Trong những năm gần đây, NHNT đang chuyển dần hướng phát triển tín dụng sang bản lẻ, điều đó dẫn đến việc đối tượng cho vay được mở rộng,
đa dạng hơn, duy trì các ngành cho vay truyền thống và mở rộng sang các ngành mới, với các chính sách, sản phẩm ưu đãi, chuyên biệt hơn cho từng loại đối tượng. Tuy nhiên, sự chuyển biến trên diễn ra khá thận trọng và chậm rãi. Trong một cuộc khảo sát gần đây của tác giả, lượng người được hỏi cho rằng “đối tượng cho vay tại Ngân hàng tập trung vào một số doanh nghiệp lớn”, “tập trung cho vay vào một số ngành”, “các sản phẩm cho đối tượng khách hàng bán lẻ còn hạn chế, chưa phù hợp” vẫn chiếm lượng khá lớn, tương ứng là 66%,62%,72%.
Hình 3.2. Kết quả khảo sát đối tƣợng cho vay của NHNT
(Nguồn: Điều tra của tác giả) 3.2.2.1.Theo đối tượng khách hàng
tượng khách hàng trong giai đoạn từ 2014-2016. Đáng kể nhất là dư nợ của các doanh nghiệp Nhà nước đã giảm từ 28% năm 2014 xuống 23% trong năm 2015 và xuống 20% trong năm 2016, không còn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tín dụng. Sự tăng lên mạnh mẽ nhất là đối tượng khách hàng cá nhân, trong vòng 3 năm, tỷ trọng của đối tượng này đã tăng 9%, từ 16% năm 2014 đến 25% năm 2016.
Bảng 3.1. Dƣ nợ phân theo đối tƣợng khách hàng
Đối tƣợng 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016
Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ %
Doanh nghiệp Nhà nước 89.832 28% 90.159 23% 91.010 20% Công ty TNHH 67.809 21% 81.132 21% 96.012 21% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 17.730 6% 25.944 7% 30.451 7% Hợp tác xã và công ty tư nhân 6.048 2% 7.713 2% 7.453 2%
Cá nhân 51.740 16% 77.827 20% 115.813 25%
Công ty cổ phần và đối tượng khác 88.162 27% 101.866 26% 116.398 25%
Tổng 321.322 100% 384.644 100% 457.138 100%
(Nguồn:Báo cáo kiểm toán của NHNT năm 2014, 2015, 2016)
NHNT cũng chú trọng đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp cổ phần và đối tượng khác (ban hành một số sản phẩm cho vay mới hướng tới đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ) nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần khác. Điều đó khiến cho 2 nhóm khách hàng này vươn lên cùng chiếm tỷ lệ cao nhất trong danh mục tín dụng: đều là 25% năm 2016. Cho vay công ty trách nhiệm hữu hạn đã có xu hướng duy trì ổn định ở mức 21% trong cả 03 năm. Điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng trong giảm tỷ lệ khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước và tăng tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân nhằm đa dạng hóa danh mục cho vay.
3.2.2.2.Theo ngành nghề
vay của các nhóm ngành trên tổng dư nợ hầu như không biến động quá nhiều. Tuy nhiên trong nội bộ một số nhóm ngành, sự tăng trưởng dư nợ qua các năm là tương đối đáng kể. NHNT vẫn tập trung vào một số ngành chủ đạo như: Sản xuất và gia công chế biến, thương mại và dịch vụ, các ngành khác. Trong khi đó, một số ngành vẫn bị hạn chế, không nới lỏng “room” tín dụng như khai khoáng, nông lâm và thủy hải sản, nhà hàng, khách sạn, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc do đánh giá về rủi ro đối với các ngành này là khá cao trong giai đoạn kinh tế như hiện nay. Định hướng này tỏ ra khá đúng đắn, phù hợp khi mà hàng loạt nợ xấu của các khách hàng trong các lĩnh vực này đã phát sinh, gây tổn thất lớn cho các Ngân hàng, nhiều vụ việc còn bị khởi tố hình sự, trở thành các “Đại án” ngân hàng.
