Danh mục tín dụng của NHNT tại ngày 31/12/2016 có tổng dư nợ lên đến 457 nghìn tỷ đồng (2014: 321 nghìn tỷ đồng), chiếm 57% tổng tài sản của ngân hàng (2014: 54%). Với Trụ sở chính và hơn 100 chi nhánh trên toàn quốc, Ngân hàng có một mạng lưới vững chắc rộng khắp để cung cấp dịch vụ tín dụng tới hơn 80 triệu khách hàng.
Các khoản cho vay và ứng trước cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân với tỷ lệ tương ứng là 89% và 11% trên tổng giá trị các khoản cho vay, cơ cấu có thay đổi nhẹ theo hướng tăng dần tỷ trọng bán lẻ. Hiện nay, mặc dù tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng cá nhân chiếm một phần nhỏ trên tổng dư nợ, nhưng để mở rộng thị trường và cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, NHNT cũng đã có các chính sách phát triển mạng lưới bán lẻ, với tỷ lệ dư nợ tăng lên qua các năm.
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2016, dư nợ tín dụng của ngân hàng đã tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế cùng với tác động tích cực của Chương trình Hỗ trợ Lãi suất;
tiếp cận khách hàng mới; đặc biệt là sự thành lập các chi nhánh mới ở những khu vực kinh tế mới phát triển, nơi có nhu cầu tài trợ vốn cao;
- Tham gia cung cấp những khoản tín dụng cho các dự án lớn, đóng vai trò là ngân hàng đầu mối hoặc ngân hàng thành viên trong các hợp đồng tài trợ;
- Đa dạng hóa các dịch vụ tín dụng để có thể cạnh tranh với các NHTM khác.
Mức tăng trưởng tín dụng 18,9% của NHNT tuy chỉ ở mức trung bình so với mức tăng trưởng tín dụng chung của ngành ngân hàng Việt Nam (18,71%), nhưng sự tăng trưởng ở mức độ này cũng đặt ra yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ rủi ro từ hoạt động tín dụng.
Mặc dù chiếm một tỷ lệ lớn trong danh mục tín dụng, cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã giảm nhẹ từ 40% xuống còn 35%. Tuy nhiên, tín hiệu tốt là tỷ lệ của những khoản cho vay được đảm bảo tăng từ 56% trong năm 2014 lên 75% trong năm 2016, tương ứng với tăng lên của các khoản cho vay trong khu vực tư nhân. Sự phát triển tích cực này chỉ ra rằng NHNT đã tập trung chiến lược hướng tới tính thương mại và đa dạng hóa hơn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cải tiến chất lượng của tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Cho vay bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD có sự tăng nhẹ từ 32% lên 34% do (i) đối tượng cho vay ngoại tệ mở rộng; (ii) gói Hỗ trợ lãi suất VNĐ ngắn hạn đã kết thúc; (iii) chênh lệch lãi suất ngoại tệ và VNĐ lớn.
Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng chung và tốc độ tăng trưởng cho vay trung dài hạn. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn chuyển dịch dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn, trong khi tỷ trọng cho vay trung hạn không có sự biến động lớn.
Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong 3 năm
(Nguồn: Nguồn báo cáo kiểm toán từ năm 2014 đến 2016)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng là ổn định trong 3 năm từ năm 2014 đến 2016, lần lượt là 17,7% năm 2014, 19,7% năm 2015 và 18,9% năm 2016. Đặc biệt là giai đoạn cuối năm 2016, nhu cầu tín dụng để đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản tăng cao sau một thời gian dài đóng băng, trì trệ đã bắt đầu một xu hướng mới, báo hiệu cho nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc sau giai đoạn trầm lắng. Một nguyên nhân nữa là NHNT đã có nhiều sản phẩm tín dụng hơn nhằm thu hút khách hàng, thành phần các khách hàng cũng được đa dạng hóa hơn cho phù hợp với định hướng phát triển.
Bên cạnh đó, sự thay đổi loại hình sở hữu, từ ngân hàng Quốc doanh sang Ngân hàng thương mại cổ phần, cũng là nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới sự biến động mạnh mẽ của danh mục tín dụng. Ngân hàng đã thay đổi chiến lược hoạt động và kinh doanh để cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác và thỏa mãn nhu cầu từ các cổ đông.