Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Lê VănThảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 78 - 83)

1.3.2 .Quan niệm nghệ thuật

3.2. Cốt truyện

3.2.2. Đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Lê VănThảo

3.2.2.1. Cốt truyện nhạt hóa

Cốt truyện nhạt hóa không chỉ là một đặc trưng phong cách sáng tác của Lê Văn Thảo mà nó còn là điểm đặc trưng nhằm nhận diện truyện ngắn Lê Văn Thảo trong vô số các tác phẩm khác của văn đàn văn học Việt Nam. Nói riêng về cái nhạt trong văn học, nó không là tính từ diễn tả ý nghĩa tiêu cực mà xuất phát từ khái niệm vô vi của Phật giáo: nói những điều tưởng chừng là đơn giản, tẻ nhạt, bé nhỏ, không đáng để tâm nhưng cái có mà như không ấy lại đại diện cho giá trị nhân sinh lớn lao hơn. Lê Văn Thảo đã áp dụng lý thuyết vô vi này vào trong các tác phẩm của mình và tạo thành đặc trưng phong cách sáng tác riêng. Như nhà phê bình Huỳnh Như Phương đã nhận xét: “Khoảng hơn mười năm nay, một xu hướng khác của văn xuôi Lê Văn Thảo là khai thác cái nhạt của đời sống và tái hiện nó với sức ám ảnh nhưmột hiện tượng thẩm mĩ. Cái nhạt trở thành cảm hứng và đối tượng của nghệ thuật” [64].

Thực vậy, cốt truyện nhạt hóa trong truyện ngắn của Lê VănThảo thực sự là một hình thức nghệ thuật để nhà văn chuyển tải những ý nghĩa trong cuộc đời. Khai thác các ý niệm dưới cốt truyện nhạt có thể nói thường là những chuyện “không có gì”. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy những dạng thức cốt truyện này qua: Hai cuốc xe ôm, Một vụ đụng xe, Chuyện đời con Mốc, Nửa đường, Anh

chàng xích lô lãng tử, Chiếc xe đạp, Lên núi thả mây, Con mèo,…

Điển hình nhất trong cốt truyện nhạt của Lê Văn Thảo là cách ông xây dựng tình huống truyện từ những điều nhỏ nhặt, tủn mủn. Nó có khi chỉ là những chi tiết vụn vặt ông góp nhặt trong truyện ngắn như: Hành trình đi thăm chồng của cô vợ trong truyện ngắn Đi thăm chồng; câu chuyện gặp lại người đồng đội của nhân vật Ba Tuấn trong “Đồng chí” và có một chút ân hận, xấu hổ khi nhận mặt người đồng đội năm xưa anh đã làm gãy bả vai, là câu chuyện đối thoại của hai cha con trong truyện ngắn Hai người cha,…Mọi cốt truyện ông xây dựng đều được tối giản, tỉnh lược hết mức có thể, không hề có gây cấn, kịch tính hay hồi hộp. Truyện ngắn của Lê Văn Thảo không cầu kì, hoa mỹ mà được xây dựng “nhạt” như thế nhưng lại có sức ảnh hưởng to lớn đối với cảm xúc người đọc.

Nghệ thuật dựng truyện của Lê Văn Thảo giản dị, ông khai thác những cái “nhạt” nhưng nâng lên thành những cái lạ, bất ngờ cho người đọc. Ông viết từ sự thôi thúc của nội tâm, cốt viết ra cho hết những rung cảm trong lòng, viết bằng cả trái tim, khối óc hướng về con người, nâng niu trên trọng con người. Có vẻ như ông Thảo không hề lo rằng người đọc không hiểu mình mà chính sự nhạt trong các tác phẩm của ông đã khiến địa hạt văn chương của Lê Văn Thảo có dấu ấn riêng, không lẫn vào người khác. Ví như câu chuyện trong truyện ngắn Con

mèo, nhân vật tôi ghét mèo, chỉ cưng chó, nhưng con trai anh ta lại chỉ thích nuôi

