Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 82 - 92)

Hoạt động quản trị nợ tại NHNT trong thời gian vừa qua tuy đã được chú trọng hơn song trong công tác này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Theo kết quả khảo sát của tác giả đối với hoạt động quản trị nợ (thang điểm từ 1 đến 5, trong đó điểm 5 là đánh giá cao nhất), cho thấy như sau:

Hình 3.11. Đánh giá chi tiết hệ thống quản trị nợ tại NHNT

(Nguồn:Điều tra của tác giả)

Trên cơ sở kết quả từ các ý kiến chi tiết trên, tác giả đã tổng hợp và xây dựng bảng đánh giá chung hệ thống quản trị nợ tại NHNT, trong đó, chia làm 4 nhóm hạn chế chính như sau:

Hình 3.12. Đánh giá chung hệ thống quản trị nợ tại NHNT

(Nguồn:Điều tra của tác giả)

Dựa trên kết quả phân tích, kiểm chứng qua kết quả điều tra, khảo sát, tác giả đã hệ thống các hạn chế trong hoạt động quản trị nợ của NHNT, sắp xếp theo thứ tự các hạn chế lớn nhất xuống dần như sau:

- Thứ nhất, Hệ thống quản lý và xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề chưa hoàn thiện: Cụ thể là NHNT chưa có quy trình chuẩn về quản lý và xử lý nợ có vấn đề cũng như các văn bản, quy định để tạo hành lang pháp lý cho các biện pháp xử lý nợ. Từ đó, dẫn đến việc thực hiện tại các đơn vị không được vận

hành trôi chảy, mạch lạc, theo quy chuẩn chung mà thường xuất hiện nhiều vướng mắc, sai sót và thường phải có văn bản xin ý kiến của phòng ban TSC hoặc cấp cao hơn. Ngoài ra, chưa có sự tách bạch rõ ràng giữa hệ thống cấp tín dụng và hệ thống xử lý nợ. Một vấn đề nữa đó là việc nhận diện, cảnh báo các khoản nợ có vấn đề ngay từ khi còn tiềm ẩn rủi ro chưa được chú trọng, chuẩn hóa, hầu hết các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro chỉ được phát hiện tại các đơn vị kinh doanh sau các đợt kiểm tra, kiểm toán định kỳ.

- Thứ hai, Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã được hình thành nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả: Hầu hết các vi phạm, sai sót trong quy trình quản trị nợ được phát hiện tại các đơn vị kinh doanh sau các đợt kiểm tra, kiểm toán định kỳ, dẫn đến việc các Chi nhánh/Đơn vị kinh doanh không nằm trong danh sách kiểm tra, kiểm toán không được thường xuyên rà soát, giám sát công tác quản trị nợ. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ còn yếu và việc xử phạt vi phạm còn nhẹ. Mặt khác số lượng cán bộ trực thuộc các phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ còn mỏng nên khó bao quát được toàn bộ các chi nhánh. Công tác kiểm tra và giám sát sau cho vay ở một số khách hàng chưa được tốt, không phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tẩu tán tài sản bảo đảm, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng giảm sút,...

- Thứ ba, Hệ thống xếp hạng tín dụng vẫn chưa hoàn thiện: Hệ thống xếp hạng tín dụng còn chưa xây dựng hoàn thiện, thiếu bộ chỉ tiêu chấm điểm đối với một số đối tượng khách hàng như: Bộ Tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư... Ngoài ra, trong thực tế, Hệ thống mới chỉ áp dụng cho hai nhóm khách hàng là: (i) Doanh nghiệp và (ii) Định chế tài chính, chưa thực hiện được đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Để hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và đánh giá được khách hàng được nhất quán thì việc xếp hạng tín dụng cần được áp dụng với tất cả các nhóm khách hàng, bao

gồm các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng.

Đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức khác do chưa áp dụng chấm điểm nên việc đưa ra quyết định từ chối hay cấp tín dụng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hồ sơ vay của khách hàng vay. Do đó, việc xác định mức độ rủi ro của khách hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào đánh giá, phân tích của cán bộ làm công tác tín dụng, điều này đặc biệt gây khó khăn cho các cán bộ mới.

- Thứ tư, đối tượng cho vay tập trung: Đối tượng cho vay chính của NHNT vẫn là các doanh nghiệp Nhà nước và các tập đoàn kinh tế lớn, điều này thể hiện sự tập trung rủi ro vào các nhóm các khách hàng là rất cao. Một số ngành, ngân hàng cho vay với dư nợ lớn như sản xuất và gia công chế biến, thương mại và dịch vụ (2016 – chiếm 56% dư nợ cho vay); một số ngành kinh doanh phát sinh nợ xấu rất cao như vận tải kho bãi và thông tin liên lạc (2016 – tỷ lệ nợ xấu là 9%),…. Qui mô tài trợ cho khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn thấp. Đặc biệt, các sản phẩm bán lẻ của ngân hàng vẫn còn hạn chế, nhiều sản phẩm cho vay chưa phù hợp với khách hàng, sản phẩm cho vay còn nghèo nàn.

