Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 63 - 66)

1.3.2 .Quan niệm nghệ thuật

2.2. Nhân vật

2.2.2. Phương thức xây dựng hình tượng nhân vật người nông dân Nam Bộ

Mỗi tác giả thường có một nhân vật trung tâm của mình, ở đó thể hiện rất rõ phong cách nhà văn, thậm chí có thể từ đó liên hệ tới những khía cạnh đời tư của nhà văn. Trong tác phẩm tự sự, nhân vật là nơi thể hiện tập trung nhất quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả. “Nghệ thuật xây dựng nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn về con người…” [46.Tr.194]. Một trong những nội dung để góp phần làm lên phong cách truyện ngắn của Lê Văn Thảo là ông đã tạo được dấu ấn Nam Bộ trong quan niệm về con người.

Trong văn học, con người là trung tâm của mọi sự phản ánh. Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về con người. Khảo sát thế giới văn chương Lê Văn Thảo nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng, ta bắt gặp những người nông dân Nam Bộ bé nhỏ, bất hạnh, bộc trực, nhân hậu, giàu nghĩa khí. Tính cách, tâm hồn của người Nam Bộ chúng ta có thể nhận biết trong đời sống thường nhật và trong những sáng tác văn học của nhiều nhà văn. Nhưng đến với truyện ngắn của Lê Văn Thảo người đọc sẽ cảm nhận được hơi thở Nam Bộ đã làm nên dấu ấn nhân vật trong cái chung của hồn quê, cả cái riêng tạo nên tên tuổi của Lê Văn Thảo giữa dòng văn học.Trong những tác phẩm của mình, Lê Văn Thảo đã dành trọn tình cảm trân trọng yêu thương người nông dân Nam Bộ. Ông coi họ như phần máu thịt của mình. Những người dân Nam Bộ hiện lên trong tác phẩm của ông đủ ngành nghề từ chân lấm tay bùn với đồng ruộng, những cảnh đời làm thuê kiếm sống nhưng tất cả họ đều có tấm lòng đáng trọng. Họ đã sống và làm việc bằng tấm lòng trung thực, lương thiện và đầy tình nghĩa. Tiêu biểu cho những phẩm chất đó, chúng ta không thể không nhắc đến nhân vật người ông trong truyện ngắn Hai ông cháu và con người chủ xưa. Chuyện kể về cuộc sống của hai ông cháu người dân Nam Bộ tên Tư Qưới gặp nhiều khó khăn nhưng rất trọng tình nghĩa. Ngày xưa ông đi ở đợ cho một điền chủ giàu có. Vợ chồng ông chủ di cư sang nước ngoài sinh sống và sinh con đẻ cái bên đó nên đã giao cho Tư Qưới mảnh đất cày cấy và trong giữ hộ. Hai ông cháu ra sức cấy cầy trên mảnh đất sình lầy đầy sỏi đá và luôn phải đối đầu với những tai ương lũ lụt. Người ông đã trông giữ mảnh đất đó hơn năm mươi năm, nay nghe tin gia đình ông chủ cũ về nước, ông bán mảnh đất và cùng cháu nội của mình mang tiền lên thành phố để trả lại cho con ông chủ. Rồi cùng đưa cháu nội sống bằng nghề lượm rác bán cho cơ sở chế biến rác. Ông nói với con ông chủ cũ: “Tôi ở dưới quê hơn hai mươi năm, nhờ ông chủ cho ở giữ đất, giờ tôi lên đây may có được bãi rác như trời luôn cho tôi chỗ ở vậy. Và cái chính tôi được tin cậu chủ, chưa chi tôi đã được làm người chỉ huy, người công an khu vực nói tốt với tôi. Rồi thằng cháu của tôi cũng chỉ huy được một nhóm, nó còn nhỏ tuổi, còn tiến xa, tôi còn mong gì nữa. Cậu chủ uống với tôi chai bia nghen? Mợ chủ uống chai nước ngọt nghen?”

