Giọng điệu trong truyện ngắn Lê VănThảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 83 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu trong truyện ngắn Lê VănThảo

Giọng điệu của nhà văn là điểm cốt lõi để phân biệt địa hạt văn chương của nhà văn này với nhà văn khác. Nó không chỉ liên quan đến cách sử dụng ngôn từ, ngôn ngữ vùng miền địa phương,… mà còn phải thể hiện tình cảm của nhà văn đối với các nhân vật của mình. Mỗi truyện ngắn hay đều có được giọng điệu riêng. Giọng điệu giống như giọng nói cá nhân, có sắc thái, có âm lượng, có nhịp điệu... nó góp phần tạo lên sức hấp dẫn của tác phẩm và khuôn mặt thẩm mỹ của tác giả.

Từ điển văn học định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm lập trường tư

tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm”, “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được một tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật” [28.tr.133]. Giọng điệu là yếu tố bộc lộ chủ thể

đo không thể thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ” [17.Tr.11]. Trong tác phẩm văn học, giọng điệu là “một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật phải có khẩu khí, giọng điệu riêng. Giọng điệu trong tác phẩm phải gắn bó với các giọng “trời phú” của tác giả nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu” [31.tr.135]. Nói đến giọng điệu là nói đến một hiện tượng mang tính cá nhân cao độ trong sáng tạo nghệ thuật. Nó là một trong những yếu tố chủ đạo cấu thành hình thức nghệ thuật của một tác phẩm. Giọng điệu chính là yếu tố hàng đầu tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác. Đặc biệt, giọng điệu góp phần không nhỏ để làm nên sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm. Như vậy, tùy thuộc phong cách riêng mà mỗi tác giả tự tạo cho mình một giọng điệu đặc trưng.

Đối với bất kì nhà văn nào, khi tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm của họ, chúng ta cũng ít hay nhiều đều nhận ra giọng điệu. Khi khảo sát truyện ngắn Lê Văn Thảo, chúng tôi thấy nổi bật lên các giọng điệu được nhà văn sử dụng hầu hết trong các tập truyện: Giọng điệu tâm tình, nhỏ nhẹ; giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)