Quy trình quản trịnợ tại NHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 65 - 81)

Quy trình quản trị nợ tại NHNT cũng bao gồm 4 bước cơ bản: Lập kế hoạch nợ, phát triển tín dụng, quản lý và xử lý nợ, kiểm tra. Tùy vào nội

dung, nhiệm vụ quy định mà các đơn vị tham gia vào quá trình quản trị nợ sẽ đóng vai trò khác nhau trong từng bước của quy trình.

3.3.3.1. Lập kế hoạch nợ

Việc lập kế hoạch về nợ trong những năm gần đây luôn được NHNT chú trọng và thực hiện định kỳ hàng năm. Thông thường, tháng 11 của năm tài chính trước đó, Phòng Kế hoạch TSC sẽ tổng hợp kế hoạch về nợ theo đề xuất của các Chi nhánh, sau đó, căn cứ vào ý kiến của các Phòng/Ban TSC để có dự thảo về kế hoạch chung của toàn hệ thống. Kế hoạch này sẽ được trình Ban điều hành xem xét, thông qua để trình HĐQT quyết định. Căn cứ Nghị quyết của HĐQT, Phòng Kế hoạch sẽ có thông báo cho các Chi nhánh để thực hiện, triển khai kế hoạch nợ.

Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu kế hoạch nợ qua các năm của NHNT

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng dƣ nợ 313.587 321.322 392.771 384.644 473.450 457.138 Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng 15% 17,7% 21,2% 19,7% 17,0% 18,8% Nợ nhóm 2 (thấp hơn) 13076 17.627 13.395 9.455 10.027 7.422 Tỷ lệ nợ nhóm 2 (thấp hơn) 4,17% 5,49% 3,41% 2,46% 2,12% 1,62% Nợ xấu (thấp hơn) 9.408 7.407 3.855 7.096 5.815 6.890 Tỷ lệ nợ xấu (thấp hơn) 3% 2,31% 0,98% 1,84% 1,23% 1,51% Thu nợ ngoại bảng 1200 1.905 6.063 2.509 4.512 2.267 Thu nợ XLRR 1.411 4.231 1.832 3.296 2.120 Thu nợ VAMC 494 1.832 677 1.216 147

(Nguồn: Phòng kế hoạch – TSC NHNT các năm 2014,2015,2016)

Có thể thấy rằng việc lập kế hoạch nợ của NHNT đều hướng tới tăng trưởng tín dụng bền vững, dư nợ tăng tuy nhiên tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu có xu hướng giảm, thu hồi nợ có vấn đề tăng đều qua các năm. Về mặt thực hiện kế hoạch, có thể thấy ngoài chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là thực hiện tốt, các chỉ tiêu khác như nợ nhóm 2, nợ xấu, thu nợ ngoại bảng chưa đạt được kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do NHNT thường có xu hướng đặt mục tiêu cao tại giai

đoạn giao kế hoạch đầu năm cho các Chi nhánh, sau đó, tùy tình hình thực tế và chiến lược của Ngân hàng, việc điều chỉnh sẽ được tiến hành vào giai đoạn cuối năm, làm căn cứ cho việc chấm điểm, xếp hạng các Chi nhánh trong việc hoàn thành kế hoạch.

3.3.3.2. Phát triển tín dụng

Sau khi đã được thông báo về kế hoạch, các phòng/Ban TSC và các Chi nhánh sẽ huy động các nguồn lực để triển khai phát triển tín dụng nhằm hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra. Các đơn vị sẽ phải tiến hành rà soát lại danh mục khách hàng của mình, từ đó đưa ra các quyết định, kế hoạch nhỏ hơn cấp Chi nhánh liên quan đến việc: Duy trì các khách hàng đã có, chấm dứt cho vay đối với khách hàng, và cuối cùng từ đó có kế hoạch đối với việc cho vay khách hàng mới.

a. Quy trình tín dụng

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị phải luôn tuân thủ theo Quy trình tín dụng gồm 8 bước xuất phát từ Thẩm định tín dụng đến bước Hoàn trả nợ vay. Mỗi bước đều liên kết chặt chẽ với các bước khác để tạo ra một quy trình tín dụng đầy đủ nhằm đảm bảo các khoản vay được giải ngân cho đúng đối tượng. Đối với mỗi bước trong quy trình tín dụng, NHNT và các chi nhánh đã thiết lập những quy trình kiểm soát cần thiết nhằm giảm thiểu các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Hình 3.5. Quy trình tín dụng của NHNT

(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Thanh toán khoản vay Đàm Phán và ký hợp đồng Giải ngân Quản lý khoản vay Rà soát/cập nhập hạn mức tín dụng Nhập dữ liệu và lƣu giữ hồ sơ Phê duyệt hạn mức tín dụng Thẩm định tín dụng Bƣớc 1 Bƣớc 2 Bƣớc 3 Bƣớc 4 Bƣớc 5Bƣớc 6Bƣớc 7 Bƣớc 8Nếu chấp thuận

