tượng tham gia cấp tín dụng nói riêng và quản trị nợ nói chung theo mô hình của ING Bank (Hà Lan). Nhìn chung, cho đến nay, mô hình bộ máy tổ chức quản tri nợ của Ngân hàng được đánh gia là hoạt động hiệu quả. Có đến 78% người được hỏi đồng ý và rất đồng ý với nhận định này. Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban chính tham gia trong mô hình quản trị nợ như sau:
Hình 3.4. Tổ chức và chức năng của hệ thống quản trị nợ
(Nguồn: Tác giá tổng hợp)
Phòng Khách hàng Phòng Quản lý nợ
Hội đồng xử lý rủi ro TW
Hội đồng quản trị
Uỷ ban Quản lý rủi ro
Ban điều hành Bộ phận chức năng TSC Phòng CSTD Phòng Công nợ Phòng PDTD Các Ban KH Phòng QLN Giám đốc và Phó Giám đốc CN Phòng chức năng tại chi nhánh
Bảng 3.5. Chức năng các đơn vị trong quy trình quản trị nợ tại NHNT Đơn vị Chức năng trong quy trình quản trị nợ
Hội đồng quản trị - Định hướng chiến lược kinh doanh, khẩu vị rủi ro của NHNT trong ngắn và trung dài hạn.
- Ban hành các chính sách về quản trị nợ như: phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro phù hợp quy định pháp luật để triển khai trong hệ thống.
Hội đồng XLRR - Quyết định sử dụng quỹ DPRR tín dụng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ xấu.
Ban điều hành - Chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc quản trị danh mục tài sản có (danh mục nợ) phù hợp định hướng chiến lược kinh doanh, khẩu vị rủi ro của NHNT. - Ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý DPRR đối với các khoản nợ xấu.
P. Chính sách tín dụng
- Đầu mối đề xuất, ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến công tác quản trị nợ như: Chính sách phân loại nợ, Quy định xếp hạng tín dụng đối với khách hàng...
- Xây dựng chính sách tín dụng đối với từng ngành kinh tế phù hợp khẩu vị rủi ro và định hướng kinh doanh từng thời kỳ.
P. Phê duyệt tín dụng Chịu trách nhiệm phê duyệt, cấp tín dụng/từ chối cấp tín dụng đối với các khoản đề xuất cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh theo đúng định hướng tín dụng từng thời kỳ.
P. Công nợ - Đầu mối chịu trách nhiệm về công tác quản lý nợ, bao gồm phân loại nợ, trích lập và xử lý thu hồi nợ của hệ thống.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc, trực tiếp thu hồi các khoản nợ xấu/nợ có vấn đề theo kế hoạch được giao.
Đơn vị Chức năng trong quy trình quản trị nợ
- Đề xuất ban hành các văn bản, quy định hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ có vấn đề.
- Đầu mối rà soát, đánh giá hồ sơ xin xử lý DPRR tín dụng các đơn vị đề xuất, trình HĐ XLRR TW.
P. Quản lý nợ - Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc mở tài khoản vay/hợp đồng, cập nhật hệ thống, giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liện trên hồ sơ.
- Quản lý rủi ro tác nghiệp trong hoạt động tín dụng, đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước qui định trong Quy trình tín dụng.
- Quản lý các thông tin về khoản nợ tại đơn vị
Chi nhánh - Thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng theo đúng thẩm quyền và quy định của NHNT và quy định của pháp luật.
- Trực tiếp xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ có vấn đề, đảm bảo kế hoạch chỉ tiêu chất lượng tín dụng được giao. Ban KH/ Phòng
khách hàng tại Chi nhánh
- Đầu mối duy trì và phát triển quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng.
- Phân tích rủi ro và thẩm định giới hạn tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng
- Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục khách hàng
(Nguồn: Tác giá tổng hợp)