Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 63 - 69)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Nhân tố khách quan

3.3.1.1. Các quy định của pháp luật về thực hiện vai trò “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công” của HĐND tỉnh Laò Cai

“Luật Đầu tư công 2014” và “Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ” quy định như sau: “Hội đồng nhân dân xem xét, cho ý kiến hoặc quyết định KH ĐTC trong chu trình lập, thẩm định, tổng hợp, giao kế hoạch ĐTC hàng năm của tỉnh:

UBND tỉnh chỉ đạo sở, ngành liên quan tổng hợp kế hoạch ĐTC năm sau trên địa bàn tỉnh, báo cáo HĐND hoặc Thường trực HĐND cho ý kiến trước ngày 25

tháng 7. Sau khi có ý kiến của HĐND hoặc Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh hoàn chỉnh dự kiến KH ĐTC năm sau gửi bộ, ngành trung ương có liên quan (Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính) trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.

Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ KH&ĐT, UBND cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh dự kiến lần thứ hai KH ĐTC năm sau của cấp mình, báo cáo HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến sau đó gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan để tổng hợp dự kiến kế hoạch ĐTC năm sau của cấp mình lần thứ hai, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND hoặc Thường trực HĐND tỉnh. Sau khi HĐND, Thường trực HĐND cho ý kiến, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan hoàn chỉnh kế hoạch ĐTC năm sau lần 2 gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính trước ngày 10/9 hàng năm.

- Đối với việc giao kế hoạch nguồn vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ: Trước ngày 20/10 năm trước, Bộ KH&ĐT thông báo cho tỉnh dự kiến KH ĐTC năm sau, gồm: Vốn NSTW theo ngành, lĩnh vực, chương trình với mức vốn Chính phủ đã báo cáo Quốc hội; Vốn công trái quốc gia, vốn TPCP theo mức vốn Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Căn cứ KH đầu tư trung hạn vốn NSNN, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ đã được Chính phủ quyết định và dự kiến mức vốn KH ĐTC năm sau được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố dự kiến chi tiết kế hoạch vốn NSNN, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ năm sau, bao gồm danh mục và mức vốn NSTW, vốn cân đối NSĐP bố trí cho từng dự án thuộc địa phương quản lý.

Sau khi UBND tỉnh báo cáo HĐND hoặc Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến dự kiến kế hoạch năm sau vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn TPCP của từng dự án thuộc địa phương quản lý, hoàn thiện và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 20/11 năm trước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, tổng hợp dự kiến kế hoạch đầu tư vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ năm sau của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trước ngày 5/12 năm trước. Trước ngày 30/11 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm sau theo tổng mức vốn đã được Quốc hội quyết định cho địa

phương. Trước ngày 15/12 hằng năm, Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết danh mục và tổng mức vốn kế hoạch đầu tư vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ năm sau cho địa phương. Trước ngày 20/12 hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư năm sau vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn TPCP của từng dự án cho địa phương. Trước ngày 31/12 hằng năm, địa phương giao hoặc thông báo kế hoạch đầu tư vốn NSTW, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ năm sau cho các đơn vị.

- Giao kế hoạch đối với nguồn vốn cân đối NSĐP, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSĐP và các khoản vốn vay khác của NSĐP để đầu tư: Trước ngày 20/11 hằng năm, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh kế hoạch đầu tư năm sau, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn. Trước ngày 10/12 hằng năm, HĐND tỉnh quyết định kế hoạch đầu tư năm sau của cấp mình, bao gồm danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án theo từng nguồn vốn”.

Đối với tỉnh Lào Cai, việc “lập KH, trình, thẩm định và giao KH vốn cân đối NSĐP, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSĐP, vốn trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vốn vay khác của NSĐP” đã thực hiện theo đúng trình tự, tuy nhiên vẫn còn tồn tại ở một số nguồn vốn giao kế hoạch vốn cho địa phương (nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn NSTW, vốn công trái quốc gia) còn xảy ra tình trạng bị chấm, chưa đảm bảo đúng thời gian quy định.

3.3.1.2. Mô hình tổ chức của “HĐND tỉnh” Lào Cai và phân công, phân cấp trong thực hiện “quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC”

Nhiệm kỳ 2016-2021 HĐND tỉnh Lào Cai khóa XV có tổng số 56 đại biểu, trong đó: “đại biểu hoạt động chuyên trách”: 11 đại biểu, “đại biểu hoạt động kiêm nhiệm”: 45 đại biểu.

Thành viên “Thường trực HĐND tỉnh” có 08 thành viên, gồm: + “Bí thư tỉnh ủy” kiêm nhiệm “Chủ tịch HĐND”: 01 người; + “Phó Chủ tịch HĐND”: 02 người

lãnh đạo của Đảng nên cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên đối với chức danh “Bí thư Tỉnh ủy” kiểm “Chủ tịch HĐND” là nên thời gian dành cho hoạt động của HĐND của người đảm nhận sẽ không nhiều.

Theo Cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh Lào Cai, “HĐND tỉnh thành lập 4 ban, gồm: Ban Pháp chế có 05 thành viên, Ban KT-NS có 07 thành viên, Ban VH-XH có 07 thành viên và Ban Dân tộc có 05 thành viên. Trưởng và Phó các Ban đều hoạt động chuyên trách, các thành viên còn lại là kiêm nhiệm.

