7. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ
Khẩu ngữ là ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, dùng để trao đổi tâm tư, tình cảm trong sinh hoạt hàng ngày. Dạng thức thông thường của khẩu ngữ là đối thoại. Cách phát ngôn ngắn, thiên về sắc thái cảm xúc, đơn giản về cấu trúc,
có nhiều biến thể phát âm được xem là những đặc điểm nổi bật của khẩu ngữ. Việc vận dụng khẩu ngữ trong tác phẩm văn học đã tạo nên nét riêng, độc đáo của mỗi nhà văn. Văn xuôi tiếp cận đời sống ở cự li gần chứ không phải qua một “khoảng cách sử thi tuyệt đối” (M. Bakhatin) với thái độ thân mật suồng sã chứ không phải tôn kính, thì hệ lời cũng phải thay đổi, từ thứ ngôn ngữ trang trọng, chuẩn mực, chuyển sang thứ ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục. Những cây bút thuộc thế hệ đến với văn học từ thời kì đổi mới, do ít bị chi phối bởi thói quen ngôn ngữ của giai đoạn trước, họ tạo được sự cách tân rõ rệt về ngôn ngữ văn chương. Xuất phát từ tinh thần dân chủ và ý thức cá tính, họ có một cách ứng xử ngôn ngữ tự do, nhiều khi phá cách nhằm đem lại một hiệu ứng trực tiếp mạnh mẽ trong sự tiếp nhận của người đọc. Qua khảo sát chúng ta thấy ngôn ngữ truyện ngắn Lê Văn Thảo đậm chất khẩu ngữ. Nó làm nên diện mạo riêng, có tác dụng cá tính hóa nhân vật. Có thể nhận thấy tác dụng của khẩu ngữ là nêu bật được sự kiện, hình tượng, con người tạo ra những sắc thái riêng biệt, độc đáo trong tác phẩm. Điều này được nhà văn khéo léo chuyển tải thông qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, thể hiện sự khác biệt của mỗi tính cách. Đó là tính phóng khoáng trong từng nhân vật, lối suy nghĩ nhiều khi giản đơn nhưng hành động tiềm thức được gieo trên từng mảnh đất lạ lùng của xứ sở dọc ngang sông nước. Khẩu ngữ không chỉ xuất hiện trong lời đối thoại giữa các nhân vật mà còn được nhà văn dùng khi miêu tả hay thuật truyện.
Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo xuất hiện đậm đặc những từ khẩu ngữ như:
Số TT Khẩu ngữ Từ toàn dân
1 Nhứt Nhất
2 Lủng bụng Thủng bụng
3 Thọc Xen vào
Số TT Khẩu ngữ Từ toàn dân 5 Chun Chui 6 Khám bịnh Khám bệnh 7 Bịnh viện Bệnh viện 8 Tui Tôi 9 Chớ Chứ 10 Không rành Không rõ 11 Dòm Nhìn 12 Réo Kêu 13 Giựt Giật 14 Chết Mất
15 Nói dóc Nói dối, nói láo
16 Hào hển Hổn hển
17 Vầy Vậy
18 Kiếng Kính
19 Linh lợi Lanh lợi
20 Sanh Sinh 21 Định Tính 22 Điếc Lãng tai 23 Làm chi Làm gì 24 Mần ăn Làm ăn 25 Ngó lại Nhìn lại
26 Như vầy Như vậy
27 Bứt Vứt
Số TT Khẩu ngữ Từ toàn dân
29 Lặn hụp Lặn ngụp
30 Hun hít Hôn
31 Hén Hen
32 Tụi bây Các cháu
33 Dóc Khoác lác
34 Giở Mở
35 Chun vô Đi vào
36 Nè Này
37 Ngoắc tay Ra hiệu cho người khác biết
38 Nhứt Nhất 39 Dài ngằng Dài 40 Gạ Nói khéo 41 Nghen nhé 42 Bỏ xác Chết 43 Linh láng Lênh láng
Chính ngôn ngữ hàng ngày của quần chúng đã được nhà văn “nghệ thuật hóa” làm nên sự dung dị và lôi cuốn cho mỗi tác phẩm. Có thể khẳng định rằng, phương ngữ Nam Bộ, ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ được sử dụng trong truyện ngắn Lê Văn Thảo rất thành công. Nhà văn khéo léo kết hợp từ toàn dân với từ địa phương. Để các từ ngữ Nam Bộ ùa vào tác phẩm một cách rất tự nhiên, giúp đạt hiệu quả cao về mặt nghệ thuật.
