Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 118 - 129)

4.3.2.1. Nới lỏng điều kiện chuyển nợ thành vốn góp liên doanh, cổ phần trong doanh nghiệp có nợ vay

Để Ngân hàng có thể đa dạng hóa các hình thức thu hồi nợ bên cạnh việc phát mãi TSBĐ, Nhà nước cần ban hành văn bản cụ thể quy định rõ việc Ngân hàng tham gia quản lý trực tiếp doanh nghiệp có vay nợ Ngân hàng hoặc khôi phục công tác DN để kinh doanh/bán, góp vốn liên doanh - đặc biệt đối với các DNNN trong quá trình chuyển đổi, cơ cấu lại… Nhà nước nên xem xét điều chỉnh giới hạn tỷ lệ góp vốn vào DN theo hướng nới lỏng - ví dụ như nếu giới hạn ở mức tỷ lệ góp vốn tối đa là 11% vốn điều lệ của DN thì Ngân hàng được tham gia quản trị điều hành DN (vì theo quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty cổ phần điều này không thực hiện được) nhằm tạo chủ động cho các Ngân hàng hơn trong việc ra quyết định đầu tư do hiện nay chưa có đủ cơ sở pháp lý (như Ngân hàng có được hoàn toàn nắm quyền điều hành công tác DN hay không và việc một số cơ quan chủ quản chưa quan tâm đến nợ Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển đổi DNNN cũng gây tâm lý e ngại cho Ngân hàng). Thêm vào đó, Ngân hàng cũng bị hạn chế về tỷ lệ góp vốn vào DN (không vượt quá 11% vốn điều lệ DN) nên các Ngân hàng chưa mạnh dạn thực hiện việc thu nợ bằng hình thức này.

4.3.2.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ

Hiện nay, hoạt động xử lý nợ của các tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh tại một số văn bản có giá trị pháp lý cao như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010… và một số văn bản dưới luật khác. Tuy nhiên, các văn bản quy định, hỗ trợ tạo hành lang cho việc xử lý nợ của các Ngân hàng, tổ chức tín dụng vẫn chưa được các Bộ/Ban/Ngành ban hành đầy đủ, khiến cho việc xử lý nợ của các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài.

Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng của Quốc hội ban hành cũng đã có tạo tiền đề, cơ sở cho các tổ chức tín dụng mạnh dạn, tự tin hơn trong việc xử lý thu hồi nợ. Tuy nhiên, cũng như các văn bản quy phạm khác, việc chưa có hướng dẫn của các Bộ/Ngành liên quan như: Bộ Công an, Tổng cục thuế, Bộ Tư pháp... khiến cho việc triển khai trong thực tiễn Nghị quyết 42 trở nên khó khăn, phức tạp, theo hướng vướng đến đâu, có văn bản đề nghị hướng dẫn đến đó.

Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, chi tiết, cụ thể, đủ mạnh để tạo một hành lang an toàn, thông thoáng, bảo đảm pháp lý là việc làm cấp thiết mà tất cả các tổ chức tín dụng cần đề xuất Chính phủ, Quốc hội xem xét, triển khai.

Kết luận chƣơng 4

Căn cứ phân tích thực trạng quản trị nợ tại NHNT, qua việc đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong công tác quản trị nợ tại NHNT, tác giả đã đề xuất các giải pháp/nhóm giải pháp đồng bộ phù hợp với nội dung và mục tiêu quản trị nợ của NHNT.

Các nhóm giải pháp chính bao gồm: (i) Hoàn thiện chính sách, văn bản quản trị nợ xấu, nợ có vấn đề; (ii) Hoàn thiện hệ thống kiểm tra trong mô hình quản trị nợ; (iii) Hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; (iv) Nâng cao hiệu quả phân loại nợ, rà soát và cảnh báo nợ có vấn đề; (v) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ có vấn đề.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với NHNN, Chính phủ về một số quy định liên quan đến công tác quản trị, xử lý nợ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các NHTM trong công tác quản trị nợ đảm bảo an toàn, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Trước những thay đổi đang diễn ra của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động của NHTM đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động quản trị nợ nói riêng khi được đảm bảo an toàn – hiệu quả sẽ tạo dòng mạch lưu thông,trung chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh của cả nền kinh tế.

