Mô hình tổ chức nhân sự tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 49 - 52)

5. Bố cục luận văn

3.1.2. Mô hình tổ chức nhân sự tại BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên

3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Tổ chức bộ máy của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên tính đến thời điểm 31/12/2017 bao gồm: Ban Giám đốc (1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý), điều

hành 5 Khối hoạt động (Khối quản lý khách hàng, khối QLRR, Khối Tác nghiệp, Khối trực thuộc, và Khối QLNB) với các phòng làm việc nhỏ.

Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của BIDV Nam Thái Nguyên

3.1.2.2. Nguồn nhân lực

Bảng 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2017 của BIDV - Nam Thái Nguyên

Năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Người (%) Người (%) Người (%)

1. Độ tuổi Dưới 30 33 46.48 33 44 38 47.5 Từ 30 - 40 29 40.85 29 38.67 28 35 Trên 40 9 12.68 13 17.33 14 17.5 2. Giới tính - Nam 31 43.66 33 44 36 45 - Nữ 40 56.34 42 56 44 55 3. Trình độ - Sau đại học 14 19.72 16 21.33 19 23.75 - Đại học 55 77.46 57 76 59 73.75 -Trung cấp, THPT, khác 2 2.82 2 2.67 2 2.5

4. Lao động Chuyên môn

(Cán bộ) 31 28 30

- Cán bộ Quản lý khách hàng 14 45.16 16 57.14 18 60

- Cán bộ chuyên môn khác 17 54.84 12 42.86 12 40

Tổng số lao động 71 100 75 100 80 100

(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ BIDV - Nam Thái Nguyên)

Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ tại chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và sau đại học luôn chiếm trên 90%. Với đặc thù của ngành luôn cần nguồn nhân lực có trình độ cao, chi nhánh BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên luôn không ngừng nâng cao trình độ các cán bộ, nhân viên để phục vụ tốt cho công việc. Trong việc phân bổ nguồn nhân lực cho các khối (không tính lãnh đạo phòng) số lượng cán bộ quản lý khách hàng trong khối kinh doanh (đang làm việc trực tiếp trong công tác phát triển tín dụng, huy động vốn, tăng trưởng nền khách hàng…), chiếm tỷ trọng tăng dần đều qua các năm, trên tổng số cán bộ làm

chuyên môn toàn chi nhánh, kết thúc năm 2016, tỷ lệ này đã đạt >50%, điều này chứng tỏ sự tập trung, chú trọng của chi nhánh cho nhân lực kinh doanh.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ rất trẻ cũng là thế mạnh của chi nhánh, hết năm 2017, lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30 chiếm 47,5%; từ 30 đến 40 tuổi chiếm 35%, từ 41 tuổi trở lên chỉ chiếm 17,5% - đây là tỷ lệ nhỏ.

Như vậy, việc nhân sự trẻ và tập trung chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ kinh doanh là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại chi nhánh rất được chú trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 49 - 52)