Định hướng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 92 - 93)

Trước những yêu cầu cấp bách của hội nhập nền kinh tế quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương đã xác định mục tiêu cụ thể là: “Đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất Châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới, được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất”.

Nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh doanh dự kiến trong kế hoạch với mục tiêu phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng của khu vực và quốc tế vào năm 2020, Ngân hàng Ngoại thương cần có những bước đi cụ thể như sau:

(i) Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, trong đó bao gồm tăng quy mô vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu, tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu NH và thu hút các nhà đầu tư tiềm tàng. Trên cơ sở kết quả xử lý nợ đạt được, Ngân hàng Ngoại thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng công tác tín dụng, đưa vào áp dụng các mô thức quản trị tín dụng hiện đại, áp dụng việc phân loại nợ và trích lập DPRR theo chuẩn mực quốc tế để đảm bảo lành mạnh hóa tình hình tài chính theo đúng các chuẩn mực quốc tế.

(ii) Nâng cao năng lực điều hành và quản trị Ngân hàng:

+ Xây dựng mô hình tổ chức mới, hiện đại, hướng tới khách hàng, đáp ứng được các yêu cầu phát triển và giải phóng được mọi nguồn lực sẵn có.

+ Đổi mới và đưa vào áp dụng cơ chế quản trị tiên tiến, tuân theo các chuẩn mực quốc tế.

(iii) Phát triển, mở rộng công tác nghiên cứu, phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư bên cạnh mảng hoạt động kinh doanh lõi của ngân hàng thương mại, phấn đấu trở thành tập đoàn tài chính đa năng vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)