5. Kết cấu luận văn
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của bệnh
viện công lập
1.1.6.1. Những nhân tố khách quan:
- Sự thay đổi về cơ chế chính sách: trước đây nguồn tài chính của bệnh
viện do hai nguồn đưa lại: do Nhà nước cấp một phần kinh phí, phần còn lại do người bệnh đóng góp dưới hình thức nộp viện phí. Đến nay nguồn kinh phí của Nhà nước giảm đi rất nghiều, thậm chí một số đơn vị đủ điều kiện tự chủ, NSNN còn cắt toàn bộ hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên và tiền thu từ dịch vụ y tế đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động. Công tác quản lý tài chính theo cơ chế trước đây tập trung thu và chi theo các khung quy định, quy trình: lập dự toán - xin phê duyệt kinh phí - chấp hành dự toán, được lập đi lặp lại và không có mối quan hệ rõ rệt nào giữa kinh phí nhà nước cấp với chất lượng dịch vụ y tế mà bệnh viện cung cấp cho xã hội, phổ biến ở đây vẫn là quan hệ “xin - cho”. Đến nay, yêu cầu của xã hội đã thay đổi, cơ chế cấp NSNN cho các bệnh viện cũng đã khác, đòi hỏi phải có sự đổi mới về phương thức quản lý tài chính. Công tác quản lý tài chính ngoài việc đảm bảo thu - chi đúng theo quy định của Nhà nước
còn phải hướng các nguồn lực tài chính vào mục tiêu đầu tư có hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế để tạo nguồn thu trong tương lai. Các nhà quản lý bệnh viện sẽ phải tiếp cận với phương thức quản trị một doanh nghiệp: làm thế nào trong phạm vi một nguồn lực hữu hạn, có thể cung cấp các dịch vụ một cách tốt nhất đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên ở đây cũng cần hạn chế một xu hướng thương mại hóa công tác khám chữa bệnh, bởi vì bệnh viện công lập không phải là một tổ chức được lập ra với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
- Tính đặc thù hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện:
Nguồn tài chính của bệnh viện một phần nhận từ NSNN, một phần nhận từ bệnh nhân trả trực tiếp, một phần nhận từ Quỹ BHYT trả thay cho người bệnh. Chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh phát sinh trên một diện rộng cả về không gian lẫn thời gian và mang tính cá biệt sâu sắc, không có mặt bằng chung cho các dịch vụ kỹ thuật giống nhau. Nên có thể nói hoạt động tài chính bệnh viện là khá phức tạp. Công tác quản lý tài chính phải bám sát các quy định hiện hành về thanh toán kinh phí khám chữa bệnh BHYT để đảm bảo các khoản kinh phí được thu đầy đủ.
- Các yếu tố khác: như tình hình thay đổi mô hình bệnh tật, dịch
bệnh…làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh, tạo ra áp lực tài chính lên cả người dân, bệnh viện và các quỹ bảo hiểm.
1.1.6.2. Những nhân tố chủ quan:
- Cơ cấu bộ máy quản lý tài chính:
Ngoài việc có một bộ phận chức năng (phòng Tài chính) làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện thực hiện quản lý tài chính, thì còn nhiều bộ phận khác cũng gián tiếp thục hiện chức năng này. Việc tổ chức thiết lập mối quan hệ công việc một cách khoa học, tránh chồng chéo… cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác quản lý tài chính.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính:
Mọi hoạt động của tổ chức thì nhân tố con người bao giờ cũng là nhân tố quyết định. Một bộ máy quản lý được tổ chức một cách khoa học bởi các
nhân viên có năng lực sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, và ngược lại.
1.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở một số bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ và bài học cho Bệnh viện trường ĐH Y Khoa