Lê Văn Thảo không quá chú trọng những kĩ thuật viết truyện hiện đại như phần lớn các cây bút thành danh sau 1986, cũng không quá dụng công trong việc đẽo gọt, làm dáng câu chữ. Sự bình dị, tự nhiên, đôi khi nghiêng về truyền thống
trong đề tài, hình tượng nghệ thuật và ngôn từ nghệ thuật khiến truyện ngắn của Lê Văn Thảo có sức gợi, sức lôi cuốn bạn đọc. Theo đó, nhờ con đường văn chương, Lê Văn Thảo đã góp phần khỏa lấp đi lối viết văn cũ là đề cao ngôn ngữ toàn dân hay ngôn ngữ chuẩn mà “bỏ quên” phương ngữ các vùng miền vì tính khu biệt, cá thể hóa của nó. Dù trước Lê Văn Thảo đã có khá nhiều tác giả nổi tiếng mang phong cách cá nhân nhờ vào giọng văn đậm đà chất liệu vùng miền riêng như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Hồ Biểu Chánh,…nhưng đến với Lê Văn Thảo, phương ngữ Nam Bộ không bị mờ nhòa bởi những tên tuổi lớn trước đó, mà còn được củng cố hơn, làm đầy đặn hơn, giàu đẹp hơn cả về mặt chất lượng tác phẩm lẫn ảnh hưởng truyền thông. Nói cách khác, Lê Văn Thảo khai thác thế mạnh sử dụng phương ngữ của mình, một mặt tách hẳn bản thân khỏi trào lưu phân khúc thị trường của các tác giả trẻ khác, một mặt lại tạo ra con đường đi riêng của mình, xây dựng hành trình đến nghệ thuật “vị nhân sinh” theo bước chân của những bậc đi trước, vừa làm mới văn học bằng chất liệu Nam Bộ, vừa thu ngắn khoảng cách tiếp nhận văn chương - cái bị ngăn cản bởi khu biệt phương ngữ giữa độc giả các vùng miền - bằng bút lực vững vàng.
Con người Nam Bộ được khai thác cụ thể thông qua ngôn ngữ giàu tính biểu cảm mà Lê Văn Thảo đã tự xây dựng cho địa hạt văn chương của mình. Đặc trưng vùng sông nước cởi mở, phóng khoáng như đã ngấm vào các nhân vật của ông, để họ tỏa sáng một cách vừa giản đơn, mộc mạc vừa quá chừng cảm xúc qua các sáng tác. Ngôn ngữ nhân vật của ông quyện chặt đặc trưng Nam Bộ qua các ngữ khí từ cảm thán, phó từ chỉ mức độ và bộ phận lớp từ xưng hô,… rất riêng của vùng đất sông nước này.
Nếu so sánh với địa hạt văn chương của nhà văn khác, đặc biệt là thế hệ trẻ như Nguyễn Ngọc Tư. Có thể nói điểm khác biệt lớn nhất trong văn chương của Lê Văn Thảo là một bên Lê Văn Thảo gần gũi, giản dị, ân tình; một bên lại là Nguyễn Ngọc Tư sắc sảo, hấp dẫn, kịch tính. Dù là sử dụng chung lớp từ riêng khu biệt vùng miền Nam Bộ, nhưng Lê Văn Thảo lại có những sáng tạo riêng trong việc dùng từ, đặc biệt là cách sử dụng từ khẩu ngữ mang tính nguồn gốc sử
mình, Lê Văn Thảo chỉ sử dụng đơn thuần hệ thống từ vựng thuộc tiếng Việt toàn dân, nhân vật của ông, văn chương của ông sẽ hòa lẫn trong hàng ngàn tác giả khác, không chút điểm nhấn khác biệt. Vì vậy, số lượng từ vựng Nam Bộ dày đặc mà ông sử dụng trong các sáng tác được coi là một “công cụ” giúp nhà văn tỏa sáng trên văn đàn, để bạn đọc và các nhà phê bình “nhớ mặt gọi tên”. Không chỉ vậy, cách ông lồng ghép từ địa phương Nam Bộ vào các tác phẩm cũng giúp nhà văn thể hiện được trọn vẹn những đề tài liên quan mật thiết đến mảnh đất giàu ân tình này.