Bảng 3.2. Dƣ nợ phân theo ngành kinh tế
Ngành nghề 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016
Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ %
Xây dựng 16.177 5% 21.093 5% 24.900 5%
Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt và nước 23.622 7% 27.270 7% 28.618 6%
Sản xuất và gia công chế biến 110.505 34% 121.052 31% 139.144 30%
Khai khoáng 13.881 4% 17.375 5% 18.434 4%
Nông lâm và thủy hải sản 7.559 2% 10761 3% 12.738 3%
Vận tải kho bãi và thông tin
liên lạc 14.876 5% 23.550 6% 26.327 6%
Thương mại, dịch vụ 94.526 29% 105.498 27% 117.594 26%
Nhà hàng, khách sạn 8.807 3% 8.761 2% 8.459 2%
Khác 31.368 10% 49.283 13% 80.923 18%
Tổng 321.322 100% 384.644 100% 457.138 100%
(Nguồn: Báo cáo kiểm toán của NHNT năm 2014, 2015, 2016) 3.2.2.3.Theo kỳ hạn cho vay
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn không có sự dịch chuyển lớn qua các năm. Các khoản vay trung hạn không có sự thay đổi rõ rệt (10% trong năm 2014,
11% trong năm 2015 và 11% năm 2016), chiếm tỷ trọng nhỏ trong danh mục cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn hơn 50% là phù hợp với hoạt động cho vay truyền thống của ngân hàng trong tập trung cho vay vốn lưu động và tạo thuận lợi thương mại nước ngoài, tuy nhiên cũng có sự sụt giảm dần (giảm 7% trong 2 năm, từ 64% năm 2014 xuống còn 57% năm 2016) và chuyển dịch dần sang cho vay dài hạn (tăng từ 26% năm 2014 lên 32% năm 2016).
Bảng 3.3. Dƣ nợ phân theo kỳ hạn cho vay
Kỳ hạn 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016 Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Tỷ VNĐ % Ngắn hạn 206.751 64% 230.106 60% 259.279 57% Trung hạn 32.420 10% 41.599 11% 51.214 11% Dài hạn 82.150 26% 112.938 29% 112.938 32% Tổng 321.322 100% 384.644 100% 457.138 100%
(Nguồn:Báo cáo kiểm toán của NHNT năm 2014, 2015, 2016)
Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc chuyển dịch trên như: NHNT thực hiện chặt chẽ hơn trong việc quản trị rủi ro tín dụng (giảm cho vay ngắn hạn, cho vay vốn lưu động do rủi ro trong việc kiểm soát vốn cho vay, dòng tiền khách hàng), chuyển dịch dần sang đối tượng khách hàng cá nhân (trong đó vay dài hạn mua bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn),...
3.3. Hoạt động quản trị nợ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng VN
3.3.1. Chính sách quản trị nợ
3.3.1.1.Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
NHNT đã tự xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2005 và đưa vào chấm điểm khách hàng nhằm hỗ trợ cho quá trình cấp giới hạn tín dụng, cấp tín dụng và đánh giá danh mục tín dụng. Đến năm 2010, NHNT đã xây dựng cơ bản Hệ thống xếp hạng tín dụng với tư vấn của Công ty TNHH Kiểm toán Ernt & Young và hoàn thiện, áp dụng trên toàn diện cho nhiều mục đích quản trị từ năm 2014.
Theo đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được cấu trúc riêng biệt đối với ba đối tượng khách hàng chính, bao gồm:
(i) Khách hàng doanh nghiệp + Doanh nghiệp thông thường + Doanh nghiệp tiềm năng + Doanh nghiệp siêu nhỏ + Doanh nghiệp mới thành lập (ii) Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh
+ Khách hàng cá nhân
+ Khách hàng hộ kinh doanh (iii) Khách hàng định chế tài chính
+ Khách hàng Ngân hàng thương mại
+ Công ty cho thuê tài chính và Công ty tài chính + Công ty chứng khoán
Kết cấu chung của các Bộ chỉ tiêu chấm điểm bao gồm:
+ Bộ chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu, trọng số, giá trị chuẩn, thang điểm của chỉ tiêu.
