Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tình hình thực hiện quản trị nợ tại các Chi nhánh chưa được NHNT thực hiện định kỳ, thường xuyên với tất cả các Chi nhánh và đơn vị kinh doanh mà chỉ thực hiện được một số chi nhánh theo kỳ kiểm tra, kiểm toán. Để việc theo dõi, quản lý nợ được sát sao và thực hiện thường xuyên, liên tục, NHNT có thể xem xét thực hiện điều chỉnh mô hình quản trị nợ theo hướng bổ sung bộ phận kiểm tra nội bộ tại các khu vực, Chi nhánh như sau:
Hình 4.1. Đề xuất Hệ thống kiểm tra trong mô hình quản trị nợ
(Nguồn: Tác giả tự đề xuất)
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận kiểm tra các khu vực, Chi nhánh như sau:
- Rà soát việc thực hiện quản trị nợ bao gồm: quy trình cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng, phân loại nợ, xử lý nợ đối với khách hàng;
- Rà soát, đánh giá khách hàng và đề xuất điều chỉnh nhóm nợ, dư nợ, biện pháp xử lý (nếu có);
- Đánh giá hiệu quả, biện pháp quản trị nợ đối với danh mục khách hàng tại các Chi nhánh, khu vực quản lý.
Kết quả khảo sát của tác giả cũng phản ánh kết quả việc “Tăng cường hoạt động công tác thanh tra, giám sát thông qua bổ sung các tổ thanh tra giám sát theo khu vực để bám sát hoạt động các chi nhánh” là cần thiết và hợp
Bộ phận Kiểm tra Miền Bắc Hội đồng xử lý rủi ro
TW
Hội đồng quản trị
Uỷ ban Quản lý rủi ro
Ban điều hành Bộ phận chức năng TSC Phòng CSTD Phòng Công nợ P. PDTD Các Ban KH Quản lý nợ Bộ phận Kiểm tra Miền Trung Bộ phận Kiểm tra Miền Trung Chi nhánh Miền Bắc Chi nhánh Miền Trung Chi nhánh Miền Nam
lý khi mà có đến 68% người được hỏi đồng ý trở lên với nhận định trên, chỉ có 10% người được hỏi không đồng ý và 22% không có ý kiến.
4.2.3. Hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng nhằm mục đích xếp hạng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của Ngân hàng. Qua nghiên cứu, tác giả đã nhận thấy hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNT vẫn tồn tại hai vấn đề lớn: (i) Chưa hoàn thiện do chưa xây dựng đầy đủ bộ chỉ tiêu đối với một số khách hàng; (ii) Chưa áp dụng được trong thực tiễn đối với một số đối tượng khách hàng (cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức khác...). Kết quả khảo sát của tác giả cũng cho thấy đa phần người được hỏi đồng ý và rất đồng ý rằng “Ngân hàng cần có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng” (tỷ lệ 80%); trong khi chỉ có 14% không đồng ý và 6% không có ý kiến. Để khắc phục vấn đề này, tác giả có đưa ra một số đề xuất để NHNT xem xét như sau:
+ Xây dựng bổ sung bộ chỉ tiêu đối với một số đối tượng khách hàng còn thiếu như: Bộ tài chính, Quỹ đầu tư, Công ty bảo hiểm...
+ Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các bộ chỉ tiêu chấm điểm và sửa đổi bổ sung cho phù hợp để áp dụng hiệu quả trong thực tế đối với các bộ chỉ tiêu đã có. + Áp dụng thí điểm việc chấm điểm đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh tại một số Chi nhánh và tiến tới hoàn thiện, áp dụng trên toàn hệ thống.
+ Sau khi đã hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cần sử dụng hệ thống này làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp.
Vì vậy, NHNT có thể xem xét xây dựng, bổ sung (đối với một số đối tượng khách hàng còn thiếu) và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cả ba nhóm khách hàng trên làm căn cứ cho việc phân loại nợ đối với các nhóm khách hàng này theo phương pháp định tính bên cạnh phương pháp định lượng đang thực hiện. Từ đó, hoàn thiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ dư nợ trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ toàn diện, đầy đủ các nhóm khách hàng.