Tiểu kết chương 3
Nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Lê Văn Thảo chính là sự cách tân nghệ thuật trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ truyện. Nhà văn Lê Văn Thảo đã xây dựng nghệ thuật trần thuật bằng sự sáng tạo kiểu “người kể chuyện không đáng tin cậy” rất khác với “người kể chuyện biết hết” khá phổ biến trong văn xuôi trước đây. Ông thường sử dụng phương thức trần thuật từ nhân vật xưng tôi để tạo ra tính khách quan, chân thực trong từng trang viết của ông. Giọng điệu được nhà văn sử dụng hầu hết trong các tập truyện là: Giọng điệu tâm tình, nhỏ nhẹ; giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư. Với giọng điệu tâm tình, nhỏ nhẹ, Lê Văn Thảo thường miêu tả những mảnh đời bất hạnh hay những câu chuyện đời thường giản dị. Đặc biệt nhà văn còn viết bằng giọng điệu triết luận, chiêm nghiệm. Đây là một trong những sắc điệu cơ bản trong giọng điệu đa sắc của truyện ngắn Lê Văn Thảo. Tính triết luận trong phong cách sáng tác của ông được thể hiện rõ nét trong các chi tiết ý nghĩa giàu hình ảnh và cách kết thúc truyện để mở nhà văn còn muốn kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, chủ động, sáng tạo của độc giả. Tất cả điều đó đã khẳng định được phong cách, dấu ấn riêng của nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng bạn đọc.
KẾT LUẬN
Bất cứ nhà văn nào, trước khi cầm bút viết đều mong muốn tạo được dấu ấn riêng của mình trên văn đàn đó chính là phong cách tác giả. Chính vì thế, khi nghên cứu về phong cách tác giả để tìm ra nét riêng độc đáo là một việc vô cùng có ý nghĩa để giúp người đọc thấy được những thế mạnh, sở thích, sở trường riêng của từng nhà văn trong việc chiếm lĩnh đề tài, cách xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm, giọng điệu, ngôn ngữ...
Tình người luôn luôn đầy ắp trên từng trang tuyện ngắn của Lê Văn Thảo. Khi viết về đề tài chiến tranh, đa số các tác phẩm của ông đều được tái hiện thông qua những hồi ức, kỉ niệm, tái hiện những cuộc chiến từ góc nhìn nhân cách con người đời thường. Cách nhìn này còn rất mới mẻ so với một số nhà văn khác cùng thời cũng như văn học trước năm 1975. Có thể nói, con đường văn chương và những cống hiến của ông đã khẳng định sức sáng tạo bền bỉ, thầm lặng, đầy nhiệt huyết,và trách nhiệm. Điều để lại trong ông những ấn tượng khó phai chính là những năm tháng gian lan vất vả, khổ cực trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Lê Văn Thảo lặng lẽ đi tìm và phát hiện những vẻ đẹp nhỏ nhoi bị khuất lấp, bỏ quên hay bị vùi lấp trong cái đói nghèo cơ cực của cuộc sống. Lê Văn Thảo đã đưa vào những câu chuyện rất thật của miền quê Nam Bộ là những hình tượng nhân vật mộc mạc, chất phát như hơi thở. Ruộng vườn, bờ bãi thiên nhiên Nam Bộ, cuộc sống sau chiến tranh điêu tàn hay phận người bi kịch với những nỗi đau chiến tranh được tác giả tạc vẽ sống động, hấp dẫn trong các truyện ngắn. Cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ từ đó cũng hiện lên đầy đủ màu sắc trong tâm thức độc giả.“Sống thật và viết thật”, giấu bớt mình đi, dành khoảng trống cho người đọc là phương châm mà Lê Văn Thảo ấp ủ và tâm niệm suốt cuộc đời cầm bút của mình.
