Cách chiếm lĩnh đề tài trong truyện ngắn Lê VănThảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 40 - 55)

1.3.2 .Quan niệm nghệ thuật

2.1. Đề tài và cách chọn đề tài trong truyện ngắn Lê VănThảo

2.1.1. Cách chiếm lĩnh đề tài trong truyện ngắn Lê VănThảo

2.1.1.1. Đề tài chiến tranh và cách mạng trong những năm kháng chiến.

Do ảnh hưởng bởi đặc điểm lịch sử, chiến tranh đã trở thành đề tài trung tâm của văn học Việt Nam qua các thời đại. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng

lãng mạn đã trở thành đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam thời chống Mỹ. Việc phản ánh hiện thực cách mạng“ vừa là trách nhiệm vừa là niềm say mê ”và “chiến trường đã trở thành điểm hội tụ những cảm xúc suy nghĩ” của các nhà văn, nhà thơ. [47.Tr.187].

Lê Văn Thảo cũng như các nhà văn Nam Bộ khác ở chiến khu cách mạng, ông đã sáng tác rất nhiều về đề tài chiến tranh. Ông viết về hầu hết các thân phận con người tồn tại trong thời chiến: người mẹ chờ con, người vợ tìm chồng, người con một mình lặn lội đi tìm cha, người lính đau đáu nỗi đau xa quê,…Với Lê Văn Thảo, cuộc chiến tranh đã để lại trong ông những nỗi ám ảnh sâu sắc. Đang là một chàng sinh viên, ông sẵn sàng rời bỏ chốn phồn hoa đô thị để đi lên rừng tham gia kháng chiến. Ông luôn tự hào là nhà văn - chiến sĩ. Với ông, người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc không chỉ cầm súng mà có thể cầm bút để chiến đấu, để bảo vệ quê hương, đất nước. Những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông chính là viết về đề tài chiến tranh và cách mạng, đặc biệt là đề tài hậu chiến. Viết về đề tài này, ta thấy nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ quả cảm hiến dâng tuổi xuân cho sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, họ đã anh dũng sống và chiến đấu vì tình yêu quê hương vì lý tưởng cao đẹp. Những vấn đề mà Lê Văn Thảo day dứt, đó chính là nỗi đau của con người trong chiến và sau chiến tranh. Các tác phẩm như: Họp mặt trung đoàn, Đêm Tháp Mười, Cô gái đi vào cửa sau, Bốn cô gái trong đêm giao thừa, Đi thăm chồng, Người đàn bà khóc, Trở lại rừng, Hành trình chiếc võng của tôi, Kể chuyện nghe chơi, Chiếc xe đạp, Cảnh đóng phim ngoài trời, Chuyện đời con mốc...đều có bóng dáng của chiến tranh.

Mỗi nhà văn dù có quan điểm giống nhau nhưng nếu viết về cùng đề tài thì vẫn có sự khác biệt trong các tác phẩm. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, vốn sống và cá tính sáng tạo của nhà văn. Nếu như so sánh với các nhà văn Nam Bộ khác cùng viết về đề tài chiến tranh và hậu chiến tranh, có thể nói điểm khác biệt và sáng tạo trong phong cách viết của ông bắt nguồn từ những ngày ông trực tiếp tham gia kháng chiến. Nó được gọi là địa hạt văn chương riêng gắn liền với kinh nghiệm và vốn sống ông có được từ những ngày loạn lạc bom đạn. Cái nhìn trải đời đã tạo nên một Lê Văn Thảo không hề hoa mĩ, cầu kì mà vô cùng giản dị.

Cách viết của ông không ồn ào, không dữ dội mà lại lặng lẽ đi sâu khám phá những mảng nhỏ của cuộc sống con người trong những năm tháng ác liệt ấy để thấy được họ là những con người anh hùng, dũng cảm, phi thường nhưng cũng rất bình dị, đời thường như bao người bình thường khác. Cách chiếm lĩnh đề tài chiến tranh và cách mạng này chính là ở vốn sống và kinh nghiệm sống phong phú của Lê Văn Thảo. Cuộc chiến tranh đã đi qua hàng mấy chục năm nhưng vẫn để lại trong lòng ông những vết thương khó phai mờ. Đó là cảm xúc của ông khi đối diện với cái chết của người em gái, là khoảng khắc chính tay ông chôn cất đồng đội hi sinh, là những giọt nước mắt đau đớn lăn dài trên má khi phải khép đôi mắt còn đầy niềm tin của những người đồng đội. Vết thương lòng sau chiến tranh cứ đeo đẳng Lê Văn Thảo, buộc ông phải đối diện, phải ghi chép, phải viết thật hay về đề tài chiến tranh. Từ đó, vết thương lòng của ông hiện thân trở thành vết thương trên trang giấy. Ông gán cho mỗi câu chuyện ông từng nghe kể hay chứng kiến một hoàn cảnh sống, một cái tên để mà chậm rãi kể lại câu chuyện đời mình qua các nhân vật. Như vậy, các tác phẩm của ông không tập trung ngòi bút của mình vào việc xây dựng những anh hùng của thời đại, những gì cao siêu mà ông chỉ viết về hiện thực chiến tranh từ những khoảnh khắc chính ông đã tai nghe mắt thấy, đau đớn xót xa mà bật ra câu chữ.

