên tiến và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đội

ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành sẽ hấp thụ và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của ngân hàng.

- Công nghệ

Công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTDBL bởi đây là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp đánh giá, đo lường, dự báo RRTDBL. Một ngân hàng có nền tảng công nghệ yếu kém, lạc hậu sẽ ảnh hưởng lớn và làm trì trệ hoạt động của Ngân hàng. Một khi hệ thống máy tính và các trang thiết bị cũ, lỗi thời; các chương trình máy tính, các ứng dụng, phần mềm bảo vệ, bảo mật về dữ liệu và thông tin không được đảm bảo, cải tiến và cập nhật theo yêu cầu của thực tiễn; phương thức quản trị công nghệ không phù hợp… sẽ dẫn đến trở ngại và gây khó khăn trong hoạt động quản trị RRTDBL

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng về danh mục cho vay, lãi suất, định giá tài sản bảo đảm (TSBĐ),… nếu không được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ tác động không nhỏ đến hiệu quả quản trị RRTDBL. Chẳng hạn, lãi suất cho vay nếu không được xác định dựa trên chi phí vốn, mức độ rủi ro và mức lợi nhuận hợp lý của ngân hàng nghĩa là các ngân hàng không định giá khoản vay trên cơ sở đảm bảo lãi cho vay đủ bù đắp chi phí biên của vốn, chi phí quản lý khoản vay, phần bù rủi ro và lợi nhuận hợp lý. Việc định giá khoản vay được thực hiện một cách cảm tính hoặc cứng nhắc dựa vào mức lãi suất chung cho tất cả các khách hàng, việc lượng hóa độ rủi ro của khách hàng, dự án gặp khó khăn khi ngân hàng không có công nghệ và đầy đủ thông tin để thực hiện, các thông số của thị trường dùng để đo lường chưa có các cơ quan chuyên môn xác định.

- Phương thức quản trị RRTDBL

Phương thức quản trị RRTDBL bao gồm phương pháp, công cụ và mô hình quản trị RRTDBL mà các nhà quản trị sử dụng để nhận diện, phân tích, đo lường và đánh giá RRTDBL nhằm kiểm soát và hạn chế RRTDBL ở mức chấp nhận được. Vì vậy, nếu ngân hàng sử dụng phương thức quản trị RRTDBL không phù hợp thì việc kiểm soát RRTDBL sẽ không hiệu quả. Thực trạng chung hiện nay của các NHTM là đang áp dụng chương trình chấm điểm tín dụng/Chương trình xếp hạng tín dụng hoặc Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đo lường RRTDBL do mỗi ngân hàng tự

xây dựng, chưa theo một quy chuẩn chung phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo lộ trình, các NHTM tại Việt Nam đã bước đầu áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong quản trị rủi ro đặc biệt là quản trị RRTD nói chung, tuy nhiên việc triển khai còn gặp khá nhiều thách thức do tính chất phức tạp và độ bao phủ rộng của tiêu chuẩn Basel II.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin khách hàng

Chương trình quản lý dữ liệu và nguồn cung cấp thông tin khách hàng cũng là yếu tố quan trọng và có tính nền tảng trong hoạt động quản trị RRTDBL. Các NHTM hiện nay đang cố gắng đầu tư các chương trình quản lý cơ sở dữ liệu nhưng nhìn chung vẫn chưa hoàn thiện, nguồn cung cấp thông tin chưa chính xác và còn nghèo nàn, thông tin đầu vào cần thiết phục vụ việc ra quyết định của ngân hàng chưa được thu thập, lưu trữ và xử lý hiệu quả, thông tin khách hàng được lấy từ nhiều nguồn phi chính thức, ít được kiểm chứng dẫn đến việc phân tích tín dụng và đo lường rủi ro thiếu chính xác làm cho hiệu quả quản trị RRTDBL của các NHTM bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 33 - 35)