+ Các chỉ tiêu được phân loại theo nhóm chỉ tiêu tài chính và/hoặc nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Mỗi nhóm chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cấp 1 và cấp 2.
+ Chỉ tiêu cấp 1, cấp 2 có trọng số tính điểm riêng. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 1 bằng 100% trọng số tính điểm của nhóm chỉ tiêu. Tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 2 bằng 100% trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1 tương ứng đối với nhóm chỉ tiêu tài chính và tổng trọng số tính điểm của các chỉ tiêu cấp 2 bằng trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1 tương ứng đối với nhóm chỉ tiêu phi tài chính.
+ Trọng số tính điểm của chỉ tiêu cấp 1, cấp 2 phụ thuộc đặc thù của từng ngành kinh tế, loại hình sở hữu doanh nghiệp... và phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu đến rủi ro tín dụng.
+ Mỗi chỉ tiêu cấp 2 có mức giá trị chuẩn để chấm điểm khách hàng, được xác định trên cơ sở số liệu thống kê và đánh giá của NHNT đối với tất cả các khách hàng cùng loại về chỉ tiêu này. Tương ứng với mỗi giá trị chuẩn này là số điểm của chỉ tiêu được đánh giá theo thang điểm từ mức nhỏ (xấu) nhất đến mức lớn (tốt) nhất.
+ Thang điểm tối đa đối với khách hàng là 100 điểm. Tổng điểm của khách hàng là tổng các tích số giữa điểm tài chính, điểm phi tài chính theo trọng số của từng nhóm và có tính đến yếu tố kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng.
+ Căn cứ tổng điểm, khách hàng được xếp loại vào một trong 16 hạng đối với Khách hàng doanh nghiệp, 15 hạng đối với khách hàng định chế tài chính và 10 hạng đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh.
+ Yếu tố điều chỉnh xếp hạng tín dụng: là yếu tố phản ánh những thông tin/sự kiện bất thường và trọng yếu ảnh hưởng tới năng lực, khả năng trả nợ của khách hàng.
Trong cuộc khảo sát của tác giả, đối với nội dung liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB (với mức thang điểm 1 đến 5, trong đó điểm 5 là đánh giá cao nhất), 48% người được hỏi đánh giá tiêu chí “Tính đầy đủ các bộ chỉ tiêu tương ứng với từng nhóm khách hàng” chỉ đạt từ 3 điểm trở xuống; 66% người được hỏi đánh giá tiêu chí “Tính dễ dàng trong việc thu thập chính xác dữ liệu của bộ chỉ tiêu” đạt từ 3 điểm trở xuống; 62% người được hỏi đánh giá tiêu chí “Tính hiệu quả của bộ chỉ tiêu trong việc đánh giá khách hàng” đạt từ 1-3 điểm. Chỉ có tiêu chí “Tính đầy đủ trong từng bộ chỉ tiêu đối với từng đối tượng khách hàng” là được đánh giá khá cao, có 88% người được hỏi đánh giá đạt từ 4 điểm trở lên. Điều đó thể hiện việc VCB mới chỉ đi sâu vào một số đối tượng khách hàng, xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá khá đầy đủ, chi tiết cho các đối tượng khách hàng đó. Tuy nhiên,
việc các thông tin thu thập từ phía khách hàng là không hề dễ dàng khiến cho hiệu quả đánh giá là chưa cao.
