Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 47 - 51)

5. Kết cấu luận văn

3.1.3. Hệ thống và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện:

3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện trường Đại học Y Khoa

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện trường Đại học Y Khoa

(Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức Bệnh viện)

BAN GIÁM ĐỐC BAN CHI ỦY

CÁC TỔ ĐẢNG ĐOÀN TNCSHCM BCH CÔNG ĐOÀN BAN NỮ CÔNG CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG - Phòng HCQT và TCCB - Phòng Kế hoạch tổng hợp - Phòng Kế toán tài chính - Phòng Điều dưỡng CÁC KHOA LÂM SÀNG - Khoa Khám bệnh - Khoa Ngoại – GMHS - Khoa Nội – HSCC - Khoa Các chuyên khoa - Khoa Sản

- Khoa Phục hồi chức năng - Trung tâm hỗ trợ sinh sản và chẩn đoán trước sinh

CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Xét nghiệm

- Khoa Dược

- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG HỘI ĐỒNG LƯƠNG

Trong sơ đồ tổ chức trên, chức năng lãnh đạo thuộc về tổ chức Đảng, mà cao nhất là Ban chi ủy, các tổ chức đoàn thể hoạt động theo quy định của pháp luật. Ở đây chỉ giới thiệu các bộ phận thực hiện chức năng quản lý của bệnh viện.

Do đặc điểm chung về nguồn nhân lực của các bệnh viện thuộc trường là phần lớn cán bộ chủ chốt làm việc kiêm nhiệm, đảm nhận cả hai chức năng: chức năng là cán bộ giảng dạy của nhà trường và chức năng khám chữa bệnh của người thầy thuốc. Hơn nữa các bệnh viện trường thường định hướng phát triển theo chiều sâu nhiều hơn là chiều rộng, ưu tiên phát triển kỹ thuật cao hơn là mở rộng quy mô. Vì vậy cơ cấu tổ chức của bệnh viện cũng được thiết lập theo hướng tinh gọn cho phù hợp với đặc điểm và mục tiêu này, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và đáp ứng được chức năng nhiệm vụ.

Ban Giám đốc bệnh viện: do Giám đốc phụ trách chung cả bệnh viện và trực tiếp phụ trách lĩnh vực tổ chức và tài chính, 02 Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc phụ trách các công tác chuyên môn của các khoa. Ngoài việc điều hành hoạt động thường xuyên của bệnh viện, thì việc vạch ra các kế hoạch trung và dài hạn và tập trung các nguồn lực để thực hiện, là những nhiệm vụ chính yếu của cấp lãnh đạo cao nhất trong bệnh viện. Ban giám đốc bệnh viện cụ thể hóa những chủ trương của Ban Chi ủy đề ra.

Các hội đồng trong bệnh viện: có nhiệm vụ giúp cho ban lãnh đạo đi

đến lựa chọn các quyết định phù hợp nhất trong từng lĩnh vực chuyên môn. VD: Hội đồng khoa học có chức năng thẩm định các đề tài khoa học, kết luận các vấn đề khoa học mới nảy sinh trong hoạt động chuyên môn của đơn vị; Hội đồng thuốc và điều trị tư vấn cho ban lãnh đạo Bệnh viện quyết định danh mục thuốc và sinh phẩm y tế sử dụng cho người bệnh, tư vấn các phác đồ điều trị cho từng nhóm bệnh….v…v..

Các phòng chức năng: thực hiện nhiệm vụ từng lĩnh vực chuyên môn

của mình, phục vụ cho hoạt động chung của cả bệnh viện, giúp việc cho ban lãnh đạo trong việc quản lý hoạt động của bệnh viện.

Các khoa lâm sàng: là các bộ phận trực tiếp thực hiện công việc khám

và điều trị cho người bệnh.

Các khoa cận lâm sàng là bộ phận cung cấp các thông tin về hình ảnh,

các chỉ số sinh hóa của người bệnh để giúp cho việc chẩn đoàn và điều trị được chính xác và có hiệu quả.

Như vậy, các khoa là nơi quyết định chất lượng, hiệu quả công tác khám và điều trị của bệnh viện.

