Nội dung quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu luận văn

1.1.4. Nội dung quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập áp dụng

chế tự chủ về tài chính

Quản lý tài chính bệnh viện là một quá trình diễn ra song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị (hoạt động khám chữa bệnh). Chu trình quản lý nói chung, là sự liên hệ hữu cơ của các bước: Nghiên cứu - Ra quyết định - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm. Quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập chính là sự cụ thể hóa các bước của chu trình quản lý nói trên vào trong lĩnh vực tài chính của một đơn vị sự nghiệp công lập. Các bước của chu trình đó là: 1 - Lập dự toán thu chi , 2 - Tổ chức thực hiện dự toán (chấp hành dự toán), 3 - Quyết toán; 4 - Thanh, kiểm tra về tài chính. Tính tự chủ tài chính của đơn vị được thể hiện trong cả bốn bước của chu trình quản lý.

1.1.4.1. Lập dự toán thu - chi (lập kế hoạch tài chính)

Là việc lên kế hoạch tài chính trong một khoảng thời gian, thông thường là 1 năm, dựa trên những dữ liệu có liên quan của kỳ trước, dự kiến những biến động, những yếu tố có ảnh hưởng trong năm tới để xác định các chỉ tiêu về nguồn thu và các khoản chi. Dự toán thu chi của một đơn vị phải

đáp ứng yêu cầu cân đối về tài chính, đáp ứng nguồn lực cho các hoạt động chuyên môn và có phần tích lũy phát triển. Các căn cứ để lập dự toán là: kế hoạch hoạt động của bệnh viện trong năm; kết quả thực hiện dự toán của năm trước; dự báo những sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào; những sự thay đổi về chính sách của Nhà nước..v..v.

Nội dung của việc lập kế hoạch dự toán thu chi của bệnh viện, bao gồm: - Lập kế hoạch thu: căn cứ vào kế hoạch hoạt động của đơn vị, căn cứ các văn bản pháp quy về biểu giá để xác định mức thu của các khoản thu sự nghiệp; đồng thời kế hoạch hoạt động của đơn vị cũng là cơ sở để xác định nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư hay dự án xã hội hóa hoạt động y tế cần căn cứ vào khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để lập kế hoạch thu.

- Lập kế hoạch chi:

+ Đối với các khoản chi cho con người: căn cứ vào biên chế và tổng hệ số lương, mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành để xác định quỹ lương của đơn vị. Các loại phụ cấp căn cứ theo các quy định hiện hành, căn cứ mức thực hiện của năm trước liền kề để xác định. Thông thường, chi phí cho con người chiếm khoảng 30% đến 37% tổng chi hoạt động của các bệnh viện [4].

+ Đối với các khoản chi quản lý hành chính: là các khoản chi phí gián tiếp phục vụ cho hoạt động chuyên môn được diễn ra một cách bình thường, các bệnh viện cần xây dựng những định mức, cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý chặt chẽ có hiệu quả khoản chi này.

+ Đối với các khoản chi chuyên môn nghiệp vụ: bao gồm mua các loại hàng hóa, vật tư, thuốc men..v..v phục vụ chuyên môn. Khoản chi này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ y tế và cũng là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất, thông thường tỷ trọng trên dao động từ 56% - 65% tổng chi phí của đơn vị [4], nên cần xây dựng các định mức và quy trình quản lý để tránh thất thoát, lãng phí.

+ Đối với khoản chi bảo trì, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị: đây là nhóm chi để duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của các trang thiết bị y tế, một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động chuyên môn. Mức chi này không đồng đều nhau giữa các bệnh viện bởi nó phụ thuộc vào quy mô, đặc tính kỹ thuật và số năm sử dụng trang thiết bị từng đơn vị.

1.1.4.2. Thực hiện dự toán:

Dự toán sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, sẽ bước sang giai đoạn triển khai thực hiện. Đây là lúc phải kết hợp nhiều giải pháp đồng bộ để giải quyết các vấn đề nảy sinh, có thể thực hiện giao các chỉ tiêu thu, chi cho từng bộ phận, trong từng khoảng thời gian tháng, quý…Lãnh đạo đơn vị phải kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, đôn đốc và kiểm tra tiến độ thực hiện. Bám sát tiến độ thực hiện chỉ tiêu thu để điều tiết các khoản chi, đảm bảo tính cân đối về tài chính của đơn vị. Dành ưu tiên cho các khoản chi cho hoạt động chuyên môn của đơn vị, chi duy trì hoạt động trước, chi phát triển sau.

1.1.4.3. Quyết toán: đây là khâu cuối của quá trình sử dụng kinh phí, là bước ghi nhận đầy đủ doanh thu và chi phí đã phát sinh trong năm của đơn vị để tổng hợp lên các biểu mẫu theo quy định thống nhất. Công tác quyết toán thực hiện đầy đủ và đúng quy định là cơ sở tổng hợp số liệu của đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời cung cấp dữ liệu cho bước lập kế hoạch tài chính cho một chu kỳ hoạt động tiếp theo, hoặc hoạt động phân tích để đưa ra các quyết định về tài chính.

1.1.4.4.Thanh tra, kiểm tra công tác tài chính: số liệu kế toán tài chính là một trong những công cụ phục vụ công tác quản lý trong và ngoài đơn vị, bởi vậy nó phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Thực hiện thanh kiểm tra tài chính là việc giám sát, đối chiếu hoạt động tài chính đã diễn ra nhằm loại bỏ những yếu tố làm giảm tính chính xác của số liệu kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)