5. Bố cục của luận văn
4.1.2. Mục tiêu công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Thái Bình Dương
4.1.2.1. Mục tiêu chung
Thứ nhất, các giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân sự phải được tiến hành đồng bộ với các giải pháp về cải cách và đổi mới Công ty. Chúng ta biết rằng quản trị nguồn nhân sự trong DN là vấn đề quan trọng nhưng không thể tách rời việc quản trị nguồn nhân sự với các hoạt động DN vì quá trình sử dụng con người của DN chịu rất nhiều nhân tố.
Thứ hai, quản trị nguồn nhân sự phải đạt được mục tiêu cho Công ty có khả năng chủ động trong việc quản lý nhân sự, nâng cao năng lực hoạt động nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để khẳng định được vai trị này đó không phải chỉ thể hiện ở Công ty mà các nhà xưởng, các dự án trực thuộc Công ty cũng phải tự điều chỉnh. Công tác đào tạo trong các DN được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Hiện nay, chất lượng lao động đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của DN. Thực tế đã chứng minh đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ cũng như các yếu tố khác của quá trình SXKD.
Thứ ba, các chính sách về phát triển nghề nghiệp của Công ty càng rõ ràng, càng chi tiết, NLĐ càng xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích của Công ty sẽ cao hơn. Công ty phải có chiến lược phát triển nguồn nhân sự cho 5-10 năm hoặc lâu hơn. Đặc biệt là phải hỗ trợ trong việc xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho NLĐ, các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế, luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy NLĐ gắn
bó hơn với Công ty, vì khi họ thấy được tương lai của sự phát triển nghề nghiệp thì sẽ có những quyết định, những cam kết làm việc lâu dài cho Công ty. (Công ty