5. Kết cấu luận văn
2.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí
- Chỉ tiêu: Chi phí cho con người/ tổng thu của đơn vị:
Phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sử dụng nhân lực với số thu sự nghiệp của đơn vị.
- Chỉ tiêu: Chi phí tiền thuốc, vật tư tiêu hao/ tổng thu viện phí:
Đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng thuốc, vật tư y tế đối với số thu viện phí, bởi đây là yếu tố chi phí có ảnh hưởng đến chất lượng khám và điều trị bệnh.
- Chỉ tiêu: chi phí đào tạo và chuyển giao kỹ thuật/ tổng thu viện phí: Chỉ ra được mối liên hệ giữa chi phí đào tạo với số thu sự nghiệp. Do sự phát huy hiệu quả của hoạt động đào tạo và chuyển giao kỹ thuật thường có độ trễ nhất định so với thời điểm phát sinh chi phí nên việc so sánh phải lấy số chi phí đào tạo của kỳ trước so với số thu sự nghiệp kỳ này thì mới làm rõ lên được mối liên hệ giữa chúng.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐHTN 3.1. Khái quát chung về Bệnh viện trường đại học y khoa - ĐHTN
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên đơn vị: Bệnh viện Trường đại học Y Khoa Thái Nguyên
Tên giao dịch quốc tế: Hospital of Thai Nguyen Medical College (HTMC) Địa chỉ: số 284 đường Lương Ngọc Quyến, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 0208.3857.516 Fax: 0208.3856506
Website:www.bvdhyk.gov.vn
Tiền thân của Bệnh viện là Trung tâm Tiền lâm sàng của Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên (nay là Trường Đại học Y - Dược Thái nguyên). Trước thực tế nhu cầu thực hành của sinh viên, cũng như nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, các cơ sở y tế hiện có trên địa bàn thường xuyên ở tình trạng quá tải. Giám đốc Đại học Thái Nguyên đã có tờ trình về việc thành lập Bệnh viện trường Đại học Y khoa và được sự chấp thuận của Bộ chủ quản. Bệnh viện trường đại học Y khoa được thành lập ngày 01/02/2007 theo Quyết định số 644/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. Việc ra đời của Bệnh viện đánh dấu một bước phát triển của Trường Đạo học Y Khoa, vừa phù hợp với chủ trương của Nhà nước là xây dựng và phát triển Đại học Thái Nguyên thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học trọng điểm của khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Trải qua mười năm xây dựng và trưởng thành, Bệnh viện trường Đại học Y Khoa đã từng bước khẳng định năng lực chuyên môn của mình trong lĩnh vực khám chữa bệnh và phục vụ công tác đào tạo nhân lực ngành y. Về đội ngũ các chuyên gia y tế có tay nghề cao, Bệnh viện hiện có 01 PGS.TS, 03 tiến sĩ
y khoa, 11 thạc sỹ y khoa, 04 bác sĩ chuyên khoa II, 04 bác sĩ chuyên khoa I, 10 bác sĩ đa khoa, 01 thạc sĩ dược, 01 dược sĩ chuyên khoa I, 37 điều dưỡng, 04 dược sĩ trung học, 09 kỹ thuật viên, 02 nữ hộ sinh…Nhiều trang thiết bị y tế hiện đại đã được trang bị và đưa vào sử dụng ở đây: như máy chụp cắt lớp điện toán CT Scanner, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng, máy siêu âm 4D, máy tán sỏi nội soi lase.. Hàng năm, Bệnh viện đã thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật trong đó có những ca khó, được xếp loại kỹ thuật là loại 1 hoặc loại đặc biệt, chỉ có thể thực hiện ở các bệnh viện tuyến trung ương. Bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật ngoại khoa chuyên sâu như: phẫu thuật diệt hạch thần kinh giao cảm, phẫu thuật tán sỏi tiết niệu từ bên ngoài cơ thể, phẫu thuật khung sàng chậu...Năm 2015, bệnh viện triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh: Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm với 2 trocar, được Hội đồng nghiệm thu đánh giá là xuất sắc, và được Sở Y tế Thái Nguyên đánh giá là cơ sở triển khai phẫu thuật nội soi nhiều nhất trong tỉnh.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Tại QĐ 317/TCCB ngày 09/5/2007 của Giám đốc Đại học Thái Nguyên ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động, Bệnh viện có các chức năng sau:
- Là bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực ngành y cho các tỉnh phía bắc;
- Triển khai nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; thực hiện đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y dược;
- Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận; triển khai một số lĩnh vực chuyên môn sâu phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo những chức năng này, Bệnh viện xác định các nhiệm vụ chính sau đây:
- Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh của khu vực miền núi phía bắc;
- Phục vụ công tác đào tạo nhân lực ngành y của Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên;
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Chỉ đạo và chuyển giao khoa học công nghệ cho tuyến dưới;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khám chữa bệnh và phục vụ đào tạo; - Tổ chức hoạt động theo Quy chế bệnh viện của Bộ Y tế.