4.2.4. Nâng cao hiệu quả phân loại nợ, rà soát và cảnh báo nợ có vấn đề
Do một số nguyên nhân, dù các nhóm khách hàng: (i) cá nhân, hộ kinh doanh; (ii) khách hàng tổ chức khác; (iii) khách hàng có dư nợ được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao như nêu trên đa phần đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở cho phương pháp định tính nhưng việc chưa áp dụng được vào thực tế khiến cho NHNT vẫn phải thực hiện Chính sách phân loại nợ, trích lập DPRR đối vớicác nhóm khách hàng này căn cứ theo phương pháp định lượng. Theo đó, nhóm nợ của khách hàng được xác định căn cứ theo số ngày quá hạn của tài khoản vay. Việc thực hiện phân loại nợ theo phương pháp này thực tế chưa phù hợp và đầy đủ do thực tế, nhiều khách hàng cá nhân hoặc (i) là chủ các doanh nghiệp có nợ xấu, không có nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh hoặc (ii) vướng vào các vụ kiện vi phạm pháp luật đang bị cơ quan chức năng xử lý; hay đối với khách hàng có dư nợ được đảm bảo bằng tài sản có tính thanh khoản cao, trường hợp khách hàng không trả được nợ và phải xử lý tài sản bảo đảm mà các tài sản này suy giảm về giá trị... Các trường hợp này đều ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của khách hàng, do đó, phải phân loại Nhóm nợ cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro cao hơn để trích lập dự phòng tổn thất cho khoản vay của khách hàng. Khảo sát của tác giả cũng cho kết quả có khá nhiều người được hỏi đồng ý và rất đồng ý rằng “Việc phân loại nợ đối với khách hàng cần áp dụng theo cả phương pháp định tính và định lượng”, chiếm 72% và chỉ có 16% là không
đồng ý.
Ngoài ra, để đảm bảo việc rà soát, phân loại nợ chính xác với thực trạng khách hàng và khoản vay, NHTN cần tăng cường đánh giá tình trạng khoản nợ của khách hàng thường xuyên, hiệu quả hơn. Trên thực tế hiện nay, việc phân loại nợ đối với một số khách hàng không phản ánh hết rủi ro tiềm ẩn. Nguyên nhân lớn nhất là do việc đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ làm căn cứ quản lý và xử lý nợ của khách hàng dựa trên báo cáo tài chính năm gần nhất, trong khi hoạt động kinh doanh của khách hàng diễn biên liên tục theo thị trường và kết quả tài chính của năm trước không phản ánh được hết mức độ khó khăn của doanh nghiệp hiện tại. Để khắc phục hạn chế này, NHNT cần Nghiên cứu, triển khai hệ thống giúp nhận diện, cảnh báo sớm khách hàng tiềm ẩn rủi ro tín dụng, có khả năng chuyển nợ xấu để thực hiện phân loại nợ chính xác và có biện pháp xử lý nợ phù hợp. Có 90% người được hỏi đồng ý và rất đồng ý với đề xuất này, chỉ có 10% là không có ý kiến. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã xây dựng và đề xuất bộ chỉ tiêu cơ bản các dấu hiệu để nhận biết các khoản nợ có khả năng chuyển nợ xấu như sau:
Bảng 4.2. Các dấu hiệu nhận biết các khoản nợ có khả năng chuyển nợ xấu
STT Nhóm
dấu hiệu Dấu hiệu Nội dung cơ bản
1 Các dấu hiệu từ phía khách hàng
Dấu hiệu từ báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán:
+ Không có hoặc gửi chậm; + Không chính xác, trung thực;
+ Biến động đột biến các chỉ tiêu tài chính cơ bản…
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh: + Kết quả kinh doanh không tốt, cụ thể: Doanh thu, lợi nhuận giảm, âm; + Các chi phí tăng cao; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm…
Dấu hiệu từ
hoạt động
kinh doanh, quan hệ với bạn hàng
+ Thay đổi về phạm vi kinh doanh, đầu
vào, đầu ra;
+ Hàng tồn kho có dấu hiệu kém chất lượng, lưu hàng tồn kho với số lượng lớn hoặc cơ cấu hàng tồn kho không phù hợp; + Mất nhiều khách hàng có quan hệ lâu năm…
Dấu hiệu từ
giao dịch
ngân hàng
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch nhu cầu vay vốn lưu động ngày càng tăng lên không sát thực tế, thiếu cơ sở. Thời hạn xin vay vốn ngày càng kéo dài. Đề nghị vay vốn của khách hàng thể hiện nhiều nguồn trả nợ khác nhau, nhưng thực tế lại khó có thể nhận thấy được; + Khó khăn trong việc thanh toán các
khoản nợ đến hạn;
+ Thiếu tinh thần hợp tác trong làm việc với ngân hàng... Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp sắp chuyển đổi hình thức sở hữu; thay đổi tổ chức nhân sự, người điều hành, cổ đông lớn…; + Có dấu hiệu mất đoàn kết, kiện cáo…; + Trình độ, năng lực, uy tín của ban lãnh
đạo công ty kém;
+ Có dấu hiệu nợ lương nhân viên, công nhân
+ Khách hàng vay vốn (trường hợp là cá nhân), người lãnh đạo/kế toán trưởng doanh nghiệp bị cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, bắt, tạm giam liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp
+ Khách hàng có dấu hiệu bỏ trốn hoặc mất tích 2 Các dấu hiệu liên quan đến công tác quản lý tín dụng từ phía ngân hàng Dấu hiệu từng hồ sơ khoản vay
+ Hồ sơ cho vay không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, thông tin thiếu độ tin cậy + Hồ sơ tài sản bảo đảm chưa bảo đảm tính pháp lý, tài sản nhận làm bảo đảm có tính đặc thù cao hoặc tính chuyển nhượng thấp
trên thị trường.
+ Kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ không rõ ràng, tính khả thi thấp
Dấu hiệu
liên quan
đến công tác quản lý tín dụng
+ Quy trình cho vay không tuân thủ theo đúng quy định của ngân hàng + Quyết định cho vay không căn cứ vào tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay + Không thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng hoặc có kiểm tra nhưng không đảm bảo + Vốn vay không được sử dụng đúng mục đích ban đầu
+ Cho vay đảo nợ
+ Cán bộ tín dụng có mối quan hệ đặc biệt với khách hàng Dấu hiệu từ việc phân loại nợ Các khoản nợ thuộc nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 Dấu hiệu được phát hiện bởi các đoàn kiểm tra của VCB hoặc của Ngân hàng nhà nước
Các kết luận vi phạm của các đoàn kiểm toán nội bộ, kiểm tra nội bộ, đơn vị chức năng của NHNT hoặc của Ngân hàng Nhà nước
3 Các dấu hiệu nhận biết từ phía cơ quan chủ quản, các cơ quan khác
+ Khách hàng có liên quan trực tiếp đến vụ án hoặc có liên quan đến vụ án đang được cơ quan pháp luật giải quyết + Cơ quan chức năng có quyết định thay đổi, bổ sung hoặc rút bớt ngành nghề kinh doanh, thu hồi giấy phép kinh doanh của
doanh nghiệp
+ Nợ nghĩa vụ ngân sách nhà nước + Kết quả kiểm toán có những điểm khác lớn so với các báo cáo trước đó của doanh nghiệp
4 Các dấu hiệu khác
+ Cơ chế chính sách của Nhà nước, Chính phủ thay đổi làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay và bạn hàng truyền thống, chiến lược của khách hàng, giá cả thị trường, tỷ giá ngoại hối + Thiên tai, hỏa hoạn ảnh hưởng đến đối tượng vay vốn
Theo đó, khi bất kỳ đơn vị nào tham gia vào hoạt động quản trị nợ phát hiện được các dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, dẫn đến có khả năng không thực được nghĩa vụ với NHNT cần báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đánh giá đúng tình hình khách hàng để tiến hành phân loại nợ chính xác và có biện pháp xử lý thích hợp đối với khách hàng. Đây có thể có được coi như các chỉ dẫn cho hệ thống cảnh báo, phát hiện nợ có vấn đề, đã được tác giả đề xuất trong quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề tại “Mục 4.2.1.2 Chính sách nợ có vấn đề” ở trên.
