Hoàn thiện chính sách, văn bản quản trịnợ xấu, nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 94 - 97)

Một trong những giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và xử lý nợ có vấn đề hiện tại của Ngân hàng Ngoại thương là cần hoàn thiện, bố sung các Quy định, các văn bản quy định về hoạt động xử lý nợ có vấn đề. Các quy định về xử lý nợ tại Ngân hàng Ngoại thương hiện tại chỉ mang tính định hướng chung, chưa hướng dẫn cụ thể các bước để xử lý một khoản nợ có vấn đề phát sinh.

4.2.1.1. Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề

Ngân hàng Ngoại thương cần xây dựng một quy trình chuẩn về việc quản lý và xử lý nợ có vấn đề, trong đó hướng dẫn cụ thể biện pháp, thời gian và thẩm quyền của từng cấp quyết định, xử lý đối với các khoản nợ. Khi xảy ra nợ có vấn đề, căn cứ vào quy trình hướng dẫn, từng cán bộ, từng chi nhánh sẽ biết cần phải có hướng xử lý, biện pháp áp dụng cũng như cần liên lạc với Phòng ban nào của Trụ sở chính để hỗ trợ giúp đỡ xử lý công việc phát sinh. Đối với đề xuất này, qua khảo sát, có 88% người được hỏi đồng ý và 12% rất đồng ý với nhận định “Ngân hàng cần xây dựng quy trình chuẩn và hệ thống văn bản về quản lý và xử lý nợ có vấn đề”. Do đó, có thể thấy vấn đề này là vô cùng quan trọng và bức thiết đối với NHNT hiện nay.

Qua nghiên cứu tình hình thực tiễn công tác xử lý nợ tại NHNT và tham khảo tại các ngân hàng TMCP, tác giả đề xuất quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề áp dụng tại NHNT như sau:

Bảng 4.1. Quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề Nội dung Ghi chú

Bước 1

Phát hiện các khoản nợ có khả năng chuyển nợ xấu và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Hệ thống cảnh báo, phát hiện bao gồm hai cấp: Cấp TSC (bao gồm các phòng ban chức năng về quản lý nợ, quản lý rủi ro, các bộ phận kiểm tra, giám sát) và cấp Chi nhánh (các phòng KH, QLN và các đơn vị tác nghiệp liên quan)

Bước 2 Rà soát, đánh giá hồ sơ khoản nợ

Nợ xấu và nợ ngoại bảng thực hiện từ bước này

Bước 3 Làm việc trực tiếp với khách hàng, báo cáo kết quả làm việc Bước 4 Xây dựng và phê duyệt biện

pháp xử lý nợ có vấn đề

Cấp thẩm quyền phê duyệt:Hai cấp: tại Chi nhánh và tại TSC

Bước 5 Thực hiện biện pháp xử lý nợ có vấn đề

Bước 6 Kiểm tra, đánh giá kết quả xử lý nợ có vấn đề

Bước 7 Lưu trữ hồ sơ

(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu)

Trong đó, “Bước 1: Phát hiện các khoản nợ có khả năng chuyển nợ xấu và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời” là bước quan trọng nhất bởi chỉ có xác định đúng, chính xác được tình hình, thực trạng các khoản nợ này thì mới có thể đưa ra biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời, giảm thiểu thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Đây được coi như là bước “phòng bệnh” trong quá trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề.

4.2.1.2. Hệ thống văn bản xử lý nợ có vấn đề

thống văn bản xử lý nợ đầy đủ, hoàn thiện để làm cơ sở cho công tác xử lý nợ. Bên cạnh việc thiếu các văn bản như quy định về xử lý tài sản bảo đảm, quy định về miễn giảm phí thì nhiều văn bản đã lạc hậu, chưa cập nhật các quy định mới nhất của pháp luật. Do đó, một số đề xuất mà tác giả đưa ra để Ngân hàng Ngoại thương hoàn thiện hệ thống văn bản xử lý nợ như sau:

- Ngân hàng Ngoại thương nên xây dựng Sổ tay Xử lý nợ, bao gồm những nội dung chính của quy trình xử lý nợ, điều kiện áp dụng các biện pháp xử lý nợ , kinh nghiệm trong quá trình xử lý nợ, cũng như số điện thoại liên lạc trong Hệ thống xử lý nợ từ cấp Chi nhánh đến Trụ sở chính. Sổ tay này sẽ được coi như cẩm nang bỏ túi trong nghiệp vụ xử lý nợ, hữu ích trong việc trợ giúp cho các cán bộ xử lý nợ trong quá trình tác nghiệp.

- Chỉnh sửa, bổ sung Quy định về Mua bán nợ: Quy định về Mua, bán nợ tại Ngân hàng Ngoại thương được ban hành gần nhất năm 2016, trong đó đã quy định khá đầy đủ theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, văn bản vẫn cần phải bổ sung thêm một số nội dung để việc áp dụng vào thực tế hiệu quả hơn. Nội dung gây nhiều khó khăn cho các Chi nhánh khi áp dụng và cần được bổ sung, xem xét cụ thể lại là Giá trị khoản nợ. Việc xác định giá trị khoản nợ để làm cơ sở cho giá bán nợ hiện nay không được quy định rõ trong văn bản, hầu hết giá trị khoản nợ đều do chi nhánh tự xem xét, định giá và trình lên Hội đồng mua bán nợ Trung ương quyết định. Trên thực tế, có rất nhiều khoản nợ khi được Chi nhánh trình lên không được phê duyệt do xác định giá trị và giá bán không hợp lý. Vì vậy, để tránh thời gian kéo dài và tăng tính hiệu quả của biện pháp mua bán nợ, Ngân hàng Ngoại thương cần quy định rõ cách xác định giá trị khoản nợ trong văn bản để có mức giá thống nhất từ chi nhánh đến Trung ương, đồng thời bảo đảm tính khách quan, minh bạch của việc bán nợ.

tại của Ngân hàng Ngoại thương, việc áp dụng biện pháp miễn, giảm lãi vay chỉ áp dụng đối với các khách hàng gặp tổn thất khách quan về tài sản, ví dụ như: thiên tai, hỏa hoạn, cháy nổ… ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dẫn đến không có nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Điều này không phù hợp trong thực tế, vì nếu quy định như vậy chỉ có rất ít các khách hàng có thể áp dụng biện pháp này mặc dù mục đích áp dụng là hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn và phục hồi hoạt động lại. Quy đinh về biện pháp Miễn, giảm lãi cần thay đổi để có thể áp dụng cho những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh vì lý do kinh doanh kém hiệu quả do ảnh hưởng của thị trường dẫn đến không có khả năng trả hết nợ gốc, lãi vay cho Ngân hàng.

- Xây dựng, ban hành Quy định về tham gia tố tụng và thi hành án dân sự để làm hành lang pháp lý cho công tác xử lý nợ bởi các quy định cũ (QĐ 482/QĐ-NHNT.PC Quy định về thu hồi nợ bằng biện pháp khởi kiện trong hệ thống NHNT năm 2010) đã không còn phù hợp với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Luật thi hành án dân sự năm 2014 và các văn bản hướng dẫn, điều chỉnh thi hành khác của pháp luật.

- Xây dựng, ban hành Quy định về xử lý TSBĐ của NHNT để các bộ phận, đơn vị xử lý nợ có cơ sở trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)