[75.Tr. 371]. Câu chuyện đã để lại trong lòng người đọc hình tượng một ông già sống trên bãi rác nhưng không hề có mùi rác. Mặc dù cuộc sống của hai ông cháu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có một điều mà chúng ta có khẳng định rằng ông là người rất giàu có về tình nghĩa, tình người. Ông nghèo nhưng không hèn, luôn coi trọng nghĩa tình. Văn của Lê Văn Thảo đầy ắp tình người. Các truyện của Lê Văn Thảo không phản ánh những vấn đề to tát, giáo điều cũng không chính luận, lên lớp, mà văn chương của ông đi vào những câu chuyện nho nhỏ, những góc khuất tâm trạng, những trục trặc tình cảm. Nhưng trên hết vẫn là cái đẹp, dù nhỏ bé nhưng vẫn lung linh, có khả năng “cứu chuộc” đời sống vốn nhiều bất trắc.

Đến với truyện ngắn Đêm Tháp Mười, chúng ta được biết vợ chồng người giao liên đã kể cho nhân vật tôi - chiến sĩ cách mạng nghe về cuộc sống của những người dân vùng Tháp Mười cực khổ, khó khăn bởi thiên tai lũ lụt liên miên. Thời ông nội của nhân vât giao liên phải chụi cảnh: “Có năm nước lụt dâng lên tới năm sáu thước, sóng cuộn như sóng biển, cả nhà lên ở hết trên thuyền chờ nước rút. Nhưng nước không rút, cứ dâng mãi. Ai đói thì ăn của co củ ấu, vục nước sông uống, không được khóc lóc, than vãn” [75.Tr.193]. Anh giao liên kể tiếp: “Đến thời cha tôi, thằng Tây, thằng Nhựt làm cho nước mình nghèo, Nam bộ đồng ruộng mênh mông mà dân không có gạo ăn. Cha tôi bận quần cụt bằng vải bao bố, phèn đóng cứng phơi khô có thể dựng đứng được” [75.Tr.193 ]. Mặc dù cuộc sống khó khăn cực khổ như vậy nhưng cha tôi không hề chán nản, mệt mỏi, cha dạy chúng tôi “Con người ta sinh ra có đủ chân tay để chống chọi với tai ương, rủi ro, ông bà mình đã đổ bao nhiêu sương máu trên mảnh đất này, mình phải ráng giữ lấy” [75.Tr.194]. Mặc dù truyện Đêm Tháp Mười được Lê Văn Thảo viết trong chiến tranh nhưng chúng ta vẫn nhận thấy nhân vật quen thuộc của nhà văn Lê Văn Thảo là những con người nhỏ bé, bình dị, vô danh. Lê Văn Thảo nghiêng về loại những nhân vật ít người để ý, những người chịu nhiều khó khăn đắng cay trong cuộc đời nhưng không bao giờ oán than nửa lời cho số kiếp của mình. Họ chấp nhận và vượt qua tất cả để sống, giản dị để sống.

chân lấm tay bùn, hiền lành, mộc mạc, thật thà, nhân hậu, tràn đầy nghĩa khí. Nhân vật chú Sáu Dương, cô đào Hồng Điệp, bà Ba...có cuộc đời nhiều gian truân vất vả, đắng cay. Viết về Ông cá hô, Lê Văn Thảo đã gửi gắm một triết lí về tình yêu: có sự dâng hiến, hi sinh cho tình yêu thì mới có sự bất tử. Xây dựng hình tượng con cá hô như một huyền thoại. Việc bắt cá hô dù có khó khăn đến mấy thì Hoàng Dương vẫn bắt được. Cá thì bắt được nhưng trái tim tình yêu của người nghệ sĩ thì quá xa vời. Anh không chuộc được Hồng Điệp, không cưới được nàng, thậm chí chưa hề một lần được yêu nàng....có hề gì đâu. Hồng Điệp đã được những gì nàng mong muốn, cũng tức là tâm nguyện của Hoàng Dương sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời mình để người yêu mình được hạnh phúc. Tính cách của Hoàng Dương chính là một nét đẹp tiềm ẩn nhưng khi bộc lộ thì rất mạnh mẽ của người dân Nam Bộ. Như vậy, qua truyện ngắn của Lê Văn Thảo, chúng ta thấy truyện ngắn của ông không cốt làm văn, mà chỉ cốt thể hiện tính cách, tâm trạng con người, hồn cốt cuả Nam Bộ.

2.2.3. Phương thức xây dựng hình tượng người phụ nữ và những con người bé nhỏ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)