3.1.3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện:
3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện trường Đại học Y Khoa
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện trường Đại học Y Khoa
(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức Bệnh viện)
BAN GIÁM ĐỐC BAN CHI ỦY
CÁC TỔ ĐẢNG ĐOÀN TNCSHCM BCH CÔNG ĐOÀN BAN NỮ CÔNG CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG - Phòng HCQT và TCCB - Phòng Kế hoạch tổng hợp - Phòng Kế toán tài chính - Phòng Điều dưỡng CÁC KHOA LÂM SÀNG - Khoa Khám bệnh - Khoa Ngoại – GMHS - Khoa Nội – HSCC - Khoa Các chuyên khoa - Khoa Sản
- Khoa Phục hồi chức năng - Trung tâm hỗ trợ sinh sản và chẩn đoán trước sinh
CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Xét nghiệm
- Khoa Dược
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG HỘI ĐỒNG LƯƠNG
Trong sơ đồ tổ chức trên, chức năng lãnh đạo thuộc về tổ chức Đảng, mà cao nhất là Ban chi ủy, các tổ chức đoàn thể hoạt động theo quy định của pháp luật. Ở đây chỉ giới thiệu các bộ phận thực hiện chức năng quản lý của bệnh viện.
Do đặc điểm chung về nguồn nhân lực của các bệnh viện thuộc trường là phần lớn cán bộ chủ chốt làm việc kiêm nhiệm, đảm nhận cả hai chức năng: chức năng là cán bộ giảng dạy của nhà trường và chức năng khám chữa bệnh của người thầy thuốc. Hơn nữa các bệnh viện trường thường định hướng phát triển theo chiều sâu nhiều hơn là chiều rộng, ưu tiên phát triển kỹ thuật cao hơn là mở rộng quy mô. Vì vậy cơ cấu tổ chức của bệnh viện cũng được thiết lập theo hướng tinh gọn cho phù hợp với đặc điểm và mục tiêu này, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và đáp ứng được chức năng nhiệm vụ.
Ban Giám đốc bệnh viện: do Giám đốc phụ trách chung cả bệnh viện và trực tiếp phụ trách lĩnh vực tổ chức và tài chính, 02 Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc phụ trách các công tác chuyên môn của các khoa. Ngoài việc điều hành hoạt động thường xuyên của bệnh viện, thì việc vạch ra các kế hoạch trung và dài hạn và tập trung các nguồn lực để thực hiện, là những nhiệm vụ chính yếu của cấp lãnh đạo cao nhất trong bệnh viện. Ban giám đốc bệnh viện cụ thể hóa những chủ trương của Ban Chi ủy đề ra.
Các hội đồng trong bệnh viện: có nhiệm vụ giúp cho ban lãnh đạo đi
đến lựa chọn các quyết định phù hợp nhất trong từng lĩnh vực chuyên môn. VD: Hội đồng khoa học có chức năng thẩm định các đề tài khoa học, kết luận các vấn đề khoa học mới nảy sinh trong hoạt động chuyên môn của đơn vị; Hội đồng thuốc và điều trị tư vấn cho ban lãnh đạo Bệnh viện quyết định danh mục thuốc và sinh phẩm y tế sử dụng cho người bệnh, tư vấn các phác đồ điều trị cho từng nhóm bệnh….v…v..
