Bài học kinh nghiệm cho HĐND tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 31)

5. Bố cục của luận văn

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho HĐND tỉnh Lào Cai

Theo quy định của “Luật Đầu tư công năm 2014” và “Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015” “HĐND tỉnh có thẩm quyền xem xét quyết định KH ĐTC trung hạn và hàng năm”, đây là vấn đề then chốt tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. “HĐND” thực hiện 02 chức năng chính là Quyết định và giám sát, trước khi HĐND tỉnh quyết định cần phải được giám sát, đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên và trọng tâm của HĐND.

Qua nghiên cứu từ thực tế các tỉnh Vĩnh Phúc, Yên Bái và Tuyên Quang, tỉnh Lào Cai có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vai trò “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công”.

Việc lãnh đạo của Đảng được thể hiện từ định hướng hoạt động của HĐND đến công tác tổ chức, cán bộ. Các cấp ủy đảng cần bố trí những cán bộ có phẩm chất, uy tín, có năng lực cho bộ máy của HĐND, đồng thời tăng cường số lượng cấp ủy cho các chức danh chuyên trách của HĐND.

Trong quá trình lãnh đạo, triển khai nếu nhận thấy các vấn đề bức xúc, nổi cộm trong xã hội, cử tri kiến nghị, “Ban Thường vụ Tỉnh ủy” giao “Đảng đoàn HĐND tỉnh” chỉ đạo HĐND tổ chức giám sát chuyên đề và báo cáo kết quả giám sát với “BTV Tỉnh ủy”. “BTV Tỉnh ủy” xem xét, cho ý kiến đối với những kết luận

sau giám sát, đồng thời đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết kịp thời những vướng mắc, khắc phục những khó khăn trong khi tổ chức triển khai thực hiện, đề nghị “HĐND tỉnh” ban hành NQ để lãnh đạo các cấp chính quyền, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

Đối với những nội dung quan trọng, ảnh hưởng đến KT-XH của địa phương. HĐND chủ động báo cáo “Đảng đoàn HĐND” trình “BTV Tỉnh ủy” cho ý kiến chỉ đạo và cần phối hợp chặt chẽ với “Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy” để xử lý tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động giám sát...

Hai là, Thu thập thông tin đầy đủ, chính xác phục vụ cho hoạt động “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công”.

Một trong những yếu tố phục vụ cho hoạt động “quyết định và giám sát của HĐND” là có được đầy đủ, trung thực, khách quan những thông tin cần thiết. Việc thu thập thông tin ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng hoạt động “quyết định, giám sát của HĐND”.

Hiện nay, các thông tin phục vụ cho hoạt động “quyết định, giám sát của HĐND” chủ yếu được cung cấp bởi UBND và những đơn vị tham mưu cho UBND trình hoặc là đối tượng được giám sát cung cấp. Đây chủ yếu là những thông tin một chiều. Chính vì vậy, trước khi quyết định hoặc tổ chức giám sát, phải thu thập đầy đủ thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như thông qua thông qua tiếp xúc cử tri, tham vấn ý kiến nhân dân, kết quả giám sát và thông qua báo chí chính thống...

Những chính sách của Nhà nước tác động tực tiếp tới người dân, người dân cũng chính là đối tượng trực tiếp hưởng lợi từ các công trình do Nhà nước đầu tư, do đó ý kiến tham vấn của người dân là một trong những kênh thông tin quan trọng, cung cấp thông tin để đánh giá việc chấp hành pháp luật của cơ quan hành pháp trong việc thực hiện chính sách pháp luật, nghị quyết của HĐND, đồng thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc bất cập, chưa thực sự phù hợp khi triển khai để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

Ba là, Cần đổi mới hình thức, nội dunggiám sát.

Quy trình giám sát khoa học, hình thức hợp lý, có nội dung phù hợp sẽ đem lại hiệu quả cao khi thực hiện giám sát kế hoạch ĐTC. Qua kinh nghiệm thực tiễn tại

các tỉnh, ngoài việc giám sát qua ác hình thức: Xem xét các tờ trình, báo cáo, dự thảo nghị quyết tại kỳ họp HĐND; chất vấn của các đại biểu HĐND, thảo luận tại kỳ họp; tổ chức giám sát và giám sát chuyên đề theo chương trình, kế hoạch; có thêm áp dụng thêm hình thức yêu cầu UBND có báo cáo chuyên đề về một hoặc một số nội dung quan trọng, nổi cộm đang được cử tri quan tâm để trình ra tại kỳ họp HĐND cho các đại biểu HĐND thảo luận, xem xét và đánh giá.

Trong quản lý, thực hiện kế hoạch đầu tư công thời gian giữa hai kỳ họp HĐND, khi phát hiện vấn đề bất cập Thường trực HĐND nên áp dụng hình thức “điều trần”. Để áp dụng hình thức này, Thường trực HĐND cần có đầy đủ thông tin cần thiết về lĩnh vực có vấn đề, do đó cần yêu cầu UBND và các ngành có liên quan cung cấp thông tin; đồng thời kết hợp với khảo sát, giám sát thực tế. Hội nghị “điều trần” có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị có liên quan, các chuyên gia nhằm mục đích trao đổi, xác định và làm rõ nội dung vấn đề. Ưu điểm của hình thức này là giúp HĐND có được thông tin đầy đủ, kịp thời phát hiện để trấn chỉnh và xác định trách nhiệm các sai phạm trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện KH ĐTC.