Từ những chi tiết rất nhỏ bé, dễ bị lãng quên trong khói lửa đạn bom, truyện ngắn Lê Văn Thảo đã đem đến cho người đọc những cảm xúc rất sâu sắc. Chiến tranh cứ thế đi vào trong tác phẩm của Lê Văn Thảo với những gian khổ, mất mát và cả niềm tin. Chính những ngày đói khổ, thiếu thốn đã tạo cơ duyên để nhà văn có nguồn chất liệu vô biên mà mãi sau này vẫn còn là cảm hứng chủ đạo trong nhiều sáng tác của ông. Hầu hết các truyện ngắn đều viết về cuộc sống của những chiến sĩ và đồng bào Nam Bộ trong chiến tranh chống Mĩ. Không chỉ trực tiếp phản ánh hiện thực tàn khốc của chiến tranh, tác giả còn hướng ngòi bút vào việc ca ngợi những con người hậu phương giàu niềm tin và nghị lực. Tiêu biểu cho điều đó là tác phẩm Đi thăm chồng. Câu chuyện kể về một cô vợ trẻ chỉ trên hai mươi đi thăm chồng, tay xách theo một lồng gà, tay bế đứa con nhỏ chừng hai tuổi phơi đầu trời nắng. Chị ta đi hết nơi này đến nơi khác, tìm gặp

chồng là bộ đội để cho cha con gặp nhau. Do hoàn cảnh chiến tranh nên hai vợ chồng gặp nhau trong thời gian ngắn, phiên hiệu của đơn vị chồng cô không biết. Khi đi tìm chồng cô ngây thơ nghĩ đơn vị của chồng chỉ ở trong huyện thôi, chỉ đi từ sáng đến chiều là gặp được chồng nên mang theo lồng gà. Nhưng trời đất mênh mông, chiến tranh loạn lạc, người vợ cứ đi mãi, đi mãi, qua làng này con gà lớn lên, qua làng khác con gà đẻ trứng, làng nọ ấp trứng nở ra một đàn gà con. Cô vẫn đi để mong được gặp chồng, để cha con biết mặt nhau. Khi bị chính quyền giặc bắt bớ tra hỏi, cô vẫn mặc kệ, vẫn cứ đi. Câu chuyện trong tác phẩm những tưởng là một tình huống truyện hoang đường mà tác giả Lê Văn Thảo đặt ra.Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong đó lại đại diện cho nỗi đau chiến tranh luôn âm ỉ và trói chặt số phận của bao người phụ nữ. Tác giả không đặt tựa đề là “Đi tìm chồng” mà lại thay bằng chữ “thăm” nhẹ nhàng. Điều này thể hiện sự khéo léo của Lê Văn Thảo trong việc khắc họa chân dung của một người vợ lạc quan, giàu niềm tin. Cô vợ quyết tâm đi “thăm chồng” mà không biết chồng ở đâu, gặp bao gian khổ vẫn cứ đi, cứ nơi nào có bộ đội là cô đến vì cô tin rồi sẽ một ngày gặp được chồng. Niềm tin của nhân vật người vợ trong truyện ngắn còn là niềm tin của cả một dân tộc.Từng người lính ra trận đều tin vào lí tưởng mình đang hướng đến, từng người vợ chờ chồng đều tin một ngày người thân sẽ trở về, và trong tâm tưởng của mỗi người con Việt Nam đều tin vào ngày thấy ngọn cờ độc lập phất cao trên bầu trời. Đó không chỉ là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc giàu niềm tin và tinh thần lạc quan, mà còn là kim chỉ nam đấu tranh cho sự sống còn của toàn dân tộc.

Sự khốc liệt trong chiến tranh được thể hiện qua các chi tiết nhỏ trong truyện ngắn như “ngồi ăn cơm làm rớt chiếc đũa chúng đã trợn mắt ngó mình rồi. Nói chuyện không dám nói lớn tiếng, lỡ ho một tiếng hoảng sợ ngó dáo dác sợ chúng nói mình làm mật hiệu, ám hiệu gì. …Mình đi thăm chồng mình mà lén lút như đi ăn trộm.” [75.tr.218]. Nó là sự áp chế tinh thần từ bọn giặc cướp nước, đè nặng trên vai những người vợ, người mẹ ở lại làm hậu phương cho người lính ra trận. Nếu không có niềm tin, liệu họ có đủ mạnh mẽ kiên cường vượt qua những năm tháng chiến tranh áp bức đó để chờ người thân đi lính trở về? Câu

chuyện trong truyện ngắn Đi thăm chồng không chỉ đề cao niềm tin của cô vợ, mà còn ca ngợi những người phụ nữ Việt Nam can trường hi sinh và mạnh mẽ chiến đấu. Nếu chỉ đơn thuần ngây thơ, người vợ đã không mạnh miệng tuyên bố chồng tôi “ là bộ đội” để bị bọn “bình định” tra khảo. Khi bị tên lính hỏi “Không biết xã này hết đàn ông rồi hay sao lại đi lấy thằng Việt cộng cho cực thân” [75.tr.217], cô vợ cũng bằng niềm tự hào khôn xiết dành cho người chồng của mình mà“…giận phát run lên. Em quay phắt trở vô ngồi phịch xuống ghế. Bọn chúng ngạc nhiên nhìn em. Em cũng nhìn lại chúng, không sợ gì nữa. Nó đã nói vậy em phải nói cho nó biết. Em nuốt nước miếng mấy lượt để trấn tĩnh, đưa mắt nhìn thằng mặt nhọn nói một hơi không cho nó xen vô” [75.tr.218]. “Rồi không còn e ngại thẹn thùng gì nữa em kể hết cho chúng nghe chuyện chồng em cùng đơn vị về xã em đánh giặc, chúng em gặp nhau thương yêu nhau kể cả chuyện hôm chồng em ra đi, trời mưa như trút nước, em thấy thương quá đội mưa chạy theo... Em còn nói cả chuyện chồng em cầm tay em lúc chia tay em nói: "Anh đi đánh giặc mau để về giúp em giúp má làm ruộng làm nương..." [75.tr.218]. Bằng chính chất liệu hiện thực cuộc sống dày dặn của mình và đôi mắt quan sát sự đời vừa tỉ mỉ vừa tinh tế, Lê Văn Thảo đã khắc họa nên hình tượng người vợ, người mẹ Việt Nam can trường, không sợ bom đạn, luôn đấu tranh vì lẽ phải bằng niềm tin kiên cường dành cho đất nước. Họ có mặt ở khắp mọi nơi, mọi miền Tổ quốc, không riêng gì vùng đất Nam Bộ, nhưng chính việc xây dựng tính cách nhân vật người vợ khẳng khái, hào sảng, thẳng thắn và mạnh mẽ, Lê Văn Thảo đã tạo nên một câu chuyện cuộc đời vừa để lên án và tố cáo chiến tranh vừa thể hiện cái nhìn trìu mến, thán phục dành cho những người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Nam Bộ nghĩa tình.

Lê Văn Thảo quan niệm “viết về chiến tranh, cách mạng là trách nhiệm của người cầm bút”. Bởi cuộc chiến tranh lâu dài và khốc liệt đã lấy đi của ông những người gần gũi, thân thiết nên những trang viết của ông cũng chính là vết thương trong lòng. Cô em gái của ông đã hi sinh trong một trận càn của giặc. Không chỉ có những người thân, Lê Văn Thảo là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, được trải nghiệm với những gian khổ nơi chiến

trường, chứng kiến biết bao đồng chí đồng chí, đồng đội đã hi sinh. Ông được sống và chiến đấu cùng với những con người hiền lành, thật thà, chất phác, giản dị nhưng anh dũng, kiên cường, bất khuất nên nó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào để nhà văn sáng tác. Hình ảnh những người chiến sĩ, đồng chí, đồng đội trong hồi ức trở đi trở lại trong các tác phẩm với cái nhìn sâu sắc và nhân bản. Lê Văn Thảo đã chia sẻ quan niệm văn chương của ông: “Tôi viết chậm, thường viết về những kỉ niệm, do vậy để phục vụ kịp thời là rất khó khăn. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tôi có dịp cùng sống và chiến đấu với các chiến sĩ quân giải phóng, do vậy đề tài chiến tranh với những người chiến sĩ bình thường, đồng đội của họ với nhau vẫn là đề tài tôi yêu thích. Viết thật giản dị, đó là phương châm của tôi...” [61. tr. 99].

