Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 45 - 47)

5. Bố cục luận văn

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1.Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng

đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.

Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các

khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Hệ số dư nợ (Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động): Chỉ số này xác định hiệu

quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của

ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt động thu lợi khác trong ngân hàng.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn.

2.5.2.Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn

Số khách hàng nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ảnh số lượng khách hàng nợ quá hạn qua các thời kỳ, cho thấy khả năng kiểm soát và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng.

Tổng số nợ quá hạn:

-Theo thời gian, được xác định như sau:

Vi: nợ quá hạn thời gian là ngắn hạn hoặc trung hạn Vj: nợ quá hạn thời gian là dài hạn

-Theo các khoản, được xác định như sau (1,2,3,4,5)

Vi: nợ quá hạn các khoản 1, 2 Vj: nợ quá hạn các khoản 3, 4, 5

Nợ quá hạn các khoản 1, 2, 3, 4, 5 được phân loại theo nhóm nợ tín dụng được quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN [9].

Tỷ lệ nợ quá hạn (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ): Chỉ số này đo lường chất lượng

nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng thu hồi nợ tốt, ít xảy ra nợ quá hạn và ngược lại.

Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dự nợ và nợ khó đòi/ nợ quá hạn: Các chỉ số này phản

ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có

khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi được vốn

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)