Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 74 - 79)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế trong quyết định KH ĐTC

- Trong thẩm tra về KH ĐTC, Hoạt động thẩm tra cũng như nội dung của báo cáo thẩm tra đôi lúc chưa đáp ứng yêu cầu, ít ý kiến phản biện cụ thể, còn xuôi theo chiều theo nội dung của UBND tỉnh trình, đó là do sự phối hợp thẩm tra còn mang tính hình thức; việc phát biểu của đại diện các cơ quan tham gia hoặc phối hợp thẩm tra chưa được chuẩn bị kỹ, còn mang tính cá nhân; thiếu thông tin; tài liệu (báo cáo, dự thảo Nghị quyết) gửi chậm so với thời gian quy định làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của báo cáo thẩm tra, do Ban Kinh tế - Ngân sách không thể tổ chức thẩm tra theo đúng quy định về thời gian.

- Việc quyết định KH ĐTC một số trường hợp được thực hiện bằng văn bản trao đổi của Thường trực HĐND với UBND, sau đó tổng hợp báo cáo HĐND nghị quyết tại kỳ họp gần nhất, với trường hợp này việc biểu quyết của đại biểu HĐND có thể nói chỉ là hình thức, vì nội dung đã được trao đổi và quyết định. Nhiều nguồn vốn do Trung ương giao KH vốn bổ sung cho địa phương chậm, có nguồn đến quý IV mới được giao kế hoạch, dẫn đến việc HĐND tỉnh không thể phân bổ chi tiết được vốn, từ đó địa phương không chủ động được trong việc sử dụng vốn, do vậy việc xin ý kiến thỏa thuận của Thường trực HĐND tỉnh để quyết định thường không chờ đến kỳ họp thường kỳ của HĐND mà thông qua tờ trình của UBND tỉnh trình, không có ý kiến biểu quyết của đại biểu trước khi thực hiện thủ tục đầu tư.

- Theo quy định của Luật đầu tư công 2014 : thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư tại địa phương được phân cấp cho cả HĐND và UBND các cấp, ngoài những công trình dự án thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thì UBND cũng được quyết định chủ trương đầu tư, nếu việc quyết định chủ trương đầu tư là đúng thẩm quyền thì sẽ được quyết định đầu tư và phải bố trí kế hoạch vốn. Như vậy đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh sẽ không có công tác thẩm tra của HĐND trước khi quyết định chủ trương đầu tư, dẫn đến tình trạng có công trình đầu tư (kể cả công trình với mức vốn đầu tư lớn) nhưng hiệu quả chưa cao.

- Tình trạng nợ đọng XDCB còn lớn, chưa bố trí vốn để thanh toán dứt điểm, còn tình trạng những công trình chưa có khối lượng hoàn thình những vẫn bố trí

vốn, các dự án chưa được xử lý dứt điểm, thậm chí nợ đọng XDCB phát sinh tăng trong khi vẫn bố trí kế hoạch khởi công mới, dẫn đến tình trạng có công trình thì thừa vốn nhưng có công trình lại thiếu vốn, việc giải ngân vồn vào cuối năm không thực hiện được, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.

3.4.2.2. Hạn chế trong hoạt động giám sát

- Trong những năm qua hoạt động giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai chủ yếu là hình thức giám sát qua báo cáo của UBND và các ngành trình tại kỳ họp HĐND, mặc dù có tổ chức giám sát chuyên đề tuy nhiên còn ít cuộc giám sát, đây là nguyên nhân dẫn tới năng lực quyết định của HĐND tỉnh Lào Cai còn nhiều hạn chế, do chưa có những nhận định bao quát, phản ánh hết tình hình thực tế công tác đầu tư và thực hiện KH ĐTC hàng năm.

- Một số đại biểu HĐND (nhất là đại biểu hoạt động không chuyên trách) chưa chú trọng dành nhiều thời gian và trí lực để tham gia hoạt động HĐND, ít tham gia giám sát, thảo luận, phát biểu ý kiến hoặc nếu có thì ý kiến phát biểu thiếu trọng tâm, thiếu ý nghĩa thực tiễn, chưa đưa ra được các giải pháp khả thi và thiết thực trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng phù hợp với tình hình của địa phương.

- Hiệu quả của việc giám sát thông qua xem xét trả lời chất vấn trong các kỳ họp của HĐND tỉnh Lào Cai chưa cao, số lượng đại biểu đăng ký chất vấn không nhiều, ý kiến chất vấn của đại biểu tại các kỳ hợp còn ít, có thể thấy rằng từ đầu nhiệm kỳ (2016) đến nay trong lĩnh vực ĐTC thì chưa có câu hỏi chất vấn nào được đặt ra.

- Còn nhiều hạn chế trong việc thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát, cũng như việc cung cấp thông tin về đối tượng được giám sát cho các đại biểu, thành viên đoàn giám sát chưa được đầy đủ, Về chuẩn bị nội dung, tài liệu trình kỳ họp HĐND tỉnh tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn quá chậm so với yêu cầu, vì thế vừa ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, góp ý của các đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND, hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND theo luật định, vai trò giám sát chưa được phát huy, chất lượng giám sát kế hoạch đầu tư công còn thấp.

- Một số kết luận, kiến nghị qua giám sát của Đoàn giám sát chưa được các cơ quan liên quan quan tâm giải quyết, thực hiện đến cùng; chưa có những chế tài, biện

pháp xử lý đối với các chủ thể bị giám sát dẫn tới chưa phát huy được chức năng, quyền hạn và hạn chế hiệu quả hoạt động của HĐND, hiệu quả giám sát chưa đạt được như mong muốn. Việc tiếp thu, giải trình và giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri ở một số ngành chưa đáp ứng yêu cầu của đại biểu và của cử tri.