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng các kiến thức đã được học và các phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” đã giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, làm rõ thêm cơ sở lý luận về nợ và quản trị nợ tại ngân hàng.

Hai là, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, hoạt động quản trị nợ tại NHNT. Từ đó, đánh giá công tác quản trị nợ về kết quả đạt được, các mặt hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, đề tài đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường quản trị nợ tại NHNT, trong đó, tập trung vào các đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác dự báo, quản lý và xử lý nợ có vấn đề. Đồng thời, cũng nêu một số kiến nghị với NHNN và Chính Phủ nhằm giúp các NHTM hạn chế rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ có vấn đề, nợ xấu thông qua quản trị nợ.

Nhìn chung, luận văn đã giải quyết được các vấn đề đặt ra, đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. Hi vọng những đóng góp của chuyên đề sẽ góp phần tăng cường quản trịnợ tại NHNT nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung.

Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Thị Huyền Diệu, 2010. Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM. Luận án tiến sỹ, Hà Nội.

2. Huỳnh Thế Du, 2004. Xử lý nợ xấu ở Việt Nam nhìn từ mô hình Trung Quốc và một số nền kinh tế khác.Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP Hồ Chí Minh.

3. Đại học Kinh tế Quốc dân, 1994. Lý thuyết quản trị kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.

4. Phạm Vũ Luận, 2004. Quản trị doanh nghiệp thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư số 39/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điềm của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

7. Ngân hàng Nhà nước, 2016. Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

8. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2008. Công văn 245/QĐ- NHNT.CSTD ngày 22/7/2008 về thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại các Chi nhánh.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2009. Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề.

10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2016. Báo cáo kiểm toán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2014, 2015, 2016.

11. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2016. Quy chế cho vay, Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

12. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 2017. Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

13. Nguyễn Hữu Thủy, 1996. Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay. Luận án tiến sỹ, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Hà Nội.

Tài liệu nƣớc ngoài

15. Angelo Kinicki, 2006. A Practical Introduction. McGraw-Hill.

16. Basel Committee on Banking Supervision, 2006. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards.

17. Cosin D.H Pirotte, 2001. Advanved credit risk analysis.

18. Evelyn Mureithi, 2016.The effect of Credit Management Techniques on the Financial performance of Commercial Banks in Kenya. University of Nairobi.

19. Keeton, William and Charles S. Morris,1987. Why Do Banks’ Loan Losses Differ?.Economic Review, May, pp. 3-21.

20. Myers, C. & Brealey, R.,2003. Principles of Corporate Finance. New York: McGraw- Hill.

21. Pike, R. & Neale, B., 1999. Corporate Finance and Investment: Decisions and Strategies. England: Prentice Hall.

Website

22. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, 2017. Giới thiệu.<https://www.vietcombank.com.vn/About/> [Ngày truy cập: 18 tháng 04 năm 2017].

23. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, 2017. 24. BCTC. <www.vietcombank.com.vn/Investors/FinancialReports.aspx> 25. [Ngày truy cập: 18 tháng 07 năm 2017].

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Kính chào Anh/Chị !

Tôi là Nguyễn Lê Huy, học viên cao học trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện tại tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Quản trị nợ tại

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ”.

Để đánh giá thực trạng quản trị nợ cũng như cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nợ tại Vietcombank, rất mong các Anh/Chị tham gia trả lời các nội dung khảo sát dưới đây. Thông tin Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật, và chỉ sử dụng duy nhất cho mục tiêu nghiên cứu.

Trân trọng cám ơn./.

Anh/Chị hãy cho ý kiến về thực trạng quản trị nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo các nội dung sau:

Nội dung khảo sát

Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

1 Đối tượng cho vay

1.1

Đối tượng cho vay tại Ngân hàng tập trung vào một số doanh nghiệp lớn

1.2 Ngân hàng tập trung cho vay vào một số ngành

1.3

Các sản phẩm cho đối tượng khách hàng bán lẻ còn hạn chế, chưa phù hợp

2 Phân cấp, ủy quyền cấp tín dụng tại các Chi nhánh còn lớn

3

Hệ thống Văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện phân loại nợ và xử lý dự phòng rủi ro đầy đủ, rõ ràng

