1.3.2 .Quan niệm nghệ thuật
3.4. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê VănThảo
3.4.1. Ngôn ngữ mang dấu ấn Nam Bộ
Có thể nói, tiếng Việt là một ngôn ngữ vừa thống nhất, vừa phong phú, đa dạng. Thống nhất trong ngôn ngữ toàn dân, đa dạng với các vùng phương ngữ. Nhìn chung, các nhà văn đều sử dụng kết hợp giữa ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật nhất định. Lê Văn Thảo, bên cạnh việc sử dụng từ ngữ toàn dân, nhà văn cũng sử dụng dày đặc từ ngữ Nam Bộ (hay phương ngữ Nam Bộ). Về cơ bản, tác giả dùng ngôn ngữ toàn dân,
nhưng đa số tác phẩm đều chứa đựng ít hay nhiều phương ngữ. Vì để miêu tả con người Nam Bộ, tính cách Nam Bộ một cách chính xác thì không gì thích hợp hơn là lấy chính ngôn ngữ của vùng miền đó làm ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Sử dụng đậm đặc phương ngữ trở thành một yêu cầu nghệ thuật bắt buộc, chỉ sử dụng thành công thì tác giả mới có thể làm nổi bật tâm lý nhân vật, mới khắc họa chân thật và sâu sắc chân dung nhân vật. Lê Văn Thảo đã làm điều này một cách xuất sắc. Việc kết hợp giữa ngôn ngữ toàn dân và ngôn ngữ địa phương sẽ làm nổi bật tư tưởng tác phẩm. Mặc dù không có khuôn mẫu quy định số lượng phương ngữ dùng trong tác phẩm. Nhưng không thể sử dụng phương ngữ tùy tiện, tràn lan mà phải đúng cách, đúng hoàn cảnh mới tạo được giá trị nghệ thuật. Lê Văn Thảo sinh ra và lớn lên, gắn bó cả cuộc đời với vùng đất cực Nam của Tổ quốc, ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo mang hơi thở Nam Bộ rất rõ rệt. Ông có điều kiện trải nghiệm ở rất nhiều địa danh của vùng đồng bằng sông nước. Mỗi một vùng miền đều có cách phát âm riêng được bộc lộ rõ trong giao tiếp. Lê Văn Thảo đã ghi lại đúng cách nói năng của nhân vật để thể hiện nét riêng, độc đáo của họ. Mặc dù không nhiều, nhưng qua lời đối thoại của nhân vật, người đọc thấy được cách phát âm với những biến thể sinh động của người dân Nam.
Biểu hiện đầu tiên là cách gọi thân mật: “cưng, nhỏ, bây, đây, đó, tụi bây, qua, ý”,… Hoặc các từ biến âm hoặc biến âm rút gọn của phương ngữ Nam Bộ cũng được tác giả sử dụng nhiều nhưng không gây khó khăn cho người đọc ở vùng miền khác vì chúng khá quen thuộc: “bi nhiêu, hông, hôn, thiệt, hổng, hy sanh, nhứt, ổng, ảnh, tui, mầy, bển, chi, gởi, lá thơ, chủ nhựt, dòm, trảng, coi giỡn, dóc, ghe, mần ăn, mập, coi”… Những tình thái từ mang màu sắc Nam Bộ: “uả, hen, nghen, dà, cha, nè, hà, quá trời, ui chao, thấy mồ, khỉ khô”....Những từ chỉ hoạt động, sinh hoạt: “bắn đạn, biên thư, biểu, búng thun, coi kiếng, đánh lộn, giăng mùng, lặn đất, mằn nắn, nhậu nhẹt…” Đó là những từ chỉ trạng thái, tính chất: “bằn bặt, bịnh, buồn hiu, cà chớn, chảnh, giả bộ, lanh, lẫm đẫm, long chong, lừ lừ, ngộ, nhẹ hều, ốm, quớt, rã gánh,..” Ta cũng nhận thấy một điều là ở những tác phẩm có đề tài về đời sống nông thôn, về người nông dân Nam Bộ thì tỉ lệ từ địa phương cao hơn những truyện ngắn có đề tài về cuộc sống ở phố thị, về những người không phải là nông
dân. Từ những điều trên ta có thể nhận thấy, phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo vô cùng phong phú, nó bổ sung cho ngôn ngữ văn học nói riêng, ngôn ngữ toàn dân nói chung ngày càng phong phú. Đây là những lớp từ vựng đi kèm với văn hóa địa phương. Đó là hàng loạt từ chỉ địa hình sông nước: kinh, rạch,
bưng, cù lao, gò…. Đó là những tên gọi của những loài thực vật như: tràm, đước,
đế, mắm, trâm bầu, dừa nước, gừa, điên điển... Các từ ngữ này xuất hiện trong
truyện ngắn Lê Văn Thảo để miêu tả những cảnh, những vật rất đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. Vì thế, Triệu Xuân đã nhận định thật đúng về ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê Văn Thảo: “Ngôn ngữ thì đặc chất Nam Bộ”. Thật vậy, ngôn ngữ truyện ngắn Lê Văn Thảo không chỉ đặc chất Nam Bộ dành riêng cho nhân vật, mà cho chính cả nhà văn. Đó là những từ láy biến đổi ngữ âm trên phạm vi địa phương: nhứt (nhất), lình bình (lềnh bềnh), linh láng (lênh láng), khum khum (khom khom), chủ nhựt (chủ nhật)…
Lê Văn Thảo còn sử dụng rất thành công từ láy, từ ngữ tạo hình biểu cảm, giàu chất thơ. Đọc văn Lê Văn Thảo ta sẽ ngạc nhiên, thú vị bởi một hệ thống các từ láy được dùng trong tác phẩm. Nó khiến câu văn giàu hình ảnh, giàu tính hình tượng hơn, thể hiện vốn từ phong phú và khả năng vận dụng linh hoạt của tác giả. Khảo sát một số tác phẩm, chúng tôi thấy số lượng từ láy mà tác giả sử dụng là khá lớn. Chúng tôi thống kê được những từ láy sau trong truyện ngắn Đêm Tháp Mười: bơ vơ, nỉ non, lung linh, rung rinh, nhấp nháy, nhẹ nhàng, loay hoay,...
Hay trong truyện ngắn Chuyến xe giữa trua hè mát dịu , chúng tôi thấy tác giả sử dụng từ láy với mật độ dày đặc như: ray rứt, thao thao, rầm rầm, dỗ dành, năn
nỉ, dọa dẫm, hối hả, lẽo đẽo, lằng nhằng, gấp gáp, tập tễnh, rảnh rang, thoi thóp, treo leo,...Sự có mặt của những từ láy khiến cho hình ảnh trong câu văn sống động
hơn, như đang cựa quậy, quẫy đạp nhằm tự mình nói lên ý nghĩa, khiến âm điệu lời kể dạt dào xúc cảm. Nhìn chung, cách sử dụng từ láy, phương ngữ Lê Văn Thảo rất thích hợp, giúp cho văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu.