Kinh nghiệm của HĐND tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. Kinh nghiệm của HĐND tỉnh Tuyên Quang

Trong quá trình hoạt động, với cơ cấu Trưởng các Ban là thành viên “Thường trực HĐND tỉnh”, các “Ban HĐND tỉnh” đã kết hợp giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo “Thường trực HĐND tỉnh”. Có thể thấy, ban hành nghị quyết chính là việc thực hiện chức năng quyết định và xem xét các nghị quyết đó được thi hành như thế nào chính là việc thực hiện chức

năng giám sát của HĐND cấp tỉnh. Việc thực hiện chức năng giám sát ở đây có vai trò rất quan trọng, nó giúp cho chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thực hiện các vấn đề do HĐND cấp tỉnh đã quyết nghị, trong đó có các cơ chế, chính sách do HĐND tỉnh ban hành, đồng thời thông qua quá trình giám sát còn để xem xét các vấn đề HĐND đã quyết nghị, xem nội dung cơ chế, chính sách đã được quyết định đó có phù hợp với thực tiễn không, có đi vào cuộc sống không, từ đó xác định được hiệu lực, hiệu quả của nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành, xác định tính đúng đắn trong quyết sách của HĐND tỉnh.

Tại tỉnh Tuyên Quang, từ đầu nhiệm kỳ 2016-2021 đến kỳ họp thứ sáu, HĐND tỉnh khóa XVIII đã ban hành 90 nghị quyết, trong đó có 38 nghị quyết quy phạm pháp luật.

Thực hiện theo đúng quy định của luật và đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, hoạt động giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh được HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các tổ đại biểu HĐND tỉnh thực hiện thông qua hoạt động khảo sát, giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, qua hoạt động tiếp công dân và tiếp xúc cử tri. Kết quả giám sát được phản ánh, xem xét, kiến nghị tại các phiên họp của Thường trực HĐND, các kỳ họp HĐND, trong các báo cáo giám sát, thẩm tra của Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh. Qua giám sát cho thấy:

- Các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành đã được UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Đối với các nghị quyết đã cụ thể hóa nội dung, UBND tỉnh đều có công văn chỉ đạo yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh. Đối với các nghị quyết có nội dung về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo..., cần phải có văn bản cụ thể hóa trong chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, UBND tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan đều chủ động ban hành kế hoạch, hướng dẫn để triển khai thực hiện.

- Nội dung các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, đúng thẩm quyền, minh bạch, có tính khả thi. Đặc biệt đối với các nghị

quyết quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh ban hành, cơ bản nội dung cơ chế, chính sách quy định tại nghị quyết đều thiết thực, phù hợp với điều kiện của tỉnh, được các cơ quan, tổ chức có liên quan, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh quan tâm, đồng lòng hưởng ứng thực hiện.

- Qua việc giám sát thực tế, bằng việc lắng nghe, nắm bắt các ý kiến phản ánh từ cơ sở, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh đã phát hiện kịp thời những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai nghị quyết, từ đó xem xét, điều chỉnh đảm bảo phù hợp, linh hoạt để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.

- Thông qua việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đã được quy định tại các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành đã tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao; hỗ trợ, góp phần tạo điều kiện cho người dân trong phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động về giáo dục - đào tạo, y tế; chăm lo, nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân, ổn định chính trị, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển, đổi mới trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên qua giám sát cũng nhận thấy việc triển khai thực hiện nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Việc ban hành văn bản của UBND tỉnh để triển khai thực hiện một số nghị quyết còn chưa kịp thời. Việc triển khai thực hiện một số cơ chế chính sách đã được ban hành tại nghị quyết của HĐND tỉnh còn chậm, chưa thực sự hiệu quả như: chính sách khuyến khích phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng trên cạn; việc thu hút nhân lực ngành Y tế...

- Có nội dung trong nghị quyết qua quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ bất cập như quy định “tự đảm bảo 100% chi thường xuyên” đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện tại “Nghị quyết số 06/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND tỉnh về định mức phân bổ và định mức chi thường xuyên ngân sách năm 2017 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh”. Sau 01 năm thực hiện, chỉ có 03/04 bệnh viện tuyến tỉnh và 01/14 bệnh viện tuyến huyện tự đảm bảo được 100% chi thường xuyên dẫn đến việc HĐND tỉnh phải ban hành nghị quyết sửa đổi nội dung đã quy định trên.

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh còn có những hạn chế. Theo thẩm quyền, ngoài HĐND cấp tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh, đây là trách nhiệm giám sát của các tổ đại biểu “HĐND tỉnh”. Tuy nhiên hiện nay hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của “HĐND tỉnh” chủ yếu do “Thường trực HĐND”, các “Ban HĐND tỉnh” đảm nhiệm. Hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của “HĐND tỉnh” của các tổ đại biểu HĐND tỉnh chưa được thường xuyên, chưa thực sự hiệu quả.

Để hoạt động giám sát việc thực hiện nghị quyết của “HĐND tỉnh” được thực hiện thường xuyên, có chất lượng, đồng thời để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của các nghị quyết, nhất là các nghị quyết quy phạm pháp luật do HĐND tỉnh ban hành, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Một là, tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng giám sát việc ban hành và thực thi các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành. “Thường trực HĐND tỉnh”, các Ban, các tổ đại biểu HĐND tỉnh cần nêu cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, quyết liệt hơn nữa trong giám sát việc thực hiện nghị quyết do “HĐND tỉnh” ban hành; phản ánh kịp thời kết quả giám sát để có giải pháp kiến nghị “UBND tỉnh” và các đơn vị, cá nhân liên quan chỉ đạo giải quyết, khắc phục. Kịp thời sửa đổi, bổ sung những nội dung, cơ chế, chính sách mà qua giám sát thực tế phát hiện chưa thực sự phù hợp, thiết thực.

- Hai là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu ban hành các nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó có các nghị quyết quy phạm pháp luật. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước xây dựng, ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật theo đúng trình tự, thủ tục quy định, trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện khâu lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết và lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết theo đúng quy định của “Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”. Khi chỉ đạo, giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh, nếu cần thiết phải ban hành thêm văn bản hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, UBND tỉnh cần giao luôn nhiệm vụ này cho cơ quan chuyên môn để ngay sau khi nghị quyết có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn, triển khai; từ đó nội dung, cơ chế, chính sách quy

định trong nghị quyết được triển khai kịp thời. Ngoài ra trong quá trình xây dựng nghị quyết quy phạm pháp luật cần đánh giá tác động của chính sách một cách chi tiết, cụ thể và toàn diện; dự kiến nguồn lực sát với thực tế để đảm bảo cho việc thi hành sau khi nghị quyết được HĐND thông qua.

- Ba là, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhất là các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn rà soát toàn bộ nội dung các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành hiện đang có hiệu lực thi hành; đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ của cấp, của ngành, đơn vị xem việc triển khai thực hiện nội dung nghị quyết đã đúng, đủ chưa; từ đó triển khai thực hiện đúng nội dung đã quy định tại các nghị quyết đó.

(Nguồn: “Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang”)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)