- Thứ năm, việc phân cấp, ủy quyền cấp tín dụng cho các chi nhánh còn lớn: Việc phân cấp ủy quyền cao cho các đơn vị kinh doanh tiềm ẩn rủi ro tín dụng đối với khách hàng/nhóm khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng sử dụng hình thức nhóm khách hàng để tiếp tục vay vốn ngân hàng, trả nợ cho khách hàng khác trong nhóm. Thực tế này thời gian gần đây phát sinh ở một số chi nhánh với số dư nợ xấu lớn, khó xử lý.

- Thứ sáu, Hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu: Hệ thống phần mềm của NHNT bao gồm hệ thống lõi mua của nước ngoài từ năm 1998 và một số phần mềm NHNT tự phát triển đã phát sinh một số vấn đề như: tự động "làm tròn số" đối với các khoản lãi của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có giá trị nhỏ, dẫn đến hạch toán không chính xác; không nâng cấp để tiến hành việc

phân loại nợ tự động được; việc quản lý thông tin khách hàng rời rạc, không đầy đủ, khó khăn cho người sử dụng, tác nghiệp… Theo kết quả khảo sát của tác giả, có đến 92% người được hỏi cho rằng Hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác quản trị nợ trong nhiều khâu như: quản lý thông tin khách hàng, phân loại nợ tự động, hệ thống cảnh báo nợ có vấn đề…Đó là một hạn chế mà NHNT cần nghiên cứu, xem xét. Nó không chỉ thỏa mãn yêu cầu phát triển các giao dịch kinh doanh ngày càng đa dạng, yêu cầu quản lý rủi ro, phòng chống rủi ro, đảm bảo bảo mật, an toàn mà nó còn tạo lợi thế trong cạnh tranh.

- Thứ bảy, về đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ tín dụng tại NHNT có trình độ chuyên môn, trình độ học vấn cao: 95% cán bộ, nhân viên có trình độ đại học hoặc trên đại học; nhiệt huyết với công việc nhưng gặp hạn chế về mặt kinh nghiệm do tuổi nghề cũng như tuổi đời còn trẻ. Do vậy, khả năng phân tích, quan sát, đánh giá khách hàng chưa được nhạy bén trước sự biến động của thị trường và trong lĩnh vực đầy rủi ro này. Ngoài ra, công tác đào tạo cho đội ngũ này cũng cần được quan tâm khi thống kê khảo sát của tác giả cho thấy có nhiều người được hỏi không đồng ý với nội dung “hoạt động đào tạo, tập huấn công tác xử lý nợ xấu, nợ có vấn đề được Ngân hàng quan tâm sát sao, giúp nâng cao trình độ cán bộ xử lý nợ” (tỷ lệ 36%), trong khi chỉ có 44% người được hỏi đồng ý với nhận định này, 20% người được hỏi không có ý kiến.

Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay đã cố tình làm sai để trục lợi nên đã gây lên những khoản nợ xấu cho NHNT.

Nguyên nhân khác

Việc tồn tại những mặt hạn chế trong công tác quản trị nợ do nhiều nguyên nhân, ngoài các nguyên nhân xuất phát từ chính ngân hàng như trên, còn có hai nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân từ môi trường; và Nguyên nhân

từ khách hàng vay.

Nguyên nhân từ phía môi trường

- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản bảo đảm nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

- Môi trường kinh tế: Với đặc thù cho vay đối với các doanh nghiệp, hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây (2008-2010), các biến động trên thị trường đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói riêng. Giá dầu thô tăng mạnh, giá vàng liên tục tăng giảm thất thường kéo theo một loạt các bất ổn tại thị trường các mặt hàng khác, lạm phát tăng cao, giá cả leo thang gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu còn phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới, vào những thay đổi của tỷ giá, thuế quan, chính sách của chính phủ,… Thêm vào đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau dẫn đến cuộc chạy đua gia tăng lãi suất đầu vào tất yếu dẫn đến việc phải gia tăng lãi suất cho vay. Hậu quả là sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm lợi nhuận thậm chí dẫn đến thua lỗ và không trả được nợ vay cho ngân hàng.

- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận

cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia.

