Kiến nghị về việc xây dựng các văn bản cụ thể hóa chính sách tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 90)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Kiến nghị về việc xây dựng các văn bản cụ thể hóa chính sách tự

về tài chính

- Bộ Y tế sớm tổ chức lấy ý kiến cơ sở để xây dựng, trình Chính phủ ban hành nghị định về cơ chế tự chủ đối với các bệnh viện công lập. Các quy định về tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP chưa có những quy định về tự chủ sát với điều kiện hoạt động mang tính đặc thù của các đơn vị sự nghiệp y tế, nhất là với các bệnh viện công lập. Đẩy nhanh hơn tiến độ tính đủ chi phí vào giá dịch vụ y tế. Hoàn chỉnh bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ y tế của các bệnh viện.

- Bộ Tài chính cùng với Bộ Y tế cần xác định mức kinh phí duy trì hoạt động thường xuyên chưa được tính vào giá dịch vụ y tế để NSNN cấp bù cho các bệnh viện công lập thực hiện được nhiệm vụ chuyên môn của mình.

- Bộ Y tế cần có sự khảo sát đầy đủ về chính sách bảo hiểm y tế hiện nay, cân đối giữa mức đóng phí và mức hưởng dịch vụ. Thống nhất về cơ chế thanh toán với cơ quan BHXH đảm bảo minh bạch, khoa học và đúng pháp luật. Nên gắn việc đảm bảo chất lượng dịch vụ thông qua việc chấm điểm bệnh viện với giá dịch vụ y tế để đảm bảo quyền lợi người sử dụng dịch vụ. Tiến tới việc thanh toán giá dịch vụ theo hạng bệnh viện kết hợp với điểm chất lượng, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ y tế, đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam nên thí điểm thực hiện BHYT theo nhiều mức đóng phí phù hợp với khả năng tài chính của nhiều tầng lớp dân cư. Gắn chất lượng dịch vụ y tế được thụ hưởng với mức đóng phí, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, tạo ra sức hấp dẫn của loại hình BHYT. Căn cứ vào các quy định hiện hành về khám chữa bệnh có BHYT để cụ thể hóa cơ chế giám định chi phí và thanh toán kinh phí khám chữa bệnh BHYT, càng cụ thể càng tránh được tình trạng trục lợi quỹ cũng như lạm quyền khi quyết toán kinh phí.

4.3.2. Kiến nghị về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất:

Phòng khám và điều trị của Bệnh viện được cải tạo từ các cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, không thể đáp ứng đầy đủ công năng của một cơ sở khám và điều trị. Tình trạng trên cũng xảy ra đối với một số trường đại học y có tổ chức bệnh viện thực hành (VD: Trường Đại học Y Thái Bình..). Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Y tế cần tăng suất đầu tư cơ sở vật chất đối với các Bệnh viện thuộc các trường Đại học y dược do Bộ quản lý, vì ngoài chức năng khám bệnh chữa bệnh thông thường các đơn vị này còn được xem như chiếc máy cái đào tạo nên nguồn nhân lực ngành y. Hiệu quả của đầu tư không chỉ nằm trong phạm vi ngành giáo dục, mà còn có ý nghĩa lan tỏa ra cả hệ thống y tế và toàn xã hội. Vì vậy suất đầu tư cho các bệnh viện thuộc các trường đại học cần cao hơn, hoặc ít nhất là bằng suất đầu tư của các bệnh viện công lập cùng hạng, cùng quy mô giường bệnh.

4.3.3. Kiến nghị về phạm vi giao quyền tự chủ:

Đại học Thái Nguyên nên có đánh giá mức độ tự chủ về kinh phí của các đơn vị thành viên để có sự phân quyền tự chủ tương ứng. Đơn vị có mức độ tự chủ về kinh phí cao thì quyền tự chủ cũng cần được mở rộng bằng những quy định cụ thể và ngược lại. Quy chế tuyển dụng biên chế của toàn Đại học nên bổ sung điều kiện đặc thù ngành y của Bệnh viện để đảm bảo phát huy hết quyền tự chủ được giao vào việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển đơn vị. Xây dựng quy định cụ thể kiểm soát quyền lực và định rõ trách nhiệm trong đơn vị khi được giao tự chủ.

KẾT LUẬN

Trao quyền tự chủ cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là một phần trong chính sách cải cách hành chính mà Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHXN. Nắm vững được cơ hội, nhận diện đúng, đủ những thách thức và có giải pháp phù hợp được xem là yếu tố quyết định sự thành công của đơn vị trong quá trình chuyển đổi cơ chế và cũng là sự thành công của chính sách. Hoạt động tài chính trong đơn vị được ví như những mạch máu đưa dưỡng chất đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Một hệ tuần hoàn thông suốt với cơ chế hoạt động ổn định và hiệu quả sẽ là tiền đề cho một cơ thể khỏe mạnh. Một cơ chế quản lý tài chính khoa học và hữu hiệu, phù hợp với thực tế cơ sở sẽ là một sự đảm bảo cho sự phát triển và thành công của đơn vị.

Qua nghiên cứu thực tế công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa - ĐHTN, có thể nhận thấy: công tác quản lý tài chính đóng một vai trò quan trọng trọng quá trình xây dựng và phát triển bệnh viện. Nếu xét trong điều kiện không có sự đầu tư tương xứng từ NSNN thì những kết quả đạt được của đơn vị rất đáng ghi nhận. Nó là tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.

Tuy vậy Bệnh viện cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức: các văn bản pháp quy trao quyền tự chủ cho các đơn vị chưa được đồng bộ về nội dung chính sách nên khiến cho đơn vị lúng túng khi triển khai thực hiện; yêu cầu ngày càng cao đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, sự cạnh tranh gay gắt của nhiều bệnh viện công lập và tư nhân cùng tham gia cung cấp dịch vụ y tế..v..v.. . Vượt qua được khó khăn, thách thức có thể chuyển hóa thành cơ hội, ngược lại, để lỡ cơ hội phát triển đồng nghĩa với việc đã tự tạo ra cho mình một nguy cơ: nguy cơ tụt hậu. Bản luận văn này nghiên cứu thực tế công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện trường ĐH Y Khoa, đối chiếu với cơ sở lý luận đã được hệ thống hóa và đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng

cường quản lý nguồn lực tài chính tại đơn vị. Các đề xuất đưa ra đều phù hợp với chủ trương nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng và Nhà nước, đáp ứng yêu cầu của các quy định pháp lý hiện hành, phù hợp với chiến lược phát triển và có thể áp dụng trong thực tế tại Bệnh viện.

Kết quả của việc triển khai những kiến nghị, đề xuất được đưa ra đối với hoạt động của các bệnh viện chính là giới hạn của những đóng góp của bản luận văn vào kho tàng lý luận về quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính trong các bệnh viện công lập nói riêng./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Loraine Hawkin (2011): Phân tích về thực hiện chính sách tự chủ về tài chính bệnh viện trên thế giới và Việt Nam - Chương trình được tài trợ bởi

Ngân hang Thế giới (WB)

2. Đàm Viết Cương, Trần Văn Tiến, Hoàng Thị Phượng và công sự (2011),

Đánh giá thực trạng tài chính bệnh viện - kết quả khảo sát của một số bệnh viện. Bộ Y tế

3. Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế (2011).Báo cáo: Đánh giá tác động ban đầu của việc thực hiện tự chủ về tài chính bệnh viện đối với cung ứng và chi trả dịch vụ y tế. Đề tài khoa học cấp Bộ

4. Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế (2013). Báo cáo kết quả khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống bệnh viện công lập.

5. Đại học Thái Nguyên (2015): Quyết định 2424/QĐ-ĐHTN ngày 22/10/2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của ĐHTN và các cơ sở giáo dục đại học thành viện và đơn vị trực thuộc.

6. Hoàng Thanh Huệ (2015) - Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh

7. Chính phủ: Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

8. Chính phủ: Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

9. Chính phủ: Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

10. Bộ Tài chính (2006): Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành chế độ Kế toán hành chính sự nghiệp.

11.Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế (2017) . Thực hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế

12.Liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Tài chính: Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT- BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

13.Bệnh viện trường Đại học Y Khoa: Báo cáo tài chính, niên độ 2015, 2016, 2017.

14.Bệnh viện trường Đại học Y Khoa: Báo cáo thống kê hoạt động chuyên môn năm 2015, 2016, 2017.

15.HDND tỉnh Thái Nguyên (2016): Nghị quyết 39/2016/NQ-HĐND Ban hành quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Thái Nguyên năm 2017.

16.Bệnh viện Trường ĐH Y Khoa - Đại học Thái Nguyên (2/2018): Phỏng vấn sâu lãnh đạo đơn vị (Semi - structure Interview)

Số liệu thống kê từ các báo, tạp chí, trang website

17.http://www.nhandan.com.vn/hanoi/item/35999302.html : Hiệu quả từ cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện cộng lập.

18.https://baomoi.com//c/24431727.epi: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong năm 2017

19.https://vi.wikipedia.org. Chỉ số phát triển con người HDI

20.https://baomoi.com//c/25555108.epi: Hiệu quả từ cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

(Semi - structure Interview)

Số: 01

- Địa điểm phỏng vấn: Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa - Thời gian tiến hành phỏng vấn: ngày 20/3/2018

- Mục đích phỏng vấn: Nội dung phỏng vấn được sử dụng để phân tích, đánh giá việc thực hiện cơ chế tự chủ của các bệnh viện công lập

- Người được phỏng vấn: Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Vũ Phương - Chức vụ: Giám đốc Bệnh viện

- Lĩnh vực phụ trách: tài chính, tổ chức và hoạt động chung của BV Nội dung cuộc phỏng vấn:

NPV: Xin cảm ơn ông đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn hôm nay,

các vấn đề được đề cập tới này sẽ giúp chúng tôi trong việc đánh giá tính hiệu quả của các chính sách y tế hiên nay, Ông đã sẵn sàng trả lời các câu hỏi?

BSCKII Nguyễn Vũ Phương: Tôi đã sãn sàng!

NPV: Cảm ơn ông! Xin Ông cho biết thời gian làm việc trong ngành y,

và Ông đảm nhận công tác quản lý bệnh viện được bao lâu rồi?

BSCKII Nguyễn Vũ Phương: Tôi làm việc trong ngành y đã hơn 30

năm, và tôi đảm nhận công tác quản lý ngay từ khi thành lập bệnh viện, tức là mười một năm rồi. Khi đó tôi đảm nhận cương vị Phó giám đốc.

NPV: Nhà nước có chủ trương trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, trong đó có các bệnh viện công lập, xin Ông cho biết nội dung của chủ trương này là gì?

BSCKII Nguyễn Vũ Phương: Các bệnh viện công lập được giao

quyền tự chủ trên các mặt: tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, trong các mặt này thì tổ chức thực hiện nhiệm vụ là tính tự chủ thể hiện rõ hơn cả, tức là cơ quan cấp trên không can thiệp gì vào quá

trình thực hiện nhiệm vụ mà chỉ có các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyên môn của đơn vị. Các mặt còn lại bao gồm tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thì được tự chủ nhưng trong khuôn khổ. Tôi lấy ví dụ: về tổ chức bộ máy, Bệnh viện xây dựng phương án lên nhưng vẫn phải trình lên cơ quan chủ quản phê duyệt, biên chế và tài chính cũng như vậy, như vậy tính tự chủ đã bị hạn chế đi nhiều. Trong khi bệnh viện tự chủ hoàn toàn về tài chính thì quỹ lương và kinh phí hoạt động là do đơn vị tự lo hoàn toàn, nhưng việc tuyển dụng vẫn phải do cơ quan chủ quản quyết định, như vậy rất khó tuyển chọn được nhân lực như mong muốn.

NPV: Như ông nói, quyền tự chủ của đơn vị cơ sở được giao thể hiện

trên nhiều mặt, xin Ông nói rõ hơn về mặt tài chính. Tại đơn vị Ông đang quản lý, quyền tự chủ đó thể hiện như thế nào?

BSCKII Nguyễn Vũ Phương: Trước tiên tôi đề cập đến vấn đề bình đẳng giữa các bệnh viện công về sự hỗ trợ từ NSNN. Cùng thực hiện một nhiệm vụ như nhau, cùng một chế độ thanh toán dịch vụ y tế như nhau nhưng các bệnh viện công lập do ngành y tế quản lý, hàng năm được NSNN cấp bù cho từ 45 triệu đến 68 triệu đồng/ 1 giường bệnh kế hoạch. Cơ sở vật chất của các bệnh viện này được NSNN đầu tư toàn bộ, rất khang trang và đồng bộ. Trong khi tại đơn vị chúng tôi mức hỗ trợ từ NSNN mới đạt 25 triệu/ 1 giường bệnh/năm, chưa bằng ½ mức bình quân chung. Về cơ sở vật chất Bệnh viện được tiếp nhận 2.400m2 nhà xây đã có gần 30 năm sử dụng và không đúng công năng của một bệnh viện. Đến nay, giá thu dịch vụ y tế đã được kết cấu gần đủ chi phí (trên 80%), các bệnh viện phải tìm cách thu hút người bệnh để có kinh phí hoạt động. Với sự đầu tư từ NSNN như vậy, quả thực Bệnh viện chúng tôi phải bước vào cuộc canh tranh rất không cân sức.

NPV: Vậy Ông có đề xuất hay kiến nghị gì?

BSCKII Nguyễn Vũ Phương: Đối với kinh phí thường xuyên Nhà nước mà cụ thể là Bộ Y tế và Bộ Tài chính nên xác định lại phần chi phí chưa

tính và giá dịch vụ y tế để cấp bù cho các bệnh viện, không phân biệt ngân sách trung ương, địa phương hay ngân sách ngành. Đối với kinh phí đầu tư XDCB nên dành sự ưu tiên của NSNN cho các bệnh viện trường, nếu không được cao hơn thì ít nhất cũng bằng suất đầu tư đối với bệnh viện công lập cùng hạng. Ngoài việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành y. Về cơ chế, Bộ Y tế nên lấy ý kiến của cơ sở, xây dựng và trình Chính phủ nghị định về cơ chế tự chủ của các bệnh viện. Nghị định 85/2012/NĐ-CP mới đề cập đến giá dịch vụ y tế, chưa có quy định về tự chủ, cơ chế tự chủ của Nghị định 43/2006 có nhiều điểm không còn phù hợp nữa.

NPV: Ông đã làm việc trong ngành y từ lúc các bệnh viện công được Nhà nước bao cấp hoàn toàn, và giờ đây đang đi đến chỗ được tự chủ hoàn toàn. Ông có thể có sự so sánh giữa hai chính sách?

BSCKII Nguyễn Vũ Phương: So sánh hoạt động của các bệnh viện bây

giờ với thời bao cấp trước đây cũng không khác gì so sánh kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện trường đh y khoa đại học thái nguyên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)