Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 116 - 118)

4.3.1.1. Thiết lập chính sách về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế

của NHNN còn nhiều bất cập, chủ yếu dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay mà chưa quy định cụ thể tiêu chí rủi ro, do đó làm giảm bớt khả năng phòng ngừa và xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Thực tế, rất nhiều trường hợp khoản vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng không còn khả năng trả nợ (do thiên tai, thay đổi chính sách…), hay khách hàng có dấu hiệu vay đảo nợ giữa các nhóm khách hàng... rủi ro mất vốn là 100% nhưng lại không được một số Tổ chức tín dụng trích lập dự phòng.

Do đó, NHNN cần sớm ban hành một văn bản bổ sung cho Quy định về việc phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, trong đó nguyên tắc phân loại nợ nên dựa trên cơ sở đánh giá khách hàng (dựa trên cơ sở rủi ro), cụ thể là đánh giá tình hình tài chính, tình hình trả nợ và những nguy cơ gây rủi ro cho tổ chức tín dụng.

4.3.1.2. Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng tại trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC)

Hiện nay ở Việt Nam, CIC là tổ chức duy nhất thực hiện thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Cơ chế thu thập thông tin của CIC theo quy định của NHNN ban hành, qua đó các TCTD định kỳ có trách nhiệm phải báo cáo thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các TCTD được quyền khai thác thông tin ở CIC.

Tuy nhiên, trên thực tế thông tin từ CIC còn mang tính chất chung chung và độ cập nhật không cao. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như chưa đáp ứng được nhu cầu của các TCTD. Mặt khác, các tổ chức tín dụng chưa có sự quan tâm đúng mức độ chính xác của các thông tin, dữ liệu khi báo cáo về CIC, do đó khi thẩm định các doanh nghiệp, rất ít Ngân hàng lấy thông tin từ CIC làm cơ xở để thẩm định.

Do đó, NHNN cần có biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị thông tin tín dụng của CIC. Thực hiện tốt biện pháp này NHNN sẽ cải thiện được tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, chính xác, cập nhật, giúp cho các NHTM thực hiện tốt công tác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế rủi ro nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)