3.4.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế * Nguyên nhân khách quan

- Thiếu nhận thức, của nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò quyết định và giám sát KH ĐTC của HĐND tại một bộ phận không nhỏ các cơ quan, đơn vị, cá nhân.

- Số lượng đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ lớn, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Đặc biệt là Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh được phân công thẩm tra KH ĐTC, tuy nhiên chỉ có 02 đại biểu hoạt động chuyên trách là Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban, còn lại là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, trong đó 04 thanh viên là Bí thư các huyện, thành phố cho nên việc tham gia hoạt động của Ban còn hạn chế.

- Nhiệm kỳ 2016-2021 của HĐND tỉnh Lào Cai có số lượng lớn đại biểu mới tham gia lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ năng nhất là kỹ năng về quyết định và giám sát của các đại biểu chưa cao, số ít đại biểu HĐND chuyên trách có chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính - ngân sách, đầu tư. Một số ít đại biểu chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong quyết định, giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai.

- Cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn giúp việc cho HĐND tỉnh còn ít, còn nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng cán bộ do đặc thù công việc của HĐND, những cán bộ đáp ứng đủ các tiêu chí có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính thường muốn về hoặc lãnh đạo các sở, ban ngành, bên cạnh đó không ít những cán bộ điều chuyển về Văn phòng HĐND tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, chuyên môn không thuộc lĩnh vực tài chính, dẫn tới khóa khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của HĐND nói chung và giúp việc trong quyết định, giám sát kế hoạch đầu tư công nói riêng.

- Ban Kinh tế - Ngân sách được phân công, thẩm tra các đề án, báo cáo, tờ trình với số lượng lớn chiếm khoảng 50 % tổng số đề án, báo cáo, tờ trình trình tại kỳ họp của HĐND, thuộc tất cả các lĩnh vực như: Kinh tế, giao thông, xây dựng, ngân sách, tài nguyên môi trường, nông, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại, khoa học công nghệ... Do vậy còn nhiều hạn chế trong việc nắm thông tin và những vấn đề phát sinh trong thực tế qua hoạt động thường xuyên, phục vụ việc thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình ra kỳ họp, bên cạnh đó việc thẩm tra chủ yếu do Trưởng, Phó Ban chuyên trách, thành viên của Ban chủ yếu giữ chức vụ chủ chốt ở các địa phương và hoạt động kiêm nhiệm, nên chưa dành thời gian thỏa đáng cho các hoạt động của Ban HĐND.

* Nguyên nhân chủ quan

- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công không có tính chủ động, việc xây dựng kế hoạch giám sát, khảo sát còn nhiều khó khăn đối với Ban Kinh tế - ngân sách, do tình hình thực tế cho thấy có nhiều đề án, tờ trình về lĩnh vực ĐTC phát sinh ngoài Nghị quyết, thường UBND tỉnh sẽ trình Thường trực HĐND tỉnh trao đổi, thỏa thuận giữa hai kỳ họp.

- Việc thẩm tra của Ban kinh tế ngân sách còn bị ảnh hưởng bởi gửi các tài liệu (tờ trình, báo cáo) của UBND tỉnh đến Thường trực HĐND tỉnh còn nhiều chậm chễ, chưa đảm bảo thời gian theo quy định.

- Chưa ban hành quy trình thực hiện cho việc quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh (quyết định tại kỳ họp, quyết định của Thường trực HĐND tỉnh giữa hai kỳ họp) cũng như chưa có quy trình thực hiện cụ thể cho việc giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh nên nhiều lúc xảy ra tình trạng không thống nhất trong tổ chức thực hiện, và tại mỗi thời điểm nhất định còn bị chi phối bởi các quan điểm chủ quan của người thực hiện, cụ thể: Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 không quy định việc Hội đồng nhân dân ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân giải quyết các vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân (vấn đề này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định tại Công văn số 191/UBTVQH14-CTĐB ngày 19/10/2017). Tuy nhiên, có một số trường hợp nghị định của Chính phủ cho phép ủy quyền Thường trực Hội đồng

nhân dân tỉnh như: theo quy định tại Khoản 2, Điều 61 Nghị định số 136/2015/NĐ- CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công thì Hội đồng nhân dân các cấp “Quyết định hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến, quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 91 của Luật Đầu tư công.”,…

- Hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Lào Cai còn chưa cao do điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn chưa bảo đảm, phương tiện làm việc khác như máy tính, phòng làm việc còn chưa được trang bị đầy đủ.

- Một nguyên nhân nữa làm chất lượng quyết định kế hoạch ĐTC của HĐND tỉnh Lào Cai chưa cao đó là do độ chính xác chưa cao trong việc thống kê, phân loại, soát xét lại các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản của các sở, ban, ngành, địa phương cũng như của các đơn vị chủ đầu tư.

- Thêm vào đó, công tác tham mưu, phục vụ của Văn phòng còn bất cập, có lúc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, công tác tham mưu trong việc phân bổ các nguồn vốn ngân sách cho các dự án chưa được thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chí ưu tiên và định mức phân bổ, do vậy chưa xây dựng được phương án dự kiến bố trí vốn khoa học, hợp lý nhất. Cùng với đó là chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc xây dựng kế hoạch ĐTC, nên công tác xác định nhu cầu vốn chưa chính xác, gây khó khăn trong khả năng cân đối nguồn vốn.

Chương 4

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUYẾT ĐỊNH VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HĐND TỈNH LÀO CAI 4.1. Mục tiêu của kế hoạch đầu tư công trung hạn và định hướng tăng cường việc quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)