Trong hoạt động giám sát, cần phải thực hiện kết hợp nghiên cứu báo cáo với kiểm tra, khảo sát thực tế tại cơ sở, đồng thời thu thập đầy đủ thông tin từ nhiều phía để so sánh, đối chiếu báo cáo của đơn vị được giám sát với kết quả thực hiện và đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nước, Nghị quyết của HĐND từ đó đưa ra những những kết luận đúng đắn về vấn đề, đề xuất những giải pháp, kiến nghị phù hợp và có tính khả thi cao.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND tỉnh vần phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, cơ quan tham mưu, giúp việc và các chuyên gia trong hoạt động giám sát. Cơ quan tham mưu, giúp việc cho “HĐND, Thường trực HĐND và các ban HĐND” có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát theo “Nghị quyết của HĐND tỉnh” và thẩm tra các báo cáo, tờ trình theo quy định, giúp “HĐND, Thường trực HĐND tỉnh” đề ra những quyết định đúng đắn mang tính chiến lược về phát triển Kinh tế - xã hội, đảm bảo QPAN ở địa phương. Chính vì vậy cần phải có bộ máy tham mưu, giúp việc có năng lực và trách nhiệm. Trong hoạt động giám sát sự tham gia từ phía các chuyên gia cũng có tầm ý nghĩa

lớn, nhằm cung cấp các ý kiến có chất lượng, thông tin có giá trị, có tính chuyên sâu phục vụ cho nội dung giám sát. Hoạt động truyền thông đặc biệt là những thông tin từ nhân dân, cử tri do cơ quan truyền thông thu thập, phản ánh cũng là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho hoạt động giám sát, bên cạnh đó truyền thông đưa thông tin về hoạt động giám sát cũng giúp lan tỏa hiệu ứng của giám sát đến xã hội, tạo điều kiện để cử tri nắm bắt, theo dõi, việc truyền thông sẽ tạo động lực song cũng tạo ra áp lực đòi hỏi trách nhiệm từ phía các cơ quan, đối tượng chịu sự giám sát về những kiến nghị cũng như những nội dung đã hứa trước cử tri.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng việc “quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC” của “HĐND tỉnh“ Lào Cai như thế nào?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới việc “quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC” của “HĐND tỉnh” Lào Cai?

- Các kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế tồn tại trong “quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC” của HĐND tỉnh Lào Cai?

- Cần có những giải pháp tăng cường năng lực “quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC” của “HĐND tỉnh“ Lào Cai?

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Là các số liệu có sẵn của các cơ quan có liên quan đã được nghiên cứu công bố: Các Nghị quyết, quyết định, báo cáo của Quốc hội, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai; thông tin từ các tạp chí chuyên ngành, sách, báo và các trang thông tin điện tử của các cơ quan có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu; Các bài viết của các nhà nghiên cứu về cơ quan dân cử, các loại sách báo, các trang web trong nước; Kỷ yếu các kỳ họp HĐND tỉnh có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu nhằm phân tích đánh giá sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, chính quyền, quá trình triển khai về cơ sở qua các thời kỳ để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm, phương hướng và giải pháp cho việc nâng cao chất lượng “quyết định và giám sát KH ĐTC” của “HĐND tỉnh” Lào Cai.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Tổng hợp xin ý kiến chuyên gia (các cán bộ quản lý, nhà chuyên môn): Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả sẽ trực tiếp trao đổi, thảo luận ý kiến với chuyên gia là các nhà khoa học, quản lý, trong lĩnh vực có liên quan đến quyết

- Điều tra thông tin qua Phiếu hỏi: Sử dụng phương pháp điều tra theo câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra đã chuẩn bị trước về một số nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề về công tác quyết định và giám sát KH ĐTC của HĐND tỉnh Lào Cai.

- Để có được thông tin đã xây dựng 186 phiếu điều tra với nội dung liên quan đến việc quyết định và giám sát KH ĐTC, trong đó đối tượng điều tra là 56 đại biểu HĐND tỉnh, đây là những đại biểu có ý kiến để thông qua quyết định kế hoạch ĐTC tại kỳ họp HĐND tỉnh và tham gia giám sát kế hoạch ĐTC và 130 cán bộ công chức chuyên môn một số cơ quan cấp tỉnh tham mưu UBND tỉnh về xây dựng cũng như thực hiện KH ĐTC và chính quyền cấp huyện, thời gian điều tra từ tháng 2 – 4/2019.

