Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 39 - 42)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH tỉnh Lào Cai

“Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai)”

Theo “Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai: Lào Cai là tỉnh biên giới, vùng cao nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, cách Hà Nội 265 km theo đường bộ và 296 km theo đường sắt. Lào Cai có đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 182,086 km. Diện tích tự nhiên là 6.364,03 km2 đứng thứ 19/63 tỉnh, thành phố Trung ương và chiếm 1,93% diện tích của cả nước, địa hình chia cắt mạnh. Tỉnh Lào Cai có 08 huyện, 01 thành phố, 164 xã, phường, thị trấn, trong đó có 95 xã thuộc diện

đặc biệt khó khăn, có 3 huyện Si Ma Cai, Bắc Hà và Mường Khương là các huyện nghèo hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 705.628 người với mật độ dân số bình quân 111 người/km2, có 25 nhóm dân tộc, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 64,1%.

Với địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh đã tạo cho Lào Cai có một môi trường thiên nhiên rất đa dạng, nhiều hệ động, thực vật phong phú với những nguồn gen quý hiếm; khí hậu trong tỉnh cũng có sự khác nhau giữa các vùng, các tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, cận ôn đới, ôn đới rất thích hợp cho sản xuất, phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới, các loại rau, hoa và phát triển du lịch.

Lào Cai là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản đây là lợi thế về điều kiện tự nhiên, hiện nay có trên 35 loại khoáng sản khác nhau với trên 150 điểm mỏ khoáng sản có giá trị và nhiều loại kháng sản quý có trữ lượng cao như: Apatít, graphít, sắt, đồng, nguyên liệu gốm, sứ, thuỷ tinh ... Ngoài ra, tỉnh Lào Cai còn có hệ thống sống suối và nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, có tiềm năng phát triển thuỷ điện.

Khi tái lập tỉnh, Lào Cai chỉ có 10 huyện thị và 180 xã phường, thị trấn trong đó tính cả huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu hiện nay. Về cơ sở hạ tầng KT-XH rất khó khăn và thấp kém, giao thông đi lại khó khăn 65% số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, về kinh tế chủ yếu tự cung, tự cấp, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 184kg/năm; hệ thống điện lưới quốc gia chưa được quan tâm đầu tư 7/10 huyện thị chưa có điện lưới quốc gia, thu ngân sách trên địa bàn rất thấp đạt 36 tỷ đồng; về văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn 60% trẻ em trong độ tuổi không được đến trường; 36/180 xã chưa có trạm y tế. Thu nhập bình quân đầu người rất thấp GDP bình quân đạt 680 nghìn đồng, 55% hộ dân thuộc diện đói nghèo”.

Sau quá trình hơn 25 năm tái lập, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả và phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế năm 2018 đạt 10,23% là tỉnh đứng thứ 3 so với 14 tỉnh vùng Trung du Miền núi phía Bắc sau Bắc Giang và Thái Nguyên, tốc độ tăng nhanh và có sự ổn định qua từng giai đoạn. Có thể thấy, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch mạnh từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1991, 61,7% tỷ trong trong GDP là nông lâm nghiệp; cao

nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong khi tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 15,9%; dịch vụ 22,3%. Đến năm 2018 tỷ trọng ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 13,07%; công nghiệp và xây dựng 39,29%; Dịch vụ 39,43%. Về kết cấu hạ tầng KT-XH của tỉnh đã có nhiều chuyển biến, tính đến nay 100% các xã của tỉnh đã có đường ô tô đến đi đến trung tâm xã, số thôn, bản có đường giao thông liên thôn chiếm 85%; và điện lưới được sử dụng ở 100% xã... GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 60 triệu đồng/người/năm bằng 102% GDP của cả nước.

Về hoạt động công nghiệp cũng đã và đang được xây dựng nhiều dự án công nghiệp lớn có tính đột phá, từng bước phát triển vững chắc; năm 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế công nghiệp bình quân đạt 18,8%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 29.000 tỷ đồng. Kinh tế đối ngoại phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu là chính ngạch năm 2018 đạt 3 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm 2017.

Tỉnh Lào Cai đã và đang khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của dịch vụ đạt 10,4%/năm. Đặc biệt, Sapa vẫn được biết đến là thế mạnh du lịch của tỉnh Lào Cai, trở thành thương hiệu du lịch không chỉ trong nước mà còn cả quốc tế, riêng trong năm 2018 đón hơn 4,3 triệu lượt khách trong nước và nước ngoài đến du lịch tại Lào Cai, tổng doanh thu từ du lịch đạt 13.400 tỷ đồng.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đảm bảo theo kế hoạch, có sự tăng trưởng so các năm, năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 thu NSNN trên địa bàn đạt 8.268 tỷ đồng, tăng 228 lần so với năm 1991.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục đều có bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS. Tỉnh đặc biệt quan tâm tới công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các cấp học, ngành học. Thông kê hết năm 2018 toàn tỉnh có 359/628 trường đạt chuẩn quốc gia. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát huy.

Quốc phòng, an ninh, quan hệ đối ngoại không ngừng được củng cố và phát triển, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường năng lực quyết định và giám sát kế hoạch đầu tư công của HĐND tỉnh lào cai (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)