Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 93 - 95)

5. Kết cấu luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân từ những nhân tố bên trong

Một là, BIDV chưa hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh hướng vào khách hàng cá nhân.

Công tác quản trị điều hành bán lẻ tại chi nhánh chƣa quyết liệt.

Hoạt động bán lẻ đã đƣợc Ban lãnh đạo BIDV Vĩnh Phúc quan tâm, ƣu tiên phát triển nhƣng nhiều phòng vẫn chƣa tập trung, chƣa quyết liệt chỉ đạo công tác bán lẻ (đặc biệt là các phòng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có điều kiện thuận lợi để phát triển bán lẻ).

Mô hình kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh chƣa thực sự chuẩn và thúc đẩy hoạt động bán lẻ, tổ chức bán hàng chƣa thực sự chuyên nghiệp

Bố trí cán bộ chƣa hợp lý, còn nặng về tác nghiệp, số lƣợng cán bộ Quản lý khách hàng cá nhân còn mỏng.

Chức năng nhiệm vụ của cán bộ Quản lý khách hàng vẫn bị gắn với trách nhiệm về nợ xấu, quản lý rủi ro đã hạn chế động lực bán hàng của cán bộ.

Kỹ năng bán hàng của cán bộ còn nhiều hạn chế Nhân sự phục vụ hoạt động bán lẻ còn thiếu và yếu

Chƣa thực sự ƣu tiên phát triển đội ngũ cán bộ Quản lý khách hàng, đa phần các phòng giao dịch trong tình trạng thiếu cán bộ Quản lý khách hàng, số lƣợng cán bộ tác nghiệp nhiều (chiếm 72%) tổng cán bộ bán lẻ.

Đội ngũ lãnh đạo PGD còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, Quản lý khách hàng, thiên về tác nghiệp nhiều.

Cơ chế, chính sách chƣa đáp ứng kịp yêu cầu hoạt động bán lẻ

Thủ tục hành chính cấp tín dụng bán lẻ còn rƣờm rà (quá nhiều chữ ký, mẫu biểu cấp tín dụng bán lẻ đặc biệt là hồ sơ tài sản đảm bảo).

Cơ chế chi Hoa hồng môi giới, đặc biệt trong hoạt động tín dụng bán lẻ vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu và còn nhiều điểm lạc hậu.

Hai là, Mạng lưới hoạt động còn mỏng nên hạn chế trong mở rộng khách

phát triển mạng lƣới chƣa đƣợc chú trọng nên mạng lƣới của chi nhánh còn mỏng, điểm giao dịch chƣa thuận lợi, số lƣợng điểm giao dịch của BIDV Vĩnh Phúc hiện nay vẫn còn thấp so với các NHTM nhà nƣớc. Việc phân bố cũng chƣa thực sự hợp lý, các điểm tập trung chủ yếu ở thành phố Vĩnh Yên, nhiều địa bàn có tiềm năng nhƣ Lập Thạch, Tam Dƣơng,Tam Đảo… thì lại chƣa có sự hiện diện của BIDV. Điều này đã ảnh hƣởng đến thị phần dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Ba là, cơ sở vật chất, không gian giao dịch chưa có sự đầu tư thích đáng, ứng dụng công nghệ thông tin chưa được quan tâm đúng mức.

Cơ sở vật chất còn hạn chế nhất là các phòng giao dịch ở các địa điểm đi thuê nên chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng, niềm tin và sự thoả mái cho khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng.

Công nghệ thông tin tại BIDV Vĩnh Phúc mặc dù đã có những cải tiến đáng kể song tốc độ phát triển và ứng dụng CNTT còn chậm, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin, truyền thông còn yếu, dung lƣợng đƣờng truyền thấp, chất lƣợng dịch vụ không ổn định chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cung cấp những sản phẩm ƣu việt và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng và góp phần đơn giản hoá quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch.

Bốn là,chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đồng đều.

Thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên BIDV chƣa thực sự ân cần, chƣa có sự tƣ vấn tận tình, chuyên nghiệp để có thể thu hút đƣợc khách hàng đến giao dịch cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV. Việc bán hàng vẫn còn hạn chế, chƣa thực sự chủ động. Chƣa nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng để có thể tổng hợp thông tin nhằm phát triển những sản phẩm phù hợp hơn với thị trƣờng và phân đoạn khách hàng.

Năm là, hoạt động truyền thông, marketing chưa hấp dẫn, thiếu thông tin và

phát huy hiệu quả thấp. Do đó, khách hàng chƣa thực sự biết đến BIDV Vĩnh Phúc cũng nhƣ các sản phẩm đƣợc BIDV Vĩnh Phúc cung cấp.

Sáu là, công tác chăm sóc khách hàng chưa thực hiện tốt: chƣa có sự quan

tâm đúng mức đến khách hàng cá nhân, nhất là chƣa có chính sách chăm sóc, duy trì và thu hút khách hàng quan trọng, khách hàng truyền thống. Thông tin tìm hiểu

đƣợc từ khách hàng nhiều khi còn thiếu, sai lệch nên khó khăn trong việc duy trì và cải thiện các mối quan hệ với khách hàng.

3.3.3.2. Nguyên nhân từ những nhân tố bên ngoài

Nền kinh tế Việt Nam chƣa thực sự phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong những năm gần đây còn thấp, giá trị xuất nhập khẩu vẫn còn thấp.

Cơ chế chính sách pháp luật về ngân hàng còn một số bất cập, gây cản trở trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng nhƣ chính sách trần lãi suất huy động, chính sách về bảo hiểm tiền gửi, phí dịch vụ chuyển tiền…

Số lƣợng các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc cấp phép và hoạt động ngày càng nhiều gây ra sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt trong việc bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngân hàng, kể cả các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh khiến cho thị trƣờng ngày càng phức tạp.

An ninh, bảo mật và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện nay ở Việt Nam chƣa cho phép các ngân hàng có thể triển khai việc mở rộng các điểm nhận tiền gửi tự động nên hạn chế trong việc phát triển các kênh phân phối hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)