- Ưu nhược điểm của cơ cấu quản lý:

Ưu điểm:

+ Bệnh viện có lợi thế là nguồn nhân lực có chất lượng cao là các giảng viên của Nhà trường được điều sang làm nhiệm vụ quản lý và chuyên môn;

+ Cơ chế kết hợp Viện - Trường cho phép tận dụng nhiều cơ sở vật chất vào cả mục đích giảng dạy và khám chữa bệnh, làm tăng thêm nguồn lực cả về vật chất lẫn con người cho Bệnh viện;

Nhược điểm:

+ Đa số bộ máy làm công tác quản lý của Bệnh viện làm kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ giảng dạy, vì vậy không tránh khỏi tình trạng bị chia sẻ trong công việc cả về thời gian và tâm huyết;

+ Về chuyên môn của Bệnh viện có sự khác biệt khá lớn so với các đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên, vì vậy cũng giảm đi khả năng trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các đơn vị cùng khối.

- Ảnh hưởng của mô hình quản lý đến công tác quản lý tài chính:

Theo sự phân công trong ban lãnh đạo, Giám đốc phụ trách trực tiếp công tác tài chính - kế toán và công tác tổ chức cán bộ của Bệnh viện. Với chức năng là bệnh viện thực hành cho một trường đại học, Bệnh viện trường Đại học Y Khoa xây dựng chiến lược phát triển của mình chủ yếu theo chiều sâu, không có hướng phát triển theo chiều rộng. Vì vậy quy mô giường bệnh không nhiều, mà chủ yếu hướng đến phát triển những dịch vụ kỹ thuật cao.

Cơ cấu các khoa, phòng cũng gọn nhẹ không cồng kềnh, điều này cũng là một thuận lợi đối với quản lý đơn vị nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Mặt khác, định hướng này cũng đặt ra cho công tác quản lý tài chính của Bệnh viện một thách thức, là làm sao quản lý và động viên được nguồn lực vào thực hiện mục tiêu chung.

3.1.3.2. Tổng hợp nhân lực theo chức danh chuyên môn:

- Khối chuyên môn của Bệnh viện: tỷ trọng nhân viên y tế có trình độ từ đại học trở lên đến các bậc chuyên môn cao (tiến sĩ, BSCKKII..) đều chiếm từ 40% đến 43% tổng nhân lực làm chuyên môn y tế. Đây là thế mạnh về mặt nhân lực để phát triển hoạt động chuyên môn;

- Khối phục vụ: tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học đạt 56%, nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 44%, chưa có nhân viên chuyên trách làm công tác quản lý tài chính bệnh viện được đào tạo sau đại học.

Bảng 3.1. Tổng hợp nhân lực theo chức danh chuyên môn

TT Chức danh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SL % SL % SL %

I Khối chuyên môn 88 100% 85 100% 89 100%

1 Phó GS 1 1% 2 Tiến sĩ y khoa 4 5% 4 5% 3 3% 3 Thạc sỹ y khoa 12 14% 12 14% 12 13% 4 Bác sĩ chuyên khoa II 3 3% 3 4% 4 4% 5 Bác sỹ chuyên khoa I 4 5% 4 5% 4 4% 6 Bác sỹ 13 15% 11 13% 10 11% 7 Thạc sỹ dược 1 1% 1 1% 1 1%

8 Dược sỹ chuyên khoa I 1 1% 1 1% 1 1%

9 Dược sỹ trung học/ kỹ thuật viên 3 3% 3 4% 3 3% 10 Điều dưỡng 35 40% 35 41% 37 42% 11 Nữ hộ sinh 2 2% 2 2% 2 2% 12 Kỹ thuật viên y 8 9% 7 8% 9 10% 13 Hộ lý 2 2% 2 2% 2 2% II Khối phục vụ 8 100% 9 100% 9 100% 1 Đại học 5 63% 5 56% 5 56% 2 Trung học, cao đẳng 3 37% 4 44% 4 44% (Nguồn: Phòng Hành chính tổ chức Bệnh viện)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)