Thực trạng về hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 59 - 64)

5. Bố cục luận văn

3.2.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên

3.2.1.1. Khái quát tình hình tín dụng

Năm 2015 - 2017, mặc dù còn nhiều khó khăn song kinh tế Việt Nam đã xuất hiện một số tín hiệu khởi sắc cho thấy dấu hiệu phục hồi kinh tế hậu khủng hoảng. Ngân hàng Nhà nước liên tục có văn bản điều chỉnh trần lãi suất cho vay, yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu giúp bình ổn hoạt động kinh tế. Hoạt động tín dụng trong BIDV - chi nhánh Nam Thái Nguyên năm 2015 - 2017 được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống. Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng dư nợ của BIDV - chi nhánh Nam Thái Nguyên đạt 3786 tỷ đồng (dư nợ này không bao gồm cho vay ODA, cho vay ủy thác đầu tư), tăng trưởng 13.796% so với thời điểm cuối năm 2016, và gấp 1.267 lần so với cuối năm 2015. Đóng góp kết quả chung, dư nợ tín dụng bán lẻ (của khách hàng cá nhân) đạt được 1086 tỷ đồng - chiếm 28,68% tổng dư nợ, tăng 22.022 % so với năm 2016 chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh ở mức khá tốt và là một hoạt động mũi nhọn được chú trọng.

3.2.1.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ

 Dư nợ cho vay theo thời gian:

Để giảm thiểu rủi ro tín dụng BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã rất chú trọng việc phát triển cân đối các khoản vay theo các kỳ hạn khác nhau. Tuy nhiên, sự tăng trưởng dư nợ các kỳ hạn còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của khách hàng. Kết quả dư nợ theo thời gian tại chi nhánh như sau:

Bảng 3.6: Tỷ trọng cơ cấu tín dụng bán lẻ theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ Tỷ

trọng Dư nợ Tỷ

trọng Dư nợ Tỷ

trọng

Dư nợ cho vay ngắn hạn 459 61.78 642 72.13 815 75.05

Dư nợ cho vay TDH 284 38.22 248 27.87 271 24.95

Tổng dư nợ cho vay bán lẻ

743 100 890 100 1086 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 - 2017 của BIDV -

Chi nhánh Nam Thái Nguyên)

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.4: Cơ cấu cho vay theo thời gian giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015 - 2017 của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên)

Trong cơ cấu cho vay bán lẻ tại chi nhánh Nam Thái Nguyên thì dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao. Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ

luôn trên 60%, đặc biệt đạt mức 75.05 % tổng dư nợ bán lẻ năm 2017. Số dư tín dụng ngắn hạn của chi nhánh cũng tăng trưởng qua các năm, lần lượt đạt mức 459 tỷ năm 2015, 642 tỷ năm 2016 và 815 tỷ năm 2017. Hoạt động tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh có xu hướng ổn định về số lượng và giảm nhẹ về tỷ trọng theo đúng định hướng tín dụng toàn hệ thống, ưu tiên tăng trưởng dư nợ ngắn hạn do tình hình biến động của nền kinh tế rất phức tạp ngày nay như: lãi suất ngân hàng luôn biến động khó lường, thị trường tiêu thụ hàng hoá chậm đã khiến cho các ngân hàng thay đổi lại cách quản lý khoản nợ của mình theo hướng bảo toàn giá trị. Thực tế cho thấy việc quản lý các khoản vay trung, dài hạn phức tạp như chi phí quản lý tốn kém, thu hồi vốn chậm, rủi ro mất vốn xảy ra cao hơn so với cho vay ngắn hạn.

Nhìn chung việc cho vay ngắn hạn, đặc biệt cho vay hạn mức, giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được luồng tiền của khách hàng và thuận lợi hơn trong việc phát hiện các rủi ro và thu hồi vốn về nhanh.

 Dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo:

Bảng 3.7. Tỷ trọng cơ cấu tín dụng bán lẻ theo tài sản đảm bảo

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Dư nợ cho vay

không TSĐB 213 28.67 141 15.8 134 12.34

Dư nợ cho vay

có TSĐB 530 71.33 749 84.2 952 87.66

Tổng dư nợ cho vay bán lẻ

743 100 890 100 1086 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2015 - 2017 của BIDV -

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 3.5: Cơ cấu cho vay theo tài sản đảm bảo giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015 - 2017 của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên)

Dư nợ cho vay không có TSĐB tại chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, và xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2015 dư nợ cho vay không có TSĐB là 213 tỷ đồng, chiếm 28.67% tổng dư nợ bán lẻ, thì sang năm 2016, chỉ tiêu này giảm còn 15.8%, và năm 2017 còn 12.34%. Việc tăng tỷ trọng dư nợ cho vay có TSĐB giúp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng bán lẻ. Tại chi nhánh, đối với với các khách hàng có mức xếp hạng tín dụng nội bộ cao và đáp ứng được các điều kiện cho vay không tài sản bảo đảm thì được ngân hàng cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản. Đối tượng khách hàng áp dụng hình thức tín dụng này chủ yếu là khách hàng cá nhân có uy tín, có công việc ổn định, làm việc tại các đơn vị hành chính Nhà nước hoặc có số dư tiền gửi cao tại ngân hàng. Đối với khách hàng không đủ điều kiện cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm thì 100% dư nợ đều có bảo đảm bằng tài sản.

 Dư nợ cho vay theo hoạt động sử dụng

Bảng 3.8. Tỷ trọng cơ cấu tín dụng bán lẻ theo hoạt động sử dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng/%

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dư nợ Tỷ

trọng Dư nợ Tỷ

trọng Dư nợ Tỷ

trọng

Sản xuất kinh doanh 448.029 60.3 501.792 56.381 614.194 56.556

Tiêu dùng ô tô 89.903 12.1 108.783 12.223 129.669 11.940

Nhà ở 127.796 17.2 168.691 18.954 213.225 19.634

Khác 77.272 10.4 110.734 12.442 128.912 11.870

Tổng dư nợ cho

vay bán lẻ 743 100 890 100 1086 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên từ năm 2015 - 2017 của BIDV Nam Thái Nguyên)

Hình 3.6: Biểu đồ cho vay theo hoạt động sử dụng giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015 - 2017 của BIDV Nam Thái Nguyên

Trong các mục đích sử dụng vốn của khách hàng cá nhân, hộ gia đình thì mục đích vay để sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn, luôn trên 50% tổng dư nợ so với các mục đích sử dụng vốn khác. Ngoài ra, việc đa dạng hóa mục đích cấp tín dụng từ khách hàng vay kinh doanh, khách hàng vay xây nhà ở, hay mua ô tô tới các mục đích khác cũng giúp BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng, có nhiều điều kiện tăng doanh số cho vay khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 59 - 64)