4.2.5. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ có vấn đề
4.2.5.1. Thành lập Hội đồng, bộ phận định giá tài sản để xử lý
Việc định giá tài sản bảo đảm là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xử lý nợ tại Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và tại các Ngân hàng thương mại nói chung. Một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của việc xử lý nợ là nguồn tài sản bảo đảm của khách nợ, việc xác định giá trị tài sản để xử lý là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu trong quy trình này. Tại Ngân hàng Ngoại thương hiện nay, các chi nhánh khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm thường tự định giá, căn cứ vào giá trị thị trường hoặc thuê công ty định giá độc lập. Việc thành lập Hội đồng định giá chung của Ngân hàng sẽ thống nhất được việc xác định giá trị khi xử lý tài sản, tăng tính chủ động và linh hoạt cho Ngân hàng Ngoại thương khi xử lý tài sản. Khi được hỏi về đề xuất này, có 98% người được hỏi đồng ý và rất đồng ý với tác giả, chỉ có 2% là không có ý kiến.
Cơ cấu của Hội đồng sẽ gồm các thành viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng , đặc biệt là kinh nghiệm xử lý nợ liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm. Để tăng tính khách quan, Hội đồng thẩm định giá có thể thuê thêm các chuyên gia của các Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp đối với từng khoản nợ nếu cần thiết.
Kết quả định giá của Hội đồng sẽ hỗ trợ hiệu quả các biện pháp xử lý nợ đang áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương, như (i) giải quyết được một trong những vướng mắc lớn nhất của biện pháp mua bán nợ hiện tại là bước xác định giá trị tài sản, giá trị khoản nợ; (ii) thống nhất được giá bán nợ khi đàm phán với đối tác khi mua các khoản nợ tại Ngân hàng Ngoại thương; (iii) xác định giá trị cấn trừ nợ khi áp dụng biện pháp nhận tài sản bảo đảm đang thế chấp để cấn trừ nợ cho khoản nợ cần xử lý.
4.2.5.2. Xây dựng hệ thống báo cáo các khoản nợ có vấn đề
Hệ thống báo cáo nợ có vấn đề là hệ thống hỗ trợ cho hệ thống quản lý và xử lý nợ có vấn đề, sẽ được xây dựng theo từng cấp, bắt đầu từ Phòng giao dịch, đến Chi nhánh và Trụ sở chính. Mục tiêu chính của việc xây dựng hệ thống báo cáo các khoản nợ có vấn đề chi tiết theo các cấp là để có thể xử lý ngay khoản nợ khi khách hàng bắt đầu có dấu hiệu không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng.Bên cạnh đó, hệ thống có thể theo dõi, quản lý quá trình xử lý khoản vay theo từng cấp và theo thời gian cũng như các biện pháp thực hiện xử lý nợ.
Hệ thống báo cáo sẽ tập trung chủ yếu vào hai đối tượng chính: thứ nhất, đó là các khoản nợ xấu, nợ đã sử dụng DPRR đang áp dụng các biện pháp thu đòi; thứ hai, đó là các khoản nợ khách hàng gặp khó khăn và không thể thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng tuy nhiên, khoản vay vẫn thuộc nhóm nợ tốt, chưa đến giai đoạn chuyển nhóm nợ xấu trên các báo cáo phân loại nợ.
Hệ thống báo cáo này cần đưa ra được những thông tin chi tiết như sau: - Thông tin chi tiết về khách hàng, về khoản vay
- Thời điểm, nguyên nhân xảy ra nợ quá hạn
- Thông tin về hiện trạng tài sản bảo đảm và tính pháp lý của hồ sơ tài sản - Chi tiết các biện pháp và kết quả đã áp dụng để xử lý khoản vay