Tùy mỗi đối tượng khách hàng mà NHNT sẽ ban hành quy trình riêng để đảm bảo tính tuân thủ, hiệu quả, chính xác và an toàn nhất (Doanh nghiệp, SME và thể nhân). Do có định hướng phát triển rõ ràng, cùng nguồn nội lực hùng hậu, quy trình tín dụng rõ ràng, đảm bảo, trong các năm qua, tăng trưởng tín dụng của NHNT có những bước tiến mạnh mẽ trong khi chất lượng tín dụng về cơ bản vẫn luôn đạt ở mức tốt. Nếu như tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm (năm 2013, tổng dư nợ mới đạt 272.685 tỷ thì đến năm 2016, đã đạt 457.138 tỷ đồng, tăng 65,85%), thì tỷ lệ nợ xấu vẫn giảm dần đều qua các năm, từ 2,72% năm 2013 xuống còn 1,23% năm 2016.

Hình 3.6. Tín dụng của NHNT qua các năm

(Nguồn: Phòng Công nợ TSC – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam). Đơn vị: tỷ đồng

b. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại các đơn vị

Để đảm bảo cho hoạt động tín dụng thông suốt, hiệu quả, an toàn, NHNT thực hiện phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại các đơn vị, Chi

nhánh. Các đơn vị được chia vào 10 nhóm, căn cứ theo quy mô hoạt động, dư nợ, tiềm năng phát triển của từng đơn vị. Hàng năm, các bộ phận chức năng tại TSC sẽ tiến hành xem xét, đánh giá và phân loại các Chi nhánh và trình Ban Điều hành quyết định.

Bảng 3.7. Thẩm quyền phê duyệt tại chi nhánh

Các nhóm

CN

Đối với khách hàng tổ chức Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh Giới hạn tín dụng/01 lần/tổng cấp tín dụng vốn lƣu động Cấp tín dụng đối với 01 dự án Giám đốc CN HĐTD cơ sở HĐTD cơ sở Giám đốc CN HĐTD cơ sở Giám đốc CN Nhóm 1 150 70 50 35 10 50 Nhóm 2 120 60 45 30 10 40 Nhóm 3 100 50 40 25 5 30 Nhóm 4 80 40 35 20 5 30 Nhóm 5 60 30 30 15 5 30 Nhóm 6 50 25 25 10 5 30 Nhóm 7 40 20 20 7 5 30 Nhóm 8 30 15 15 5 3 20 Nhóm 9 20 10 10 3 3 20 Nhóm 10 10 5 5 2 2 10

(Nguồn: Công văn 245/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/7/2008 của NHNT)

Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả, có 56% người được hỏi cho rằng việc phân cấp, ủy quyền cấp tín dụng tại các Chi nhánh còn lớn, chỉ có 28% không đồng ý và 16% không có ý kiến. Điều này cũng dễ hiểu nếu so sánh với một số Ngân hàng khác về phân cấp thẩm quyền, thì thẩm quyền cấp tín dụng tại Chi nhánh của NHNT đang là khá cao, trong khi xu hướng chung hiện nay tại các NHTM là phê duyệt tín dụng tập trung để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

3.3.3.3.Quản lý và xử lý nợ

3.3.3.3.1.Phân loại nợ và trích lập DPRR các khoản nợ

a. Phân loại nợ

Việc phân loại nợ của NHNT được tiến hành hàng tháng, theo đúng quy định của NHNN và quy định nội bộ về phân loại nợ. Việc phân loại nợ tại NHNT được tiến hành như sau:

Chi nhánh Trụ sở chính Chi nhánh

Hình 3.7. Tiến trình phân loại nợ tại NHNT

(Nguồn: tác giả tự nghiên cứu)

Có thể thấy rằng tiến trình phân loại nợ tại Ngân hàng Ngoại thương được thực hiện khá rườm rà, thủ công. Hàng kỳ, bộ phận quản lý nợ tại Chi nhánh đều phải thực hiện việc chiết xuất dữ liệu từ hệ thống và tiến hành

Phân loại nợ sơ bộ tại Chi

nhánh

Bộ phận quản lý nợ: Chiết xuất dữ liệu từ hệ thống và điều chỉnh, tổng hợp Thông tin về khoản vay và khách hàng Định tính: Phòng Khách hàng, P. Phê duyệt tín dụng TSC