mèo. Con mèo cái đẻ lứa nào thì nhân vật tôi – cũng là người cha lập tức đem cho lứa mèo đó. Đến lần sau cùng, hai con mèo con bị quẳng ra đường. Đứa con trai khi thức dậy hỏi quanh hai con mèo đi đâu mất và bắt cha phải đến chỗ làm mất con mèo để tìm lại. Tất nhiên là không thể tìm thấy bóng dáng hai con mèo con đâu cả. Đứa con không kiếm được đành bỏ cuộc, im lặng trở về. Nhưng chính sự im lặng của thằng con trai lại khiến người cha cảm thấy day dứt, như thể ông là kẻ phạm tội phải gánh chịu sự dằn vặt không nguôi trong lòng. Khi thời gian trôi qua, đi ngang đoạn đường cũ, người cha vẫn nhìn dáo dác tìm hai con mèo như một thói quen cũ…Câu chuyện đơn giản, như bâng quơ cóp nhặt ở bất kì một gia đình nào và Lê Văn Thảo không hề có ý định đưa kịch tính gì vào câu chuyện như trên. Nhiều người đọc sẽ thấy “nhạt” như hàng vạn câu chuyện không đầu không cuối của Lê Văn Thảo. Thế nhưng bên dưới lớp vỏ cốt truyện “nhạt thếch” ấy lại là ý nghĩa của lòng nhân ái, nhân đạo sâu sắc, mà đại diện đó là đứa con trai và tâm trạng day dứt của người cha khi bỏ rơi hai con mèo. Sức nặng của truyện ngắn Lê Văn Thảo cũng từ đó được nhân lên và đánh mạnh vào cảm xúc của độc giả một cách mạnh mẽ. Tác phẩm Con mèo là một trong những truyện ngắn góp phần làm lên phong cách đặc trưng của Lê Văn Thảo. Đó là việc giỏi tìm kiếm những điều nhỏ bé, vụn vặt trong cuộc sống để khắc họa lên những dấu ấn khó phai.

3.2.2.2. Cốt truyện tâm lý

chuyển các cốt truyện của mình để nhân vật của mình tự bộc lộ chiều sâu tư tưởng, tâm lí phức tạp đa chiều. Từ đó ông xây dựng cốt truyện tâm lí để khai thác những góc khuất trong nhân vật chính của mình. Với Lê Văn Thảo, cốt truyện tâm lí xuất hiện nhiều trong truyện ngắn của ông. Người đọc nhận thấy những dòng hồi ức, những kỉ niệm, tâm trạng như chảy tràn trên mỗi trang viết. Kiểu cốt truyện tâm lí được nhà văn sử dụng để khắc họa chân thật những tình cảm của con người đối với quá khứ, hiện tại và tương lai. Ở địa hạt này, tác giả có điều kiện thuận lợi để đi vào những ngóc ngách của đời sống nội tâm con người, có thể nhìn vào cõi vô thức thẳm sâu trong tâm khảm mình.Với cốt truyện tâm lí, Lê Văn Thảo rất thuận lợi trong việc khắc họa tính cách của nhân vật, “vắt kiệt” nội tâm con người. Dùng cách này, trong nhiều tác phẩm, nhà văn không những mở rộng được nội dung phản ánh mà còn làm tăng chiều sâu của nội dung tư tưởng. Đồng thời, việc lựa chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất giúp nhà văn đi sâu vào nội tâm nhân vật để thể hiện những ẩn ức trong tâm hồn con người, dù là mơ hồ nhất. Lê Văn Thảo thường sử dụng cốt truyện tâm lí trong việc xây dựng hình tượng người lính thời hậu chiến, trong thời điểm “giao thừa” giữa anh hùng thời đại và những con người bình thường mang trong mình nỗi ám ảnh ẩn ức nỗi đau chiến tranh.