Ta có mô hình cơ cấu tổ chức của HĐND thể hiện ở Sơ đồ 3.1 như sau:

Ghi chú: Mối quan hệ chỉ đạo

Mối quan hệ phối hợp

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu của HĐND tỉnh Lào Cai”

Liên quan đến kế hoạch ĐTC theo quy định thuộc lĩnh vực của Ban Kinh tế -

HĐND tỉnh Lào Cai Ban Pháp chế Ban KT- NS Ban VH-XH Ban Dân tộc Tổ đại biểu HĐND tỉnh (9 tổ) Văn phòng HĐND tỉnh Thường trực HĐND tỉnh

môn phù hợp với lĩnh vực phụ trách, gồm kinh tế giao thông, nông, lâm nghiệp, tài chính, trong đó Trưởng ban có trình độ chuyên môn cử nhân ngành kỹ sư Mỏ địa chất, thạc sỹ ngành quản lý kinh tế, Phó trưởng ban có trình độ chuyên môn cử nhân ngành tài chính kế toán.

“Bảng 3.15: Cơ cấu trình độ của đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2016-2021 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số đại biểu HĐND 56 100,0

Trong đó theo giới, dân tộc, độ tuổi

- Nữ 19 33,9 - Người dân tộc 35 62,5 - Tuổi trẻ < 35 13 23,2 Trình độ chuyên môn - Trên đại học 13 23,2 - Đại học 37 66 - Cao đẳng, trung cấp 6 10,7 Trình độ chính trị - Cao cấp, cử nhân 34 60,7 - Trung cấp 13 23,2 - Sơ cấp 9 16

Trình độ chuyên môn ngành kinh tế, ngân sách 25 46,4

(Nguồn: HĐND tỉnh Lào Cai”)

Nhiệm kỳ 2016-2021, đại biểu HĐND tỉnh nói chung và đại biểu chuyên trách của HĐND tỉnh nói riêng được nâng lên về chất lượng so với nhiệm kỳ trước. Thống kê cho thấy 89,3% đại biểu có trình độ đại học và trên đại học (trong đó có 02 đại biểu có học vị tiến sỹ kinh tế); 46% đại biểu có trình độ chuyên môn về kinh tế, ngân sách. Tuy nhiên vần còn tỷ lệ 10,7%, đại biểu có trình độ cao đẳng, trung cấp. Điều này cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quyết định

Ngoài yếu tố về trình độ chuyên môn, về phẩm chất đạo đức, các đại biểu HĐND cần phải có các kỹ năng cần thiết trong hoạt động của HĐND như kỹ năng giám sát, kỹ năng thẩm tra.... Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin lấy ý kiến của 52/56 đại biểu đánh giá về 08 kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND, kết quả phản ánh cụ thể trong Bảng 3.16.

Bảng 3.16: Tổng hợp ý kiến đánh giá về 08 kỹ năng của đại biểu HĐND

TT Các kỹ năng cần thiết Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Tiếp xúc cử tri 33 63,5 8 15,4 11 21,1 0 0 2 Chất vấn 21 40,4 16 30,8 15 28,8 0 0 3 Thu thập và xử lý TT 36 69,2 7 13,5 9 17,3 0 0 4 Giám sát 36 69,2 8 15,4 8 15,4 0 0

5 Phân tích thông tin 35 67,3 7 13,5 10 19,2 0 0

6 Đánh giá 35 67,3 7 13,5 10 19,2 0 0

7 Tiếp công dân 35 67,3 7 13,5 10 19,2 0 0 8 Xây dựng chương

trình hoạt động 52 100 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả thu thập, điều tra của tác giả năm 2019)

Qua đánh giá 08 kỹ năng, kỹ năng về xây dựng chương trình hoạt động được các đại biểu đánh giá đạt yêu cầu tốt, đây cũng là nhiệm vụ bắt buộc là cơ sở đánh giá đại biểu cuối năm và cả nhiệm kỳ do vậy 100% ý kiến đánh giá tốt, bên cạnh đó kỹ năng được đánh giá thấp nhất là kỹ năng chất vấn, đây là kỹ năng khó đòi hỏi đại biểu phải nghiên cứu và được bồi dưỡng tập huấn có 40,4% ý kiến đánh giá tốt, 06 kỹ năng khác có mức đánh giá gần giống nhau (trên 60% đánh giá tốt, còn lại là khá và trung bình).

trò của đại biểu HĐND. Trong nhiệm kỳ 2016-2021, số lượng đại biểu chưa có nhiều kinh nghiệm mới tham gia lần đầu chiếm tỷ lệ lớn,; còn mỏng về số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách có chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính, ngân sách và đầu tư.

Văn phòng HĐND tỉnh Lào Cai là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Thường trực HĐND và các Ban HĐND, nhưng số lượng công chức làm công tác chuyên môn ít, chỉ có 2 chuyên viên giúp việc cho Ban KT-NS trong khi đó khối lượng công việc lớn, lĩnh vực rộng đòi hỏi phải chuyên sâu, còn nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng công chức chuyên viên cho Ban Kinh tế - Ngân sách những chuyên viên có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư, gần như những công chức có kinh nghiệm và năng lực không muốn về công tác tại cơ quan HĐND, bên cạnh đó những công chức được điều động, tuyển chọn về công tác cơ quan HĐND giúp việc cho Thường trực và các Ban HĐND chưa đáp ứng cao được yêu cầu, cho nên quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy được sự chủ động, nên tính kịp thời trong giải quyết các công việc chuyên môn còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các ban HĐND tỉnh. Văn phòng HĐND tỉnh” hiện có 28 biên chế, với 02 phòng chuyên môn gồm: Phòng hành chính, tổ chức, quản trị và phòng Tổng hợp, giúp việc trực tiếp cho các ban của HĐND có từ 01 đến 02 chuyên viên của Phòng Tổng hợp cho mỗi ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)