Nội dung khảo sát

Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý 4 Trụ sở chính hỗ trợ kịp thời khó khăn, vướng mắc của Chi nhánh trong quá trình phân loại, trích lập nợ

5

Trụ sở chính hỗ trợ kịp thời khó khăn, vướng mắc của Chi nhánh trong quá trình xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề

6

Việc nhận diện các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ có vấn đề còn hạn chế do chưa có quy định rõ ràng và hệ thống hỗ trợ

7

Công tác xử lý nợ xấu của khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

8

Hoạt động đào tạo, tập huấn công tác xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề được Ngân hàng quan tâm sát sao, giúp nâng cao trình độ cán bộ xử lý nợ

9

Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác quản trị nợ trong nhiều khâu như: quản lý thông tin khách hàng, phân loại nợ tự động, hệ thống cảnh báo nợ có vấn đề…

10

Mô hình bộ máy tổ chức quản tri nợ của Ngân hàng hoạt động hiệu quả

Anh/Chị hãy cho ý kiến đánh giávề thực trạng quản trị nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam theo các nội dung sau (trong đó đánh giá theo thang điểm: 5 điểm là cao nhất, 1 điểm là thấp nhất) :

Nội dung khảo sát Thang điểm

1 2 3 4 5

1 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

1.1 Tính đầy đủ các bộ chỉ tiêu tương ứng với từng nhóm khách hàng

1.2 Tính đầy đủ trong từng bộ chỉ tiêu đối với từng đối tượng khách hàng

1.3 Tính dễ dàng trong việc thu thập chính xác dữ liệu của bộ chỉ tiêu

1.4 Tính hiệu quả của bộ chỉ tiêu trong việc đánh giá khách hàng

2 Hệ thống phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng

2.1 Tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng nhà nước 2.2 Phân loại nợ các khoản nợ chính xác, hiệu quả

2.3 Trích lập dự phòng đầy đủ, đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng

3 Hệ thống xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề

3.1 Hệ thống xử lý nợ được xây dựng đầy đủ

3.2 Quy trình và hệ thống văn bản nội bộ được xây dựng đầy đủ, tạo hành lang pháp lý an toàn cho công tác xử lý nợ

3.3 Tính rõ ràng, chi tiết của quy trình và các văn bản nội bộ để việc thực hiện dễ dàng

3.4 Tính tách bạch giữa hệ thống cấp tín dụng và hệ thống xử lý nợ có vấn đề

3.5 Tính hiệu quả của hệ thống xử lý nợ của Ngân hàng

4 Công tác kiểm tra, giám sát việc quản trị nợ của Ngân hàng

4.1 Ngân hàng thực hiện một cách thường xuyên, liên tục 4.2 Hiệu quả trong việc phát hiện các khoản nợ có vấn đề

Ý kiến của Anh/Chị về các giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả quản trị nợ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam dưới đây:

Nội dung khảo sát

Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý 1 Ngân hàng cần có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng

2

Việc phân loại nợ đối với khách hàng cần áp dụng theo cả phương pháp định tính và định lượng

3

Nghiên cứu, triển khai hệ thống giúp nhận diện, cảnh báo sớm khách hàng tiềm ẩn rủi ro tín dụng, có khả năng chuyển nợ xấu

4

Ngân hàng cần xây dựng quy trình chuẩn và hệ thống văn bản về quản lý và xử lý nợ có vấn đề

5

Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý và xử lý nợ chính xác và đạt hiệu quả cao hơn

6

Tăng cường hoạt động công tác thanh tra, giám sát thông qua bổ sung các tổ thanh tra giám sát theo khu vực để bám sát hoạt động các chi nhánh

7

Tăng cường đào tạo nội bộ về quản trị nợ cho cán bộ tín dụng toàn hệ thống

Nội dung khảo sát

Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý 8

Thành lập công ty quản lý tài sản giúp nâng cao hiệu quả xử lý nợ

9

Cần xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả xử lý nợ của các đơn vị

10 Cần có quy chế tài chính hỗ trợ hoạt động xử lý nợ

11

Nghiên cứu thành lập hội đồng, bộ phận định giá tài sản bảo đảm để xử lý nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 118 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)