Nghệ thuật trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ là yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của truyện ngắn Lê Văn Thảo. Nó góp phần khẳng định dấu ấn đặc thù cho tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn Lê Văn Thảo. Đây cũng là phương diện thành công của truyện ngắn Lê Văn Thảo trên hành trình
cũng thấm đẫm chất thơ, Lê Văn Thảo, đã dâng hiến cho đời những trang văn dạt dào cảm xúc, gợi nhiều ưu tư, triết luận. Ngôn từ mộc mạc, giản dị giòn rụm hương vị miền quê Nam Bộ của ông len lỏi trong từng “thớ thịt” tác phẩm, như cốt cách, như máu thịt. Mặc dù ngôn ngữ văn chương của Lê Văn Thảo không cao sang, cầu kì nhưng lại có thể thổi đến một làn gió tinh khôi, dung dị cho các tập truyện. Khả năng kì lạ này cũng bắt nguồn từ cách dùng phương ngữ Nam điêu luyện, tài tình như “rút ruột” người miền Nam để nói về chính cuộc đời của họ. Lê Văn Thảo không ngần ngại “khoe” chất Nam Bộ của mình một cách tự hào trong các sáng tác, mà còn có khi thiên vị đổ chất liệu Nam Bộ sánh đặc vào tác phẩm, tạo ra “hương vị đặc sản Nam Bộ” riêng cho mình. Lối văn Nam Bộ chảy trên trang giấy văn chương của ông như cội nguồn huyết mạch đã là thiên phú, cứ tuôn ra trên đầu bút một cách tự nhiên, thuần thục.
Độc giả đã quen thuộc với thế giới văn chương của Lê Văn Thảo sẽ không thể nhầm lẫn phong cách sáng tác của ông với nhiều cây bút cùng thời khác như nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê..., bởi ngoài chất văn chương đậm đà hương vị Nam Bộ, Lê Văn Thảo còn tạo dựng cho mình nhiều đặc trưng khác trong việc chiếm lĩnh đề tài sáng tác và xây dựng hình tượng nghệ thuật. Từ đó, Lê Văn Thảo đã có tìm tòi mới mẻ, độc dáo, đầy sáng tạo trên từng trang viết. Cộng với niềm say mê nghệ thuật, sức sáng tạo dẻo dai, thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, Lê Văn Thảo xứng đáng là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam.
1. Hoài Anh (2006), “Lê Văn Thảo - Người “nói thơ” bằng văn xuôi của Nam Bộ”, Lời bạt cho Tuyển tập Lê Văn Thảo, Nxb Văn học, Hà Nội.
2. Trần Hoài Anh, Cõi nhân sinh trong truyện ngắn Lê Văn Thảo trong thời kì đổi
mới. http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/nghien-cuu-phe-
binh/coi-nhan-sinh-trong-truyen-le-van-thao-thoi-ky-doi-moi.html# 3. Tạ Duy Anh, Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí - www.evan.com.vn
4. Trần Nguyên Anh có bài Nhà Lê Văn Thảo - Người kể chuyện xuyên thời gian. http://www.tienphong.vn/van-nghe/nha-van-le-van-thao-nguoi-ke-chuyen- xuyen-thoi-gian-608300.tpo
5. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 6. M.Bakhtin (1988), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội, 1992
8. Lê Huy Bắc (2002), “truyện ngắn hậu hiện đại”, Tạp chí Văn học, (9).
9. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn
xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học, (4).
10. Nguyễn Thị Bình, “Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975” Luận án tiến sĩ Ngữ Văn.
11. Nguyễn Văn Dân (1999), “Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
12. Phan Huy Dũng (2009), “Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông: Một
góc nhìn, một cách đọc”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
13. Lê Tiến Dũng; “Lê Văn Thảo- nhà văn của xứ sở Nam Bộ”, http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/
14. Nguyễn Quốc Đại (2011), Đặc điểm truyện ngắn Lê Văn Thảo, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
15. Phan Cự Đệ (Chủ biên, 2005), Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử - Thi pháp - Chân dung, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
16.Thái Xuân Đệ, Lê Dân (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội
17. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ thơ trữ tình, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.
18. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 19. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Hồ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc, Vọng từ con
chữ, Nhà xuất bản Văn học, Hà nội.
20. Trần Thanh Địch (1998), Tìm hiểu truyện ngắn, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội.
21. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lí luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nộ.
22. Hà Minh Đức (Chủ biên, 1998), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 23. Hà Minh Đức (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 24. Hà Minh Đức (2002), “Những thành tựu của văn học Việt Nam trong thời kì
đổi mới”, Tạp chí văn học, (7).
25. Hà Minh Đức - Lê Bá Hán (1996), Cơ sở lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
26. Trần Hà “Nhà văn Lê Văn Thảo: Học toán nhưng viết văn”,
http://tapchinhavan.vn/news/Xom-van/Nha-van-Le-Van-Thao-hoc-toan-nhung- viet-van-420/
27. Hoàng Thị Hồng Hà (2003), Những đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam cuối những năm 80 - đầu những năm 90, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.
28. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (1999), Từ điển