Hình 3.3. Kết quả khảo sát Hệ thống xếp hạng tín dụng của NHNT
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Như vậy, về cơ bản, NHNT đã xây dựng được một Hệ thống xếp hạng tín dụng khá hoàn chỉnh, bao phủ gần đủ các đối tượng khách hàng (chưa xây dựng được với một số đối tượng khách hàng tổ chức như: Bộ Tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Doanh nghiệp là người không cư trú...). Tuy nhiên, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng mới chỉ được quy định bắt buộc đối với các khách hàng lớn thuộc nhóm doanh nghiệp, định chế tài chính, khuyến khích chấm điểm với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ, cá nhân, hộ kinh doanh. Còn trong thực tế, các đối tượng là cá nhân, hộ kinh doanh thường
không được chấm điểm xếp hạng tín dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình trên như: Số lượng khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh quá nhiều, dữ liệu phức tạp, không đầy đủ, chính xác ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm, hệ thống công nghệ thông tin lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu...
3.3.1.2. Chính sách phân bổ tín dụng
NHNT thực hiện phân bổ tín dụng theo các tiêu chí sau:
- Phân bổ theo vùng địa lý: NHNT thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý trên cơ sở hệ thống các chi nhánh. Việc phân định khu vực đầu tư theo vùng địa lý phải dựa trên năng lực, vị trí của từng chi nhánh và theo từng thời kỳ.
- Phân bổ theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay phải đảm bảo phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn huy động, song không tập trung quá cao vào một loại kỳ hạn cũng như một loại tiền vay. NHNT tuân thủ quy định của NHNN trong từng thời kỳ về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.
- NHNT chủ trương phân bổ theo loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư:
Đa dạng hóa các sản phẩm vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, không quá tập trung vào một sản phẩm nhất định, chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển các hình thức sản phẩm mới phù hợp với tình hình kinh tế, chiến lược kinh doanh, định hướng hoạt động tín dụng và kế hoạch tín dụng trong từng thời kỳ.
Đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, không quá tập trung vào một đối tượng khách hàng nhất định.
Đa dạng hóa các mặt hàng và lĩnh vực đầu tư theo nguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, không quá tập trung vào một ngành hoặc lĩnh vực nhất định.
3.3.1.3. Chính sách phân loại nợ và trích lập DPRR
Trong quá trình hoạt động, NHNT luôn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật, NHNN về hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và chính sách phân loại, quản lý nợ nói riêng.
Tuân thủ theo quy định của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập DPRR, HĐQT NHNT đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-HĐQT.CSTD ngày 20/5/2014 về việc ban hành Chính sách của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng DPRR để xử lý rủi ro tín dụng. Quy định gồm 5 Chương và 22 Điều, quy định cụ thể về việc Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng; Trích lập dự phòng và Sử dụng dự phòng.
- Đối với Phương pháp định lượng: NHNT quy định phân loại nợ theo
đúng quy định của NHNN tại Thông tư số 02 và Thông tư số 09 (chi tiết tại Mục 1.2.1.2 Phân loại nợ), trong đó, có bổ sung thêm các tiêu chí chặt chẽ hơn để tăng khả năng kiểm soát, phòng ngừa đối với rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Đối với Phương pháp định tính: Việc phân loại nợ được thực hiện như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được NHNT đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được NHNT đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Việc phân loại nợ theo phương pháp này dựa trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng: Khách hàng doanh nghiệp thông thường, khách hàng doanh nghiệp mới thành lập, Định chế tài chính (căn cứ trên kết quả hoạt động kinh doanh từ Báo cáo tài chính cũng như các thông tin phi tài chính của khách hàng). Đối với nhóm khách hàng tổ chức khác (Bộ tài chính, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư,...), nhóm khách hàng có dư nợ được bảo đảm bằng tài sản có tính thanh khoản cao và nhóm khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh, NHNT phân loại nợ căn cứ vào tình trạng khoản nợ của khách hàng tại thời điểm phân loại nợ mà không dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Bảng 3.4. Kết quả phân loại nợ dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp thông thƣờng