Định lượng: Theo dõi trên hệ thống

Phân loại tại TSC: Phòng

Công nợ Xác định nhóm nợ cuối cùng (theo CIC và toàn hệ thống) Tổng hợp nhóm nợ khách hàng trên toàn hệ thống Phân loại nợ cuối cùng tại Chi nhánh Bộ phận quản lý nợ: Nhận kết quả phân loại nợ cuối cùng từ TSC

chỉnh sửa, điều chỉnh bằng tay (do sai sót từ hệ thống). Sau đó, dữ liệu được các Chi nhánh gửi cho Phòng Công nợ Trụ sở chính tổng hợp, đối chiếu với thông tin từ các Chi nhánh khác và từ CIC. Cuối cùng, kết quả phân loại nợ mới được đẩy trở lại Chi nhánh để tiến hành phân loại. Việc thực hiện phân loại nợ như trên tốn nhiều thời gian, công sức và nguồn nhân lực của NHNT. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc hệ thống công nghệ, thông tin của Ngân hàng Ngoại thương đã cũ kỹ, lạc hậu, không theo kịp yêu cầu về công nghệ hiện nay.

Bảng 3.8. Tình hình thực hiện phân loại nợ giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nợ nhóm 1 296.289 368.208 441.347 Nợ nhóm 2 17.627 9.341 8.901 Nợ nhóm 3 2.133 795 1.359 Nợ nhóm 4 1.761 750 1.330 Nợ nhóm 5 3.512 5.550 4.201 Tổng 321.322 384.644 457.138

(Nguồn: Phòng Công nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Loại trừ yếu tố về mặt công nghệ, quy trình thực hiện, thì xét về chất lượng, hoạt động phân loại nợ tại NHNT được đánh giá là tốt, đảm bảo thực hiện đúng quy định của NHNN. Các chỉ tiêu định tính trong Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thậm chí còn chi tiết, khắt khe hơn so với nhiều ngân hàng TMCP khác, do đó, đánh giá khá chính xác về tình hình khách hàng để thực hiện phân loại nợ. Bên cạnh đó, việc Trụ sở chính hỗ trợ kịp thời khó khăn, vướng mắc của Chi nhánh trong quá trình phân loại, trích lập nợ (90% người được hỏi có ý kiến đồng ý trở lên) khiến cho hoạt động này của NHNT vẫn được thực hiện suôn sẻ, thông suốt.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, với khẩu vị rủi ro và định hướng chiến lược riêng của mình, NHNT luôn thực hiện trích lập đúng, đủ đối với danh mục tài khoản vay quản lý. Chi tiết số trích lập DPRR từngnăm và tỷ lệ trích lập DPRR/LN thuần từ hoạt động kinh doanh như sau:

Bảng 3.9. Tình hình thực hiện trích lập DPRR giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Số tiền trích lập DPRR Tỷ lệ Trích lập/Lợi nhuận thuần Tỷ lệ quỹ dự phòng/Nợ xấu 2014 4.594 44,0% 94,98% 2015 6.068 47,1% 120,63% 2016 6.410 42,9% 117,12% Tổng 17.072 44,6% 110,91%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNT giai đoạn 2014-2016)

Dữ liệu về tình hình thực hiện trích lập DPRR cho thấy Quỹ dự phòng rủi ro của NHNT thời gian gần đây luôn “bao” đủ nợ xấu, đảm bảo nguồn dự phòng bù đắp toàn bộ tổn thất trong trường hợp xảy ra nợ xấu của ngân hàng. Đến 31/12/2016, tỷ lệ này đạt 117,12%, cao nhất trong hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Tỷ lệ trích lập DPRR/Lợi nhuận thuần có xu hướng giảm dần qua từng năm, điều này chứng tỏ việc quản lý danh mục nợ của NHNT đang theo chiều hướng tốt dần lên, chi phí DPRR đang có xu hướng giảm dần, không làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

3.3.3.3.2.Xử lý nợ có vấn đề

a. Tình hình nợ có vấn đề tại NHNT

Nợ có vấn đề tại NHNT bao gồm các khoản nợ xấu, nợ đã được xử lý DPRR và các khoản nợ chưa bị phân loại nợ xấu nhưng có các dấu hiệu rủi ro theo đánh giá của Ngân hàng.

Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam thời gian qua có sự giảm đáng kể. Nếu như năm 2014, dư nợ xấu toàn hệ thống VCB là 7.406 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu chỉ 2,31 % thì sang năm 2015, dư nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương giảm còn 7.095 tỷ đồng, đến năm 2016 giảm còn 6.890 tỷ đồng,

giảm 7,03 % so với năm 2014. Cùng với sự tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tại VCB chỉ ở mức 1,51%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu toàn ngành Ngân hàng (2,46%). Nguyên nhân của việc nợ xấu giảm một phần do VCB đã tiến hành các biện pháp thu nợ, mặt khác, nợ xấu được xử lý kỹ thuật qua việc xử lý dự phòng rủi ro tín dụng và bán nợ cho VAMC. Điều này cho thấy, nợ có vấn đề tại Ngân hàng Ngoại thương thực chất đang có chiều hướng tăng mạnh trong thời gian qua và đang có xu hướng tăng cao hơn nữa do những dự báo không mấy lạc quan về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Bảng 3.10. Số liệu xử lý hạch toán ngoại bảng của NHNT trong các năm