Hình ảnh người lính trong các truyện ngắn của Lê Văn Thảo hiện lên dung dị, mộc mạc mà rất đỗi phi thường. Đó là những con người bình thường được mặc lên người áo giáp của bậc anh hùng. Dù là nét chấm phá đậm hay nhạt, nông hay sâu, Lê Văn Thảo vẫn luôn đi đúng theo hình tượng người lính mà ông luôn đề cao: người anh hùng mặc áo vải. Sự dung dị kết hợp cùng cách viết không ngoa dụ, không phô trương đã khắc họa trọn vẹn hình ảnh người lính thời chiến chất phác, gần gũi nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Ở đó còn lấp lánh tình người, tình đồng đội, đồng chí và trái tim nhiệt huyết, quả cảm, quyết tâm của những anh hùng áo vải đã hi sinh vì nền độc lập dân tộc. Trong truyện ngắn Đêm tháp

Mười, Lê Văn Thảo đã kể lại nỗi đau chiến tranh của một người lính bằng cách để

anh tự thuật lại chi tiết câu chuyện cuộc đời bằng giọng văn chậm rãi, giản dị và chân thật. Trong câu chuyện nhân vật chính (anh Hai) băng rừng đi công tác gấp thì bị lạc đường. May mắn thay, anh Hai đã gặp một người đàn ông và anh ta đưa anh về nhà đãi một bữa ăn tối. Cuộc đối thoại giữa hai người đã kể lại câu chuyện cuộc đời của người đàn ông với cả những nỗi đau chiến tranh mất mát, nhưng lấp lánh ẩn chứa bên trong là niềm tự hào dân tộc và truyền thống yêu nước được truyền qua nhiều thế hệ gia đình. Lê Văn Thảo đã khắc họa rõ nét sự tàn phá của chiến tranh đối với cuộc sống con người. Trong cuộc chiến giành giật hòa bình và sự sống đó, những người lính đã hi sinh cả tính mạng của mình để

quyết tâm chiến đấu: “Tôi xé áo băng vết thương, nhận chìm chiếc xuồng rồi lội đi cách đó một khoảng xa. Vết thương tôi chảy máu nhiều, tôi cẩn thận cứ đôi ba bước quay lại khỏa nước cho tan dấu máu. Tôi ngồi lại trong một bụi dế thưa cho chúng khỏi nghi bẻ một nhánh tràm cắm làm nạng để có thể bắn một tay. Lúc đó tôi lại nghĩ tới vợ con tôi nữa. Nhưng tôi chỉ nghĩ là tôi có thương vợ con tôi nhưng là để có thêm sức mạnh. Mình không thể chết lúc này được, mình phải sống cho đến lúc nó bỏ chạy [75.Tr. 206]. Những chi tiết được lột tả rất thật qua giọng văn của Lê Văn Thảo. Cách viết của ông như chiếc camera hành trình ghi lại cả âm thanh và hình ảnh một cách chân thật, để người đọc có thể tưởng tượng ra trước mắt một người lính với vết thương trên cánh tay trái, khỏa nước lội giữa cánh đồng Tháp Mười. Hình ảnh người lính áo vải đầy hiên ngang đó không hề yếu sức trước nỗi đau thể xác mà vẫn kiên cường tiến lên phía trước.Trong tâm trí người lính là hình ảnh vợ con thân yêu đang chờ đợi ngày anh trở về. Nó tạo thành sức mạnh thôi thúc anh tiếp tục can trường chiến đấu. Từ đó, hình ảnh người lính được nâng lên tầm vĩ đại và thiêng liêng. Chính phong cách văn chương kể chuyện người như chuyện mình, nhẹ tênh mà thấm thía của Lê Văn Thảo đã giúp ông thành công trong việc khắc họa hình ảnh người lính áo vải anh hùng đó.

Nghệ thuật miêu tả của Lê Văn Thảo có thể nói đã đạt đến đỉnh cao khi có khả năng biến ngôn từ thành hình ảnh bừng ra trước mắt độc giả. Cách chiếm lĩnh đề tài chiến tranh của ông cũng được thể hiện ở đặc điểm này. Ông xoáy sâu vào nỗi đau chiến tranh bằng cách miêu tả sự mất mát và ẩn ức ám ảnh: “Chúng ném bom suốt ngày, đến chiều tối chúng tôi trở về thì căn nhà đã cháy, cha tôi đã chết rồi. Cha tôi chết nằm sãi tay, râu tóc xõa dài y như đêm nào ông nằm ngủ. Cạnh đó cây cột với những vết dao ngày nào còn cháy đỏ, lửa bập bùng soi sáng lên gương mặt của cha tôi. Xung quanh lủ khủ những hũ gạo khạp mắm cha tôi đã khuân ra ngoài. Cha tôi sống cũng như chết, sự gan dạ, lòng yêu thương đáng cho chúng tôi noi theo...” [75.Tr. 196]. Nỗi đau chiến tranh: con mất cha, vợ mất chồng diễn ra hằng ngày trong thời chiến. Nhưng qua giọng kể của Lê Văn Thảo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)