Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 39)

5. Bố cục luận văn

2.1. Quy trình nghiên cứu

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên?

- Nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên?

- Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên là gì?

- Giải pháp nào cần thực hiện để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu, số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:

- Sách giáo trình, sách tham khảo về tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

- Các báo cáo, số liệu liên quan đến tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua 03 năm từ 2015 - 2017 (bảng cân đối, báo cáo tổng kết hoạt động qua các năm của chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm).

- Kết quả các công trình nghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến rủi ro và QTRR đăng trên các tạp chí chuyên ngành.

- Các văn bản chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan…

Việc triển khai thu thập số liệu thứ cấp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tác giả xác định các loại thông tin cần có, thông tin có thể tiếp cận và liệt kê chi tiết. Các thông tin bao gồm:

- Thông tin về BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên (quá trình hình thành và phát triển)

- Các thông tin về cơ cấu tổ chức tại chi nhánh, từ đó có thể phân tích, đánh giá mô hình thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của chi nhánh

- Thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, cơ sở dữ liệu về khách hàng…

Bước 2: Tìm cách tiếp cận thông tin, yêu cầu cung cấp thông tin tới các đơn vị có thể cung cấp

Bước 3: Nhận thông tin và tổng hợp cho quá trình phân tích

2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Để phục vụ các nội dung nghiên cứu, phân tích đánh giá, ngoài thu thập các số liệu thông tin thứ cấp, đề tài sẽ tiến hành thu thập các thông tin sơ cấp để điều tra

các yếu tố ảnh hưởng tới QTRRTDBL tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên. Thông tin sơ cấp được thu thập từ:

- Điều tra, phỏng vấn cán bộ NH: thông tin sơ cấp được thu thập từ phỏng vấn, điều tra 32 cán bộ của NH thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới Ban giám đốc và các cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro (CBQLRR) và cán bộ quản trị tín dụng (CBQTTD) xin ý kiến đánh giá.

Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thước đo 5 bậc và sẽ được phân tích thông qua sử dụng số bình quân cộng gia quyền.

Số bình quân cộng gia quyền (trung bình cộng gia quyền): vận dụng khi các biến có tần số khác nhau. 1 1 2 2 1 1 1 2 X = hay X . . . . = n n n i i i n i i n x f x f x f x f f f f f           Trong đó: X: số trung bình

xi: các lượng biến (i = 1,2,….n) fi: các quyền số (i = 1,2,….n)

Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert

Bảng 2.1: Thang đánh giá Likert

Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá

5 Rất phổ biến 4.20 - 5.00 Rất phổ biến

4 Thường xảy ra 3.40 - 4.19 Thường xảy ra

3 Ít xảy ra 2.60 - 3.39 Ít xảy ra

2 Rất ít xảy ra 1.80 - 2.59 Rất ít xảy ra

Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại trụ sở chính BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên với 3 phòng giao dịch.

Đối tượng tham gia nghiên cứu: các cán bộ quản lý khách hàng cá nhân, cán

bộ quản lý rủi ro và cán bộ quản trị tín dụng tham gia trực tiếp vào quá trình cấp tín dụng tại chi nhánh

Hình thức nghiên cứu: đối tượng tham gia nghiên cứu trả lời bảng câu hỏi điều tra được tác giả chuẩn bị trước.

Nội dung nghiên cứu: bảng câu hỏi gồm 2 phần

Phần I: Một số thông tin về người tham gia khảo sát (Họ tên, giới tính, độ tuổi, bằng cấp chuyên môn, thâm niên công tác tại đơn vị)

Phần II: Gồm 8 câu hỏi được phân loại vào 3 nhóm các yếu tố tác động tới hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Các câu hỏi được người tham gia khảo sát đánh giá theo từng mức độ 1 (Không xảy ra), 2 (Rất ít xảy ra),

Tác giả gửi phiếu điều tra bằng bản cứng cho các cán bộ quản lý khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng đang công tác tại chi nhánh. Bao gồm:

- Lãnh đạo các phòng khách hàng, lãnh đạo phòng giao dịch tham gia trực tiếp vào quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh: 7 phiếu

- Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro, lãnh đạo phòng quản trị tín dụng: 2 phiếu - Cán bộ quản lý khách hàng tại các phòng khách hàng và các phòng giao dịch: 18 phiếu

- Cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng: 5 phiếu

Số lượng phiếu khảo sát phát ra 32 phiếu, số phiếu hợp lệ là 32 phiếu

Thời gian khảo sát: từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2018.

2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Các số liệu thu thập điều tra được chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên các phần mềm tính toán, Excel kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng QTRRTDBL ở chi nhánh BIDV Nam Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.4.1. Công cụ phân tích

2.4.1.1. Tính phần trăm và giá trị

Công cụ phân tích này cho thấy mức độ thay đổi của chỉ tiêu năm sau so với năm trước, từ đó cho thấy mức độ thay đổi của hoạt động tín dụng.

