5. Bố cục luận văn
4.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Như đã phân tích ở chương 3, chất lượng nguồn nhân lực được BIDV- chi nhánh Nam Thái Nguyên đánh giá là yếu tố tác động lớn nhất tới hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng. Do đó, các giải pháp về nguồn nhân lực đóng vai trò cốt yếu trong việc nâng cao hiệu quả QTRRTDBL tại BIDV - chi nhánh Nam Thái Nguyên.
- Với đội ngũ lãnh đạo: lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức đúng đắn về RRTDBL, các khả năng có thể dẫn tới RRTDBL, các nhân tố ảnh hưởng, dấu hiệu nhận biết cũng như các chỉ tiêu đo lường thì mới có thể đưa ra chiến lược quản trị hợp lý. Do đó, ban lãnh đạo phải thường xuyên được tham gia các đợt tập huấn về QTRR và QTRRTDBL. Cần bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
- Với CBQLKH: cần phải tăng cường công tác đào tạo, đào đạo lại, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Đào tạo phải theo đúng định hướng, chú trọng đào tạo ngắn hạn theo các chuyên đề bổ trợ cho công việc trực tiếp hàng ngày.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng từ phòng này sang phòng khác để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng. Chi nhánh cần gắn kết giữa kế hoạch luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ và việc xây dựng kế hoạch đào tạo định kỳ. Lãnh đạo chi nhánh cần gắn kết giữa kế hoạch của cán bộ đi đào tạo hàng năm với vị trí công tác mà cán bộ đó đang hoặc sẽ đảm trách. Ngoài việc cử cán bộ tham dự các lớp cập nhật nghiệp vụ mới theo chương trình do Trung tâm đào tạo của BIDV thông báo, Chi nhánh nên chủ động đề xuất với Trung tâm đào tạo những nhu cầu đào tạo xuất phát từ yêu cầu hiện tại và định hướng hoạt động tại chi nhánh. Như vậy, hiệu quả của công tác đào tạo sẽ cao hơn và là một biện pháp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận.
- Có kế hoạch trung dài hạn về đào tạo nghiệp vụ bổ sung cho cán bộ gắn với tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ nhằm đảm bảo sự đáp ứng ngay yêu cầu công việc khi cán bộ luân chuyển nhận công tác mới, bổ nhiệm vị trí công tác mới nói chung và riêng đối với cán bộ tại phòng khách hàng
- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt để bố trí vào bộ phận tín dụng. Cần tiêu chuẩn hóa CBQLKH theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng, làm cơ sở để chuẩn hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm việc trong một môi trường đầy rủi ro. Đồng thời cần có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh của BIDV- chi nhánh Nam Thái Nguyên trong tương lai.
- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quá tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát các khoản vay một cách có hiệu quả.
- Xây dựng chế độ đánh giá, khen thưởng và kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Các quy định này phải được sự thống nhất trong toàn hệ thống và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ.