5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Giám sát thực hiện kế hoạch ĐTC của HĐND tỉnh Lào Cai
3.2.2.1. Hình thức giám sát và lập kế hoạch giám sát
HĐND tỉnh Lào Cai thực hiện việc giám sát thực hiện kế hoạch ĐTC thông qua 3 hình thức chủ yếu như sau:
- Hình thức giám sát thông qua báo cáo: Thường trực HĐND tỉnh và Ban KT- NS chủ động thu thập tài liệu, nắm bắt thông tin ngay từ khi các cơ quan chức năng dự thảo báo cáo, tờ trình để đối chiếu (nghiên cứu các báo cáo của UBND tỉnh về đầu tư công trình tại kỳ họp HĐND; nghiên cứu xem xét việc trả lời chất vấn của ngành chức năng của UBND tỉnh về lĩnh vực đầu tư công).
- Hình thức giám sát qua báo cáo kiểm toán: Sau khi kết thúc kiểm toán, kết luận của kiểm toán được gửi đến Thường trực HĐND tỉnh. Căn cứ kết luận của đoàn kiểm toán, HĐND sẽ xác định chương trình giám sát hàng năm và thực hiện các hoạt động giám sát của mình.
- Hình thức giám sát chuyên đề : Trước năm kế hoạch, HĐND tỉnh quyết định các chương trình giám sát chuyên đề. Tại kỳ họp thường lệ giữa năm HĐND tỉnh sẽ
thực hiện kế hoạch ĐTC hàng năm sẽ được Thường trực HĐND, Ban KT-NS thực hiện giám sát thường xuyên, để phát hiện và kịp thời điều chỉnh đảm bảo Nghị quyết của HĐND về bố trí vốn đầu tư phát triển được thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát
- Thực hiện giám sát tại các kỳ họp: đại biểu thực hiện quyền giám sát của mình thông qua việc xem xét các báo cáo, việc trả lời chất vấn của UBND tỉnh về những vấn đề liên quan đến đầu tư công theo nội dung, chương trình đã được phê duyệt trong trong từng kỳ họp của HĐND tỉnh.
- Đối với giám sát theo chuyên đề: Trên cơ sở chương trình giám sát của HĐND được HĐND nghị quyết, hoặc khi phát hiện vấn đề thực sự cần thiết, Thường trực HĐND tỉnh hoặc Ban Kinh tế - Ngân sách quyết định thành lập đoàn giám sát để giám sát chuyên đề về đầu tư công. Thường trực HĐND, Ban KT-NS tiến hành xây dựng KH giám sát, trong đó có xác định rõ phạm vi, đối tượng giám sát, xác định vấn đề trọng tâm, thống nhất thời gian, chương trình giám sát, chuẩn bị các điều kiện khác để thực hiện giám sát, yêu cầu đơn vị là đối tượng được giám sát chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương gửi đoàn giám sát theo thời gian kế hoạch. Đoàn giám sát thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát và thẩm quyền, trình tự theo quy định của pháp luật.
Kết thúc cuộc giám sát, đoàn giám sát tổng hợp xây dựng báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết gửi đến Thường trực HĐND và trình HĐND tại kỳ họp gần nhất. Văn phòng HĐND tỉnh là cơ quan tham mưu giúp việc cho Thường trực có trách nhiệm tổng hợp, theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau giám sát của UBND tỉnh và các ngành, địa phương.
- Đối với hình thức giám sát quá báo cáo của KTNN: Sau khi có kết luận của KTNN, Thường trực HĐND tỉnh phân công Ban KT-NS nghiên cứu báo cáo kết luận của kiểm toán, và tổ chức giám sát việc chấp hành sau kết luận kiểm toán của các cơ quan và địa phương có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Qua báo cáo kiểm toán kế hoạch VĐT năm 2016, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã giám sát và kết quả cho thấy việc giao vốn đầu tư cơ bản đúng thời gian, thẩm quyền, đồng thời đúng nguyên tắc theo quy định.
Trong năm 2016 tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 36/40 dự án với tổng mức đầu tư được duyệt 2.243.209 triệu đồng, cơ bản công tác lập, thẩm định phê duyệt đã phù hợp với kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chỉ thị số 23/CT- TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chinh phủ và Luật Đầu tư công 2014. Tuy nhiên còn phê duyệt chủ trương đầu tư cho 3/5 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương không thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của tỉnh.
Việc bố trí vốn cho các công trình : các dự án khởi công mới cơ bản đủ điều kiện theo quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng số nợ đọng XDCB từ năm 2016 trở về trước sau khi bố trí vốn năm 2017 vẫn là một con số khá lớn (1.171.303 tr.đồng).
“Bảng 3.10: Kết quả giám sát chi đầu tư XDCB năm 2016 qua báo cáo kiểm toán
Dự án Kết quả xử lý
1. Dự án trụ sở BQL dự án ODA Giảm cấp phát thanh toán 862 triệu đồng 2. Dự án Cầu Giang Đông, thành phố Lào
Cai
Thu hồi giá trị đã thanh toán 926 triệu đồng, giảm kế hoạch vốn 253 triệu đồng 3. Dự án Đường Bảo Hà – Kim Sơn huyện
Bảo Yên
Thu hồi giá trị đã thanh toán 403 triệu đồng
4. Dự án Đường Thái Niên – Làng Giàng huyện Bảo Thắng
Thu hồi giá trị đã thanh toán 40 triệu đồng, giảm kế hoạch vốn 410 triệu đồng 5. Dự án Đường Quý Xa – Tằng Loỏng,
huyện Văm Bàn
Giảm kế hoạch vốn 1.498 triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán NSĐP năm 2016 tỉnh Lào Cai của KTNN Khu vực VII)
Năm 2016 UBND tỉnh Lào Cai đã 05 lần thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương, với tổng kinh phí điều chỉnh tăng, giảm lên tới 35.641 triệu đồng. Công tác điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, điều chuyển, bổ sung nguồn vốn trong nội bộ ngành, đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 5 Điều 75 Luật Đầu tư công, đảm bảo kịp thời và chỉ thực hiện khi được sự chấp thuận từ phía cơ quan có thẩm quyền giao vốn.
Năm 2017 HĐND tỉnh Lào Cai đã tổ chức giám sát chuyên đề đánh giá hiệu quả đầu tư của Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Qua giám sát đã có kiến nghị đề nghị với UBND tỉnh xây dựng cơ chế đầu tư, huy động nguồn vốn Trung ương, NSĐP, vốn tài trợ, vốn dân đóng góp và xã hội hóa đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình vệ sinh môi trường, chợ…; để việc phân bổ, bố trí các nguồn vốn đầu tư từ NSNS được hiệu quả và thống nhất, Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu, xây dựng ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, trình tự, đối tượng, hồ sơ liên quan và lồng ghép các nguồn vốn.
Bảng 3.11: Kết quả giám sát việc huy động vốn thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Đơn vị tính : Triệu đồng
Nội dung Thực hiện giai
đoạn 2011-2015
Thực hiện năm 2016
TỔNG CỘNG 9.860.258 1.087.932
I. Vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình NTM 2.176.397 368.010
1. Ngân sách tập trung 322.708 88.843
- Vốn đầu tư phát triển 266.199 66.303
Trong đó : Vốn trái phiếu Chính phủ 236.000 43.440
- Vốn sự nghiệp 56.509 22.540 2. NSĐP 1.853.689 279.167 - Ngân sách cấp tỉnh 1.778.211 271.621 - Ngân sách cấp huyện 75.478 7.546 II. Vốn lồng ghép các chương trình khác 6.394.986 337.881 III. Vốn huy động 461.739 51.247 IV. Vốn tín dụng 827.136 V. Huy động cộng đồng 86.094 VI. Huy động khác 244.700
(Nguồn : Báo cáo số 45/BC-ĐGS ngày 27/6/2017 của HĐND tỉnh Lào Cai về kết quả giám sát đánh giá hiệu quả đầu tư của Chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai)
Trong năm 2017 Tổ đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Bát Xát tổ chức giám sát chuyên đề công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn và thủy lợi trên địa bàn huyện. Kết quả giám sát cho thấy trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh vốn nhiều lần, vì vậy công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn còn thiếu hợp lý, chưa sát tình hình thực tế. Còn nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả trong việc tổ chức khảo sát trước khi quyết định đầu tư cũng như giám sát chất lượng thi công ở một số công trình. Tổ đã có kiến nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh đề nghị chỉ đạo rút kinh nghiệm đối với các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế một số công trình cấp nước sinh hoạt không hiệu quả, đồng thời bố trí vốn để đầu tư sửa chữa các công trình xuống cấp, hư hỏng nặng.
Ngoài ra trong năm 2017 Thường trực HĐND tỉnh Lào Cai cũng đã thành lập đoàn giám sát giám sát chuyên đề tình hình thực hiện pháp luật về ĐTC trong năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đoàn giám sát tập trung vào một số nội dung như: Việc chấp hành pháp luật, trong đó có nội dung triển khai văn bản của TW, cũng như việc triển khai thực hiện các chính sách văn bản quy định của địa phương về ĐTC; Việc chấp hành thực hiện trình tự, các thủ tục về quyết định chủ trương và quyết định đầu tư; việc thực hiện lập, trình phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công hàng năm; công tác theo dõi, kiểm tra đánh giá về đầu tư công và hiệu quả đầu tư công...
Đối với kế hoạch đầu tư công năm 2017, đoàn Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán và đưa ra Kết luận : việc phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2017 cơ bản đảm bảo đúng thẩm quyền và đúng quy định, tuy nhiên qua giám sát kết luận kiểm toán thấy rằng vẫn còn một số dự án chưa thẩm định đầy đủ nguồn vốn, một số dự án bố trí vốn NSTW không thuộc KH ĐTC trung hạn. Nợ đọng XDCB vẫn lớn chưa có nguồn thanh toán, đến hết năm 2017 vẫn để phát sinh nợ đọng XDCB tăng thêm 870.680 triệu đồng. Tình hình thực hiện KH vốn đầu tư năm 2017, công tác quyết toán theo niên độ ngân sách thực hiện giải ngân là 3.466/4.208 triệu đồng tổng số thanh toán đưa vào quyết toán năm 2017 là 3.687 triệu đồng, còn 04 dự án đã phê duyệt quyết toán nhưng chưa được tất toán tài khoản với số công nợ phải thu hồi là 713 triệu đồng, 180 dự án phê duyệt quyết toán nhưng chưa được tất toán tài khoản do thiếu vốn để thanh toán khối lượng hoàn thành là 87.154 triệu đồng.
Bảng 3.12: Những sai phạm trong thực hiện đầu tư công năm 2017
Dự án Kết quả xử lý
1. Dự án Đường Trần Hưng Đạo kéo dài (Đoạn từ Km0-Km1+544)
Thu hồi nội NSNN 27,7 triệu đồng ; Giảm cấp phát thanh toán 140 triệu đồng
2. Dự án di chuyển đường điện để giải phóng mặt bằng
Giảm cấp phát thanh toán 23 triệu đồng.
3. Dự án Khu tái định cư giai đoạn 1 của dự án đường vào trung tâm phường Xuân Tăng
Thu hồi nội NSNN 27,7 triệu đồng ; Giảm cấp phát thanh toán 117 triệu đồng
4. Dự án Hồ trung tâm huyện Si Ma Cai Giảm cấp phát thanh toán 248 triệu đồng
5. Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Tằng Loỏng (giai đoạn 2)
Giảm cấp phát thanh toán 547 triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán NSĐP tỉnh Lào Cai năm 2017) 3.2.2.3. Đánh giá vai trò thực hiện kế hoạch giám sát
Trong quá trình thực hiện luận văn đã tổng hợp và thu thập được các ý kiến của đại biểu HĐND (thu thập 52/56 ý kiến) và của các cán bộ chuyên môn thuộc các sở, ngành, cấp huyện, thành phố liên quan (thu thập 116/130 ý kiến), kết quả cụ thể được trình bày ở Bảng 3.13.
Kết quả cho thấy có 30,8% đại biểu HĐND được hỏi có ý kiến cho rằng chất lượng giám sát của HĐND về kế hoạch đầu tư công ở mức độ tốt; 69,2% ý kiến đánh giá mức độ khá, trong khi đó chỉ có 30,2% các cán bộ chuyên môn có ý kiến cho rằng vai trò hoạt động giám sát của HĐND đối với thực hiện kế hoạch đầu tư công đạt chất lượng ở mức trung bình, 69,8% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, kết quả này cũng đã phản ánh một phần về năng lực “giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh”.
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về vai trò giám sát thực hiện KH ĐTC
TT Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %
I Ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh
- Về chất lượng “Nghị quyết của HĐND tỉnh quyết định kế hoạch ĐTC” 16 30,8 36 69,2 0 0 0 0
II Ý kiến của các cán bộ chuyên môn các sở ngành, địa phương liên quan
- Về chất lượng “giám sát kế hoạch ĐTC của HĐND tỉnh” 0 0 81 69,8 35 30,2 0 0
(Nguồn: kết quả thu thập, điều tra của tác giả năm 2019)
Tác giả đã khảo sát lấy phiếu ý kiến đánh giá của đại biểu HĐND và các cán bộ chuyên môn sở ngành, cấp huyện, thành phố liên quan để đánh giá về tác động của giám sát do HĐND tổ chức triển khai thực hiện có tác động gì đối với việc thực hiện kế hoạch ĐTC. Phiếu lấy ý kiến với 03 mức đánh giá đó là: Tác động rất tích cực, ít tác động và không có tác động gì. Tổng hợp kết quả lấy ý kiến tại Bảng 3.14.
Bảng 3.14: Ý kiến đánh giá về tác động của giám sát đối với thực hiện kế hoạch đầu tư công
T T
Đối tượng cho ý kiến đánh giá Mức độ đánh giá Tác động tích cực Ít tác động Không có tác động Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Đại biểu HĐND tỉnh 38 73,1 14 26,9 0 0 2 Các cán bộ chuyên môn các sở ngành, địa phương liên quan
0 0 116 100 0 0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của tác giả năm 2019)
Kết quả bảng 3.14 cho thấy 100% (116 ý kiến) của cán bộ chuyên môn các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đánh giá vai trò giám sát của HĐND đối với thực hiện kế hoạch ĐTC ít có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong khi đó có đến 73,1% các đại biểu HĐND tỉnh (38 ý kiến) lại cho rằng vai trò này có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, 26,9 % (14 ý kiến) cho rằng vai trò này ít tác động, qua đó thấy rằng có sự chênh biệt rất lớn trong nhìn nhận và đánh giá về chất lượng giám sát của HĐND về kế hoạch ĐTC của 2 đối tượng được lấy ý kiến, là các đại hiểu HĐND tỉnh và cán bộ chuyên môn các sở, ngành, địa phương liên quan.