Các phòng chức năng: thực hiện nhiệm vụ từng lĩnh vực chuyên môn
của mình, phục vụ cho hoạt động chung của cả bệnh viện, giúp việc cho ban lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động của bệnh viện.
Các khoa lâm sàng: là các bộ phận trực tiếp thực hiện công việc khám
và điều trị cho người bệnh.
Các khoa cận lâm sàng là bộ phận cung cấp các thông tin về hình ảnh,
các chỉ số sinh hóa của người bệnh để giúp cho việc chẩn đoàn và điều trị được chính xác và có hiệu quả.
Như vậy, các khoa là nơi quyết định chất lượng, hiệu quả công tác khám và điều trị của bệnh viện.
- Ưu nhược điểm của cơ cấu quản lý:
Ưu điểm:
+ Bệnh viện có lợi thế là nguồn nhân lực có chất lượng cao là các giảng viên của Nhà trường được điều sang làm nhiệm vụ quản lý và chuyên môn;
+ Cơ chế kết hợp Viện - Trường cho phép tận dụng nhiều cơ sở vật chất vào cả mục đích giảng dạy và khám chữa bệnh, làm tăng thêm nguồn lực cả về vật chất lẫn con người cho Bệnh viện;
Nhược điểm:
+ Đa số bộ máy làm công tác quản lý của Bệnh viện làm kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ giảng dạy, vì vậy không tránh khỏi tình trạng bị chia sẻ trong công việc cả về thời gian và tâm huyết;
+ Về chuyên môn của Bệnh viện có sự khác biệt khá lớn so với các đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên, vì vậy cũng giảm đi khả năng trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các đơn vị cùng khối.
- Ảnh hưởng của mô hình quản lý đến công tác quản lý tài chính:
Theo sự phân công trong ban lãnh đạo, Giám đốc phụ trách trực tiếp công tác tài chính - kế toán và công tác tổ chức cán bộ của Bệnh viện. Với chức năng là bệnh viện thực hành cho một trường đại học, Bệnh viện trường Đại học Y Khoa xây dựng chiến lược phát triển của mình chủ yếu theo chiều sâu, không có hướng phát triển theo chiều rộng. Vì vậy quy mô giường bệnh không nhiều, mà chủ yếu hướng đến phát triển những dịch vụ kỹ thuật cao.
Cơ cấu các khoa, phòng cũng gọn nhẹ không cồng kềnh, điều này cũng là một thuận lợi đối với quản lý đơn vị nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Mặt khác, định hướng này cũng đặt ra cho công tác quản lý tài chính của Bệnh viện một thách thức, là làm sao quản lý và động viên được nguồn lực vào thực hiện mục tiêu chung.
3.1.3.2. Tổng hợp nhân lực theo chức danh chuyên môn:
- Khối chuyên môn của Bệnh viện: tỷ trọng nhân viên y tế có trình độ từ đại học trở lên đến các bậc chuyên môn cao (tiến sĩ, BSCKKII..) đều chiếm từ 40% đến 43% tổng nhân lực làm chuyên môn y tế. Đây là thế mạnh về mặt nhân lực để phát triển hoạt động chuyên môn;
- Khối phục vụ: tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học đạt 56%, nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 44%, chưa có nhân viên chuyên trách làm công tác quản lý tài chính bệnh viện được đào tạo sau đại học.
