Cơ sở lý thuyết về đánh giá công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 32 - 33)

5. Kết cấu luận văn

1.1.5. Cơ sở lý thuyết về đánh giá công tác quản lý tài chính

1.1.5.1. Sự cần thiết phải đánh giá công tác quản lý tài chính

Đánh giá rút kinh nghiệm là một khâu cuối nằm trong mối liên hệ hữu cơ của một chu trình quản lý (Nghiên cứu - Ra quyết định - tổ chức thực hiện - Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm). Đây là sự xem xét, đúc kết, rút tỉa ra những điều bổ ích, để từ đó có nhứng sự điều chỉnh cần thiết cho một chu trình quản lý mới sẽ diễn ra trong tương lai. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng công tác quản lý, nhất thiết phải coi trọng khâu kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Công tác quản lý tài chính cũng không nằm ngoài những yêu cầu mang tính quy luật trên.

1.1.5.2 Các nội dung đánh giá

Việc đánh giá công tác quản lý tài chính trong một đơn vị có thể được xem xét trên các mặt sau đây:

- Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp lý: đặc điểm hoạt động tài chính - kế toán đòi hỏi tính tuân thủ và tính nguyên tắc rất cao, đây là những yêu cầu bắt buộc để đảm bảo hoạt động tài chính kế toán trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu nhất. Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp quy của công tác quản lý tài chính cũng cho phép đánh giá được độ tin cậy của hoạt động tài chính kế toán.

- Đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý tài chính: thông qua việc phân bổ các nguồn lực hữu hạn vào việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động chuyên môn của đơn vị, có thể đánh giá được tính hiệu quả của công tác quản lý tài chính.

- Đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức bộ máy làm công tác quản lý tài chính: hay nói cách khác là đánh giá hiệu năng của bộ máy quản lý tài chính. Việc đánh giá này sẽ giúp nhà quản lý trả lời các câu hỏi: bộ máy quản lý tài chính trong đơn vị đã được tổ chức một cách tối ưu chưa? Hoạt động của bộ máy có đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính hay không?...v..v.

1.1.5.3. Các hình thức đánh giá

Xét về chủ thể, việc đánh giá công tác quản lý tài chính được chia ra: - Đánh giá trong: là việc thực hiện đánh giá công tác quản lý tài chính thông qua các cơ chế giám sát nội bộ, VD: tổ chức kiểm tra nội bộ, tổ chức công đoàn, thanh tra nhân dân, đại hội CBVC..v..v..

- Đánh giá ngoài: là việc đánh giá công tác quản lý tài chính được thực hiện bởi các cơ quan chức năng như cơ quan tài chính cấp trên, thanh tra tài chính, kiểm toán, cơ quan thuế ..v…v..

Xét về phạm vi, việc đánh giá công tác quản lý tài chính được chia ra: - Đánh giá công tác quản lý tài chính trong một khoảng thời gian nhất định; - Đánh giá công tác quản lý tài chính đối với một hoặc nhiều mục tiêu chiến lược (VD: tổng kết 1 chương trình mục tiêu của đơn vị..v..v..)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)