- Phía cơ quan chủ quản: NHNN với tư cách là cơ quan quản lý toàn bộ hoạt động của NHTM, là cơ quan đầu mối trong việc xây dựng, phát triển hệ thống ngân hàng, NHNN Việt Nam có vai trò quan trọng về tình hình quan hệ tín dụng, tình hình tài chính, tình hình pháp lý (luật tổ chức tín dụng, tài sản đảm bảo, bảo hiểm tiền gửi, phân loại nợ,..) đối với các NHTM. Tuy nhiên, hệ thống thông tin từ NHNN chưa đảm bảo được cập nhật, kịp thời, chính xác nên vẫn chưa trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy đối với các NHTM. Hệ thống luật đối với các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập và chồng chéo. Công tác điều hành lãi suất và tỷ giá nhiều khi còn không hiệu quả gây khó khăn cho khách hàng và ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cho khách hàng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thông tin, các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Chính vì vậy, nếu tình hình tài chính của khách hàng không minh bạch, các báo cáo tài chính chưa đảm bảo được tính chính xác, trung thực thì khi xét duyệt khoản cho vay, việc phân tích đánh giá tình hình của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả, không phản ánh được tình hình của doanh nghiệp. Điều đó có thể dẫn đến các quyết định sai lệch của cán bộ làm công tác tín dụng, cấp phê duyệt tín dụng khi cấp vốn cho khách hàng.

những thủ đoạn tinh vi.

- Bên cạnh đó, khách hàng gặp rất nhiều khó do điều kiện môi trường kinh doanh không thuận lợi (giá nguyên liệu tăng đột biến, lãi suất cao, biến động tỷ giá…); khách hàng có trình độ quản lý yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ..

- Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. Thiện chí trả nợ của khách nợ có ảnh hưởng rất lớn đến việc Ngân hàng thu hồi được nợ nhanh hay chậm. Những trường hợp khách nợ có thiện chí cao, có mong muốn trả nợ cho Ngân hàng nhưng do các yếu tố khách quan như: hoặc khách nợ không có nguồn để trả nợ, hoặc khách nợ đã thắng kiện nhưng vẫn không thi hành được quyết định của Tòa án để thu hồi vốn về trả cho Ngân hàng hoặc khách nợ muốn xử lý tài sản thế chấp trên quyền sử dụng đất nhưng cấp thẩm quyền không cho phép… dẫn đến không trả được nợ cho Ngân hàng. Số trường hợp này là rất nhỏ. Ngân hàng thường gặp những khách nợ cố tình chây ỳ, dây dưa, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và không chịu hợp tác với Ngân hàng để xử lý nợ như không giao TSBĐ cho Ngân hàng xử lý, đưa giá khởi điểm cao để Ngân hàng không xử lý bán tài sản ngay được hoặc có thái độ gây cản trở trong việc cho khách hàng mua xem tài sản…

Kết luận chƣơng 3

Tại chương này, tác giả đã giới thiệu chung về tình hình tín dụng, tình hình quản trị nợ tại NHNT. Có thể thấy, NHNT có sự phát triển vượt bậc về tín dụng, nhưng bên cạnh đó, chất lượng tín dụng thực sự vẫn còn là vấn đề đáng phải bàn tới khi mà dư nợ có vấn đề tại NHNT là lớn và có xu hướng tăng dần theo dư nợ tín dụng. Đối với công tác quản trị nợ tại VCB, tác giả đã làm rõ một số vấn đề cần khắc phục:

Thứ nhất, chưa xây dựng được hệ thống quản trị nợ hoàn thiện, rõ

ràng, đặc biệt là quản trị nợ có vấn đề. Việc xử lý các khoản nợ này thực chất là theo chỉ đạo trực tiếp từ ban điều hành mà chưa có sự thực hiện theo quy trình, chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể.

Thứ hai, Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đã được hình thành nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả trong hệ thống thống quản trị nợ chung của NHNT.

Thứ ba, Hệ thống xếp hạng tín dụng vẫn chưa hoàn thiện, một số đối tượng khách hàng chưa xây dựng được bộ chỉ tiêu chấm điểm. Ngoài ra, bộ chỉ tiêu đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh còn chưa phù hợp nên chưa thể triển khai trong thực tế.

Thứ tư, đối tượng cho vay của NHNT đang quá tập trung vào các doanh nghiệp Nhà nước và các tập đoàn kinh tế lớn, tập trung rủi ro tín dụng vào nhóm khách hàng là cao.

Thứ năm, việc phân cấp, ủy quyền cấp tín dụng của TSC cho các chi nhánh còn lớn.

Thứ sáu, hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu, không đáp ứng được

yêu cầu quản lý dữ liệu thông tin khách hàng nói riêng và hệ thống quản trị nợ nói chung.

Thứ bảy, nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa

đáp ứng, thích ứng kịp với điều kiện, môi trường rủi ro tín dụng hiện nay. Đây chính là tiền đề, cơ sở để tác giả đưa ra các đề xuất sẽ được làm rõ hơn trong chương 4, trong đó tập trung vào một số đề xuất nhằm hoàn thiện về mặt hệ thống quản trị nợ nói chung và quản lý, xử lý nợ có vấn đề nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)