Chính sách quản trịnợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 55 - 62)

3.3.1.1.Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

NHNT đã tự xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2005 và đưa vào chấm điểm khách hàng nhằm hỗ trợ cho quá trình cấp giới hạn tín dụng, cấp tín dụng và đánh giá danh mục tín dụng. Đến năm 2010, NHNT đã xây dựng cơ bản Hệ thống xếp hạng tín dụng với tư vấn của Công ty TNHH Kiểm toán Ernt & Young và hoàn thiện, áp dụng trên toàn diện cho nhiều mục đích quản trị từ năm 2014.

Theo đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được cấu trúc riêng biệt đối với ba đối tượng khách hàng chính, bao gồm:

(i) Khách hàng doanh nghiệp + Doanh nghiệp thông thường + Doanh nghiệp tiềm năng + Doanh nghiệp siêu nhỏ + Doanh nghiệp mới thành lập (ii) Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh

+ Khách hàng cá nhân

+ Khách hàng hộ kinh doanh (iii) Khách hàng định chế tài chính

+ Khách hàng Ngân hàng thương mại

+ Công ty cho thuê tài chính và Công ty tài chính + Công ty chứng khoán

Kết cấu chung của các Bộ chỉ tiêu chấm điểm bao gồm:

+ Bộ chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu, trọng số, giá trị chuẩn, thang điểm của chỉ tiêu.

+ Các chỉ tiêu được phân loại theo nhóm chỉ tiêu tài chính và/hoặc nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Mỗi nhóm chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cấp 1 và cấp 2.

+ Chỉ tiêu cấp 1, cấp 2 có trọng số tính điểm riêng. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 1 bằng 100% trọng số tính điểm của nhóm chỉ tiêu. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 2 bằng 100% trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1 tương ứng đối với nhóm chỉ tiêu tài chính và tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 2 bằng trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1 tương ứng đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính.

+ Trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1, cấp 2 phụ thuộc đặc thù của từng ngành kinh tế, loại hình sở hữu doanh nghiệp... và phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu đến rủi ro tín dụng.

+ Mỗi chỉ tiêu cấp 2 có mức giá trị chuẩn để chấm điểm khách hàng, được xác định trên cơ sở số liệu thống kê và đánh giá của NHNT đối với tất cả các khách hàng cùng loại về chỉ tiêu này. Tương ứng với mỗi giá trị chuẩn này là số điểm của chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm từ mức nhỏ (xấu) nhất đến mức lớn (tốt) nhất.

+ Thang điểm tối đa đối với khách hàng là 100 điểm. Tổng điểm của khách hàng là tổng các tích số giữa điểm tài chính, điểm phi tài chính theo trọng số của từng nhóm và có tính đến yếu tố kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng.

+ Căn cứ tổng điểm, khách hàng được xếp loại vào một trong 16 hạng đối với Khách hàng doanh nghiệp, 15 hạng đối với khách hàng định chế tài chính và 10 hạng đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh.

+ Yếu tố điều chỉnh xếp hạng tín dụng: là yếu tố phản ánh những thông tin/sự kiện bất thường và trọng yếu ảnh hưởng tới năng lực, khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong cuộc khảo sát của tác giả, đối với nội dung liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB (với mức thang điểm 1 đến 5, trong đó điểm 5 là đánh giá cao nhất), 48% người được hỏi đánh giá tiêu chí “Tính đầy đủ các bộ chỉ tiêu tương ứng với từng nhóm khách hàng” chỉ đạt từ 3 điểm trở xuống; 66% người được hỏi đánh giá tiêu chí “Tính dễ dàng trong việc thu thập chính xác dữ liệu của bộ chỉ tiêu” đạt từ 3 điểm trở xuống; 62% người được hỏi đánh giá tiêu chí “Tính hiệu quả của bộ chỉ tiêu trong việc đánh giá khách hàng” đạt từ 1-3 điểm. Chỉ có tiêu chí “Tính đầy đủ trong từng bộ chỉ tiêu đối với từng đối tượng khách hàng” là được đánh giá khá cao, có 88% người được hỏi đánh giá đạt từ 4 điểm trở lên. Điều đó thể hiện việc VCB mới chỉ đi sâu vào một số đối tượng khách hàng, xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá khá đầy đủ, chi tiết cho các đối tượng khách hàng đó. Tuy nhiên,

việc các thông tin thu thập từ phía khách hàng là không hề dễ dàng khiến cho hiệu quả đánh giá là chưa cao.

Hình 3.3. Kết quả khảo sát Hệ thống xếp hạng tín dụng của NHNT

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Như vậy, về cơ bản, NHNT đã xây dựng được một Hệ thống xếp hạng tín dụng khá hoàn chỉnh, bao phủ gần đủ các đối tượng khách hàng (chưa xây dựng được với một số đối tượng khách hàng tổ chức như: Bộ Tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Doanh nghiệp là người không cư trú...). Tuy nhiên, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng mới chỉ được quy định bắt buộc đối với các khách hàng lớn thuộc nhóm doanh nghiệp, định chế tài chính, khuyến khích chấm điểm với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ, cá nhân, hộ kinh doanh. Còn trong thực tế, các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh thường

không được chấm điểm xếp hạng tín dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên như: Số lượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh quá nhiều, dữ liệu phức tạp, không đầy đủ, chính xác ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm, hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu...