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Xử lý kỹ thuật 3.605 3.548 3.243 5.447 6.056 4.174

(Nguồn: Phòng Công nợ - Báo cáo xử lý ngoại bảng NHNT qua các năm)

Như vậy, từ năm 2011 đến năm 2016, NHNT đã xử lý kỹ thuật 26.075 tỷ đồng. Nếu không thực hiện xử lý DPRR và bán VAMC, nợ có vấn đề thực tế tại VCB qua các năm sẽ cao hơn nhiều so với báo cáo.

Bảng 3.11. Số liệu nợ có vấn đề trong các năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nợ nhóm 2 cần chú ý 17.672 9.341 8.901 Nợ nhóm 3 2.133 795 1.359 Nợ nhóm 4 1.761 750 1.330 Nợ nhóm 5 3.512 5.550 4.201 Nợ đã Xử lý kỹ thuật bằng quỹ dự phòng 15.447 18.994 20.290 Tổng cộng nợ có vấn đề 40.525 35.430 36.081 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ 2,31% 1,84% 1,51% Tỷ lệ nợ có vấn đề/ tổng dƣ nợ 12,6% 9,2% 7,7%

(Nguồn: Phòng Công nợ - Báo cáo nợ CVĐ của NHNT qua các năm)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, số liệu nợ có vấn đề thực chất là khá cao, gấp nhiều lần so với nợ xấu mà Ngân hàng công bố. Thực trạng này không chỉ xuất hiện tại NHNT nói riêng mà bao gồm toàn bộ hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam.

b. Kết quả xử lý nợ có vấn đề

Trong giai đoạn 2011-2015, công tác xử lý nợ tại NHNT thực sự đã có nhiều những bước tiến vượt bậc. Nếu trước đây, vấn đề thu hồi nợ ngoại bảng chưa được các Chi nhánh thực sự quan tâm thì từ năm 2013 đến năm 2016, kết quả thu hồi nợ ngoại bảng đã có sự tăng trưởng rõ rệt, sau khi NHNT bắt đầu tiến hành giao kế hoạch thu hồi nợ ngoại bảng cho các Chi nhánh. Từ năm 2013 là năm đầu tiên thực hiện giao kết hoạch, toàn hệ thống đã thu được 878 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch được giao là 956 tỷ đồng. Trong các năm tiếp theo, từ năm 2014 đến năm 2016, toàn hệ thống đã hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đóng góp vào khoảng 30% lợi nhuận của toàn hệ thống.

Bảng 3.12. Tình hình xử lý nợ CVĐ tại NHNT qua các năm

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thu nợ xấu 1.001 1.775 2.461 2.320 1.805

Thu nợ ngoại bảng 366 878 1.905 2.509 2.267

Tổng cộng 1.367 2.653 4.366 4.829 4.072

(Nguồn: Phòng Công nợ - Báo cáo thu hồi nợ của NHNT hàng năm)

Kết quả trên có được do NHNT đã tiến hành triển khai, áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý nợ được qui định trong Quyết định 106, đặc biệt là các biện pháp như mua bán nợ, giảm miễn lãi, khởi kiện khách hàng và xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong khi các biện pháp bán nợ, giảm miễn lãi đã có văn bản, qui trình hướng dẫn nội bộ thì việc xử lý tài sản bảo đảm vẫn chưa có qui định nội bộ nên hiện nay, các các bộ trực tiếp tham gia xử lý thường áp dụng theo kinh nghiệm và tự tìm hiểu các qui định của pháp luật liện quan chứ chưa có một sự thống nhất trong cách áp dụng xuyên suốt trên toàn hệ thống. Cùng với nhiều vấn đề khác phát sinh khiến cho các đánh giá về hệ thống xử lý nợ có vấn đề của NHNT là không cao. Khảo sát cho thấy 58% người được hỏi cho điểm từ 3 trở xuống, chỉ có 42% cho điểm từ 4 đến 5 đối với nhận định “Hệ thống xử lý nợ được xây dựng đầy đủ”. Ngoài ra, đối với một số nhận định khác, tình hình cũng không mấy khả

quan khi mà có một số lượng lớn người được hỏi đánh giá điểm khá thấp (1-3 điểm). Vì vậy, vấn đề đặt ra với NHNT là Quy trình và hệ thống văn bản nội bộ được xây dựng đầy đủ, tạo hành lang pháp lý an toàn cho công tác xử lý nợ. Bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nợ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 65 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)