Bảng 3.1. Tổng hợp nhân lực theo chức danh chuyên môn
TT Chức danh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
SL % SL % SL %
I Khối chuyên môn 88 100% 85 100% 89 100%
1 Phó GS 1 1% 2 Tiến sĩ y khoa 4 5% 4 5% 3 3% 3 Thạc sỹ y khoa 12 14% 12 14% 12 13% 4 Bác sĩ chuyên khoa II 3 3% 3 4% 4 4% 5 Bác sỹ chuyên khoa I 4 5% 4 5% 4 4% 6 Bác sỹ 13 15% 11 13% 10 11% 7 Thạc sỹ dược 1 1% 1 1% 1 1%
8 Dược sỹ chuyên khoa I 1 1% 1 1% 1 1%
9 Dược sỹ trung học/ kỹ thuật viên 3 3% 3 4% 3 3% 10 Điều dưỡng 35 40% 35 41% 37 42% 11 Nữ hộ sinh 2 2% 2 2% 2 2% 12 Kỹ thuật viên y 8 9% 7 8% 9 10% 13 Hộ lý 2 2% 2 2% 2 2% II Khối phục vụ 8 100% 9 100% 9 100% 1 Đại học 5 63% 5 56% 5 56% 2 Trung học, cao đẳng 3 37% 4 44% 4 44% (Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức Bệnh viện)
3.1.4. Kết quả thực hiện công tác chuyên môn giai đoạn 2015-2017
- Tham gia hướng dẫn thực hành lâm sàng theo kế hoạch đào tạo của Trường ĐH Y Dược và đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên y tế tuyến dưới, số liệu cụ thể như sau:
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả phục vụ đào tạo
STT Hệ thực hành ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Học sinh trung học Học sinh 97 70 10
2 Sinh viên đại học SV 2.466 3.974 3.645
3 Học viên sau đại học HV 42 61 66
4 Đào tạo cấp chứng chỉ Học viên 43 189 176
(Nguồn: phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện)
- Kết quả công tác chuyên môn: thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và địa bàn lân cận. Trong giai đoạn 2015 - 2017, Bệnh viện đã đạt được các chỉ tiêu như sau:
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả hoạt động chuyên môn
TT Chỉ tiêu hoạt động ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng số giường kế hoạch cái 60 60 60
2 Tổng số giường thực kê cái 65 65 70
3 Khám bệnh ngoại trú Lượt 56.804 39.354 36.557
5 Điều trị nội trú Lượt 2.849 2.208 2.162
6 Điều trị ngoại trú Lượt 7.209 9.034 6.734
7 Phẫu thuật ca 851 902 875
8 Thủ thuật ca 9.350 11.250 10.170
9 Xét nghiệm (sinh hóa, miễn dịch,
huyết học) test 46.520 39.890 41.980
10
Kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh (Chụp X.quang, CT Sanner, siêu âm 2D, siêu âm 4D)
ca 16.520 14.750 15.480
11 Số ngày điều trị trung bình Ngày 8,5 8,1 7,2
12 Chỉ số sử dụng giường bệnh % 130 120 125
- Các kỹ thuật mới đã triển khai: Phẫu thuật nội soi là một kỹ thuật tiên tiến và khó, đem lại kết quả cao trong điều trị bệnh và thường được triển khai ở các bệnh viện lớn. Ngay từ khi mới thành lập, bệnh viện đã là một trung tâm phẫu thuật nội soi có uy tín trên địa bàn. Hàng năm bệnh viện thực hiện gần một nghìn ca phẫu thuật, trong đó quá nửa là phẫu thuật nội soi. Năm 2015 bệnh viện triển khai kỹ thuật mới trong phẫu thuật nội soi đó là: phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm với 2 trocar. Hàng loạt kỹ thuật mới đã được chuyển giao và thực hiện thường xuyên tại đơn vị như: phẫu thuật nôi soi cắt hạch thần kinh giao cảm, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng phương pháp laser, phẫu thuật nội soi ổ bụng, lấy sỏi tiết niệu qua da..v..v..
- Các kỹ thuật đã chuyển giao cho tuyến dưới: song song với việc tìm tòi ứng dụng các kỹ thuật mới, Bệnh viện cũng thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật về cho tuyến dưới. Các kỹ thuật là thế mạnh của đơn vị như phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa viêm, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng phương pháp laser, kết hợp xương bằng nẹp vít.. đã được chuyển giao và ứng dụng thành công tại Bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa, Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên, Bệnh viện A Thái Nguyên..v..v..
3.2. Công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện trường ĐH Y khoa:
Theo phân cấp của Luật Ngân sách, Bệnh viện trường Đại học Y Khoa là đơn vị dự toán cấp 3, trực thuộc Đại học Thái Nguyên. Gám đốc Đại học Thái Nguyên quyết định quy chế quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và đầu