- Giá trị thay đổi là chênh lệch giữa giá trị năm sau so với giá trị năm liền trước. Giá trị thay đổi = Giá trị năm N + 1 - Giá trị Năm N

- Phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia giá trị của năm sau cho giá trị của năm trước

Phần trăm thay đổi = x 100%

Giá trị thay đổi năm sau so với năm trước thể hiện quy mô của sự thay đổi trong khi phần trăm thay đổi thể hiện tỷ trọng quy mô của sự thay đổi so với giá trị năm trước. Sử dụng đồng thời cả 2 chỉ tiêu nêu trên sẽ làm tăng chất lượng của việc phân tích dữ liệu.

2.4.1.2. Tính phần trăm xu hướng

Việc tính phần trăm chỉ xu hướng gồm các bước:

+ Chọn năm gốc và gán cho các chỉ tiêu của năm gốc giá trị là 100%

+ Tính toán các chỉ tiêu của năm sau theo phần trăm (%) tương ứng với các chỉ tiêu của năm gốc. Việc tính toán này được thực hiện bằng cách chia chỉ tiêu của năm sau cho sau cho chỉ tiêu tương ứng của năm trước, sau đó nhân với 100%

2.4.1.3. Tính phần trăm cấu thành

Phần trăm cấu thành thể hiện quy mô tương đối của mỗi chỉ tiêu trong tổng số. Phần trăm cấu thành được tính bằng cách lấy từng chỉ tiêu thành phần chia cho tổng số.

Phần trăm cấu thành = x 100%

2.4.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu

2.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh NH, kết quả và thực trạng QTRRTDBL tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 dựa trên các số liệu được cung cấp từ phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác tín dụng và QTRR trong tín dụng bán lẻ. Từ đó, tác giả sẽ phân tích để thấy được hiệu quả kinh doanh và thực trạng QTRRTDBL của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên.

2.4.2.2. Phương pháp so sánh

Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

Gốc so sánh: khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chi tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt năm trước. Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa năm phân tích với trị số chỉ tiêu ở các năm gốc khác nhau.

Các dạng so sánh:

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa năm phân tích với năm gốc.

- So sánh bằng số tương đối: khi so sánh bằng số tương đối kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được thể hiện. Trong bài tác giả sử dụng phương pháp so sánh bằng số thương đối động thái dùng để phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tặng trưởng của chỉ tiêu và

dùng dưới dạng số tương đối liên hoàn (thay đổi kỳ gốc với =1,n).

Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả, phương pháp so sánh dùng để so sánh hiệu quả QTRRTDBL của BIDV - chi nhánh Nam Thái Nguyên, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau, biểu hiện bằng số lần hay tỷ lệ phần trăm.

Nội dung cần so sánh:

- So sánh các số liệu đạt được qua các năm.

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1.Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng

Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng

đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quí, năm.

Doanh số thu nợ: Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các

khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.

Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà ngân hàng cần phải thu về.

Hệ số dư nợ (Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động): Chỉ số này xác định hiệu

quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của

ngân hàng, so sánh trên tỷ trọng thu nhập ngân hàng ta có thể đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng và hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với tất cả các hoạt động thu lợi khác trong ngân hàng.

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng an toàn.

2.5.2.Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn

Số khách hàng nợ quá hạn: Chỉ tiêu này phản ảnh số lượng khách hàng nợ quá hạn qua các thời kỳ, cho thấy khả năng kiểm soát và xử lý nợ quá hạn của ngân hàng.

Tổng số nợ quá hạn:

-Theo thời gian, được xác định như sau:

Vi: nợ quá hạn thời gian là ngắn hạn hoặc trung hạn Vj: nợ quá hạn thời gian là dài hạn

-Theo các khoản, được xác định như sau (1,2,3,4,5)

Vi: nợ quá hạn các khoản 1, 2 Vj: nợ quá hạn các khoản 3, 4, 5

Nợ quá hạn các khoản 1, 2, 3, 4, 5 được phân loại theo nhóm nợ tín dụng được quy định tại Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN [9].

Tỷ lệ nợ quá hạn (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ): Chỉ số này đo lường chất lượng

nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao.

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng thu hồi nợ tốt, ít xảy ra nợ quá hạn và ngược lại.

Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dự nợ và nợ khó đòi/ nợ quá hạn: Các chỉ số này phản

ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn: Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có

khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi được vốn

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV - CHI NHÁNH NAM THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển - Chi nhánh Nam Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1.1. Giới thiệu về BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 55 năm, đến nay, BIDV đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam và chính thức chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần từ tháng 5/2012.

3.1.1.2. Giới thiệu về BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên a. Lịch sử hình thành

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nam Thái Nguyên (BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên), là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức khai trương ngày 10/01/2014 tại số 478, tiểu khu 5, thị trấn Ba Hàng, thị xã Phổ Yên. Là tổ chức tín dụng thứ 24 của tỉnh Thái Nguyên, với mục tiêu phục vụ kinh tế trên địa bàn ngày càng tốt hơn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Được tách ra từ chi nhánh Thái Nguyên có bề dày lịch sử hơn 55 năm hoạt động đã tạo được vị trí vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)