Bảng 2.1: Số lượng mẫu điều tra ý kiến của các Đại biểu HĐND liên quan đến kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lào Cai

TT Đơn vị Số phiếu gửi đi Số phiếu thu về

1 Sở KH&ĐT 10 9

2 Sở Tài chính 10 10

3 Sở Xây dựng 5 5

4 Sở Giao thông vận tải 5 5

5 Sở Giáo dục và ĐT 5 4 6 Sở Nông nghiệp và PTNN 5 5 7 Huyện Bát Xát 10 9 8 Huyện Bảo Thắng 10 8 9 Huyện Văn Bàn 10 9 10 Thành phố Lào Cai 10 10

11 Huyện Mường Khương 10 9

12 Huyện Sa Pa 10 9

13 Huyện Si Ma Cai 10 8

14 Huyện Bảo Yên 10 7

15 Huyện Bắc Hà 10 9

Tổng số 130 116

- Thảo luận nhóm: Tổ chức thảo luận nhóm với các cán bộ liên quan đến “quyết định và giám sát kế hoạch ĐTC” của HĐND của tỉnh Lào Cai (Nhóm cán bộ là Đại biểu HĐND; nhóm cán bộ giúp việc HĐND; nhóm cán bộ các sở ngành thuộc UBND tỉnh Lào Cai - Cơ quan thực hiện các quyết định đầu tư và chịu sự giám sát của HĐND tỉnh).

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với số liệu thứ cấp: sau khi thu thập số liệu, tác giả tổng hợp, chọn lọc và sắp xếp theo trình tự nội dung nghiên cứu: hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn; các thông tin số liệu phục vụ quá trình phân tích, đánh giá thực trạng và mục tiêu, quan điểm giải pháp.

- Đối với số liệu sơ cấp: sau khi thu thập các số liệu từ điều tra, tác giả tổng hợp, hệ thống hóa và sử dụng phần mềm SPSS, hoặc bảng tính Exel để xử lý.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: thống kê mô tả, thống kê so sánh. Các công cụ chủ yếu trong phương pháp này là sử dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá; Các bảng, biểu số liệu, sơ đồ, các số tuyệt đối, số tương đối có liên quan.

- Phương pháp phân tình huống: Được sử dụng trong nghiên cứu phân tích các trường hợp quyết định, giám sát cụ thể về đầu tư công của tỉnh Lào Cai. Thông qua phân tích tình huống cụ thể, từ đó phát hiện các tính đặc thù, khác biệt, có thể đưa ra những nhận định có giá trị khoa học.

- Phương pháp ma trận SWOT: Là phương pháp sử dụng để đánh giá kết hợp cả yếu tố bên trong và bên ngoài làm cơ sở cho việc hình thành các chiến lược. Phương pháp này được áp dụng trong nghiên cứu này để xác định, nhận diện các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) liên quan đến vai trò “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công” của HĐND tỉnh Lào Cai, từ đó góp phần xây dựng định hướng, giải pháp trong thời gian tới.

Môi trường bên ngoài

Môi trường nội bộ Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) Các chiến lược O-S Các chiến lược S-T Điểm yếu (W) Các chiến lược O-W Các chiến lược W-T

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Kỹ năng của đại biểu HĐND: Kỹ năng là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp, để thấy được năng lực của đại biểu HĐND thì cần phân tích các kỹ năng hoạt động gồm: Kỹ năng về tiếp xúc cử tri; kỹ năng chất vấn; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng thẩm tra, giám sát; kỹ năng phân tích thông tin; kỹ năng đánh giá; kỹ năng tiếp công dân....

Đánh giá về kỹ năng của đại biểu HĐND tỉnh =

Số phiếu đánh giá (tốt, khá, TB, yếu)

x 100% Tổng số phiếu điều tra thu về sau điều tra

- Đánh giá, nhận xét của cử tri về “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công”: Là những ý kiến nhận định về “quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công” của “HĐND tỉnh” có tốt, khá, trung bình, kém; hiệu quả hay không hiệu quả...

Đánh giá nhận xét của cử tri về quyết định và

giám sát KH ĐTC =

Số phiếu đánh giá (tốt, khá, TB, kém, hiệu

quả, không hiệu quả, nguyên nhân…) x 100% Tổng số phiếu điều tra thu về sau điều tra

Chương 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUYẾT ĐỊNH

VÀ GIÁM SÁT KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2018

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH tỉnh Lào Cai

“Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)”

Theo “Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai: Lào Cai là tỉnh biên giới, vùng cao nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, cách Hà Nội 265 km theo đường bộ và 296 km theo đường sắt. Lào Cai có đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 182,086 km. Diện tích tự nhiên là 6.364,03 km2 đứng thứ 19/63 tỉnh, thành phố Trung ương và chiếm 1,93% diện tích của cả nước, địa hình chia cắt mạnh. Tỉnh Lào Cai có 08 huyện, 01 thành phố, 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 95 xã thuộc diện

đặc biệt khó khăn, có 3 huyện Si Ma Cai, Bắc Hà và Mường Khương là các huyện nghèo hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 705.628 người với mật độ dân số bình quân 111 người/km2, có 25 nhóm dân tộc, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 64,1%.

Với địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh đã tạo cho Lào Cai có một môi trường thiên nhiên rất đa dạng, nhiều hệ động, thực vật phong phú với những nguồn gen quý hiếm; khí hậu trong tỉnh cũng có sự khác nhau giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)