5. Kết cấu luận văn
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý tài chính tại Bệnh viện
- Nguồn kinh phí của đơn vị chưa đáp ứng được nhu cầu chi hoạt động và phát triển. Nguồn NSNN cấp chiếm chưa đến 10% tổng chi của đơn vị (trong khi các bệnh viện công lập khác trên cùng địa bàn tỷ lệ này từ 30 - 35%). Giá dịch vụ y tế chưa tính đủ chi phí nên tạo sức ép về nguồn kinh phí rất lớn [16]. Một số dịch vụ kỹ thuật rất cần thiết cho công tác khám và điều trị cho người bệnh, nhưng nếu thực hiện với số lượng ít thì số thu không đủ bù đắp chi phí nên rất khó triển khai thực hiện.
- Cơ chế tài chính của Quỹ bảo hiểm y tế còn tồn tại nhiều mâu thuẫn: mức đóng phí chưa được khảo sát đầy đủ và duy trì một thời gian dài ở mức thấp, trong khi phạm vi bảo hiểm lại mở rộng, giá dịch vụ y tế lại nâng cao để giảm dần số chi từ NSNN. Kinh phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế tăng cao trong khi nguồn huy động không được tăng tương ứng nên tất yếu xảy ra tình trạng thu không đủ để chi, vượt quá khả năng thanh toán. Chủ thể cuối cùng phải gánh chịu rủi ro này lại là các bệnh viện, khiến cho
các nhà quản lý không còn được chuyên tâm vào phát triển chuyên môn của đơn vị mình.
- Phương thức thanh toán theo suất phí tồn tại nhiều hạn chế vì chi phí dịch vụ y tế mang tính cá biệt sâu sắc. Việc áp dụng thanh toán theo suất phí chỉ tạo thuận lợi cho cơ quan bảo hiểm trong việc quản lý quỹ, ngược lại gây phiền hà cho các bệnh viện trong thủ tục xác định trần chi phí và giới hạn chi phí khám, điều trị cho từng mặt bệnh.
3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong quản lý tài chính tại Bệnh viện trường ĐH Y Khoa - ĐHTN