3.3.1.2. Chính sách phân bổ tín dụng

NHNT thực hiện phân bổ tín dụng theo các tiêu chí sau:

- Phân bổ theo vùng địa lý: NHNT thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý trên cơ sở hệ thống các chi nhánh. Việc phân định khu vực đầu tư theo vùng địa lý phải dựa trên năng lực, vị trí của từng chi nhánh và theo từng thời kỳ.

- Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động, song không tập trung quá cao vào một loại kỳ hạn cũng như một loại tiền vay. NHNT tuân thủ quy định của NHNN trong từng thời kỳ về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

- NHNT chủ trương phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư:

Đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, không quá tập trung vào một sản phẩm nhất định, chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển các hình thức sản phẩm mới phù hợp với tình hình kinh tế, chiến lược kinh doanh, định hướng hoạt động tín dụng và kế hoạch tín dụng trong từng thời kỳ.

Đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, không quá tập trung vào một đối tượng khách hàng nhất định.

Đa dạng hóa các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, không quá tập trung vào một ngành hoặc lĩnh vực nhất định.

3.3.1.3. Chính sách phân loại nợ và trích lập DPRR

Trong quá trình hoạt động, NHNT luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, NHNN về hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và chính sách phân loại, quản lý nợ nói riêng.

Tuân thủ theo quy định của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập DPRR, HĐQT NHNT đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 20/5/2014 về việc ban hành Chính sách của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng DPRR để xử lý rủi ro tín dụng. Quy định gồm 5 Chương và 22 Điều, quy định cụ thể về việc Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng; Trích lập dự phòng và Sử dụng dự phòng.

- Đối với Phương pháp định lượng: NHNT quy định phân loại nợ theo

đúng quy định của NHNN tại Thông tư số 02 và Thông tư số 09 (chi tiết tại Mục 1.2.1.2 Phân loại nợ), trong đó, có bổ sung thêm các tiêu chí chặt chẽ hơn để tăng khả năng kiểm soát, phòng ngừa đối với rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Đối với Phương pháp định tính: Việc phân loại nợ được thực hiện như sau:

 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

 Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

 Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được NHNT đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

 Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là khả năng tổn thất cao.

 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Việc phân loại nợ theo phương pháp này dựa trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng: Khách hàng doanh nghiệp thông thường, khách hàng doanh nghiệp mới thành lập, Định chế tài chính (căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh từ Báo cáo tài chính cũng như các thông tin phi tài chính của khách hàng). Đối với nhóm khách hàng tổ chức khác (Bộ tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư,...), nhóm khách hàng có dư nợ được bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao và nhóm khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh, NHNT phân loại nợ căn cứ vào tình trạng khoản nợ của khách hàng tại thời điểm phân loại nợ mà không dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Bảng 3.4. Kết quả phân loại nợ dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp thông thƣờng

Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ

Từ 94 đến 100 AAA Nhóm 1 Từ 88 đến dưới 94 AA+ Nhóm 1 Từ 83 đến dưới 88 AA Nhóm 1 Từ 78 đến dưới 83 A+ Nhóm 1 Từ 73 đến dưới 78 A Nhóm 1 Từ 70 đến dưới 73 BBB Nhóm 2 Từ 67 đến dưới 70 BB+ Nhóm 2 Từ 64 đến dưới 67 BB Nhóm 2 Từ 62 đến dưới 64 B+ Nhóm 2 Từ 60 đến dưới 62 B Nhóm 3 Từ 58 đến dưới 60 CCC Nhóm 3 Từ 54 đến dưới 58 CC+ Nhóm 3 Từ 51 đến dưới 54 CC Nhóm 3 Từ 48 đến dưới 51 C+ Nhóm 3 Từ 45 đến dưới 48 C Nhóm 3 Dưới 45 D Nhóm 3

Đối với các nội dung liên quan đến Hệ thống phân loại nợ và trích lập DPRR của VCB, khảo sát của tác giả cho thấy người được hỏi đánh giá khá cao về Hệ thống này. Điều đó được thể hiện qua các tiêu chí “Tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng nhà nước”; “Phân loại nợ các khoản nợ chính xác, hiệu quả”; “Trích lập dự phòng đầy đủ, đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng” được chấm điểm khá cao, tương ứng là 98%,90%,96% người được hỏi đánh giá từ 4 điểm trở lên. Ngoài ra,70% người được hỏi cũng có ý kiến từ đồng ý trở lên rằng “Hệ thống Văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện phân loại nợ và xử lý dự phòng rủi ro đầy đủ, rõ ràng”.

3.3.3.2. Chính sách quản lý và xử lý nợ có vấn đề

Chính sách quản lý nợ có vấn đề của NHNT được quy định tại quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD ngày 7/4/2009, quy định những nội dung cơ bản nhất trong việc quản lý toàn diện nợ có vấn đề có thể phát sinh trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm các mục đích:

- Đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn; tối thiểu hóa tổn thất xảy ra; - Đảm bảo tuân thủ các Quy định có liên quan của pháp luật;

- Xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý, công cụ đo lường và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản trị nợ có vấn đề.

- Các quy định chung trong việc xử lý nợ có vấn đề.

Tuy nhiên, văn bản trên chỉ quy định các vấn đề chung nhất trong việc xử lý nợ có vấn đề mà không đưa ra được quy trình cụ thể trong việc quản trị nợ có vấn đề, từ nhận biết, phân loại, ngăn ngừa cho đến xử lý. Thứ hai, văn bản trên ra đời đã từ lâu, không có thêm các văn bản hướng dẫn, bổ sung nên đã lỗi thời, lạc hậu không mang tính thời sự với tình hình hiện nay, dẫn đến việc xử lý nợ gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện theo quy định trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)