Lê Văn Thảo khắc họa rõ nét sự dằn xé bên trong những người lính thời chiến và hậu chiến bằng cốt truyện tâm lý. Dù không hề có kịch tính, Lê Văn Thảo vẫn khéo léo đẩy mạnh các cung bậc cảm xúc của nhân vật của mình để thể hiện trọn vẹn tâm lý nhân vật. Đó là giọt nước mắt dường như là vui mừng, hân hoan đầy xúc động của người cha mang trong mình gánh nặng trách nhiệm với gia đình, dòng tộc và cả đất nước trong truyện ngắn “Đêm tháp Mười”; là nhân vật Ba Tuấn trong “Đồng chí” có một chút ân hận, xấu hổ khi nhận mặt người đồng đội năm xưa anh đã làm gãy bả vai. Họ là những nhân vật có tên gọi, sống cuộc sống người lính bình thường, nhưng lạ thay, nhân cách và phẩm chất của họ lại tỏa sáng lấp lánh thông qua cách miêu tả tâm lý đặc sắc của Lê Văn Thảo. Ví như nhân vật Ba Tuấn đi từ cảm xúc vui mừng chờ đợi mong được gặp người bạn đồng hương “Hễ nghe đâu có người đồng hương dù xa mấy tôi cũng lặn lội tìm

tới. Tôi nghĩ bụng chẳng bỏ công đâu cả: trước là hỏi thăm tin tức, sau cũng là được dịp hãnh diện với những người chung quanh rằng làng mình có người đi cách mạng... Chà, cái thằng Quang bây giờ nó thế nào? Không biết nó còn nhớ tôi không? Bác thấy nó thế nào? Đầu đã có sợi bạc rồi à? ờ thì tôi đây cũng vậy. Hai đứa cùng một tuổi mà”; đến nỗi thất vọng tràn trề khi người tham mưu trưởng mới không phải người anh mong gặp “Ba Tuấn ngước nhìn ra ngoài trời mưa, lòng chợt buồn se. Bao nhiêu điều anh lục soạn từ trong ký ức xa xôi định được dịp này tuôn ra với người bạn, bây giờ đành chôn vùi trở lại. Anh thở dài”. Và rồi tâm lý nhân vật được rẽ ngoặt theo hướng khác khi Ba Tuấn nhận ra người đồng đội cũ đã giúp mình trong trận chiến năm xưa: “Phải, chính cái vai lệch đó, chính đồng chí này đây. Ba Tuấn đã tỉnh ngủ hẳn…. Phải, chính người bạn này đây trong đêm tối đó anh gặp không quá một phút, không nhìn rõ mặt, không biết tên tuổi quê quán mà đã chịu gãy một xương vai để đưa anh vào trận chiến đấu...” [76.Tr. 124]. Và đỉnh cao trong việc miêu tả tâm lý nhân vật đó là hình ảnh cuối cùng của Ba Tuấn “Rồi anh giở bản đồ ra, đưa ngón tay dò theo những dấu chấm xanh đỏ trong đó, như muốn che giấu cái gì trong lòng.” [76.Tr. 125]. Điều Ba Tuấn muốn che giấu là gì? Lê Văn Thảo đã để cho độc giả cùng tham gia vào quá trình sáng tạo của mình, cùng tác giả nhận ra tâm lí nhân vật biến chuyển ra sao. Điều Ba Tuấn đang che giấu có thể là nỗi dằn vặt vì đã làm gãy bả vai người đồng đội, cũng có thể là anh không phải là người đã cứu Thanh Quang nên có phần xấu hổ,… Từ đó, cốt truyện tâm lý nhân vật được Lê Văn Thảo dựng lên thành công và buộc người đọc phải tham gia cùng ông trong quá trình sáng tạo.

3.2.2.3. Cốt truyện có kết thúc mở

Lê Văn Thảo có thể được coi là bậc thầy trong việc biến chuyển cốt truyện. Thế nhưng mục đích cuối cùng mà tác giả muốn hướng đến khi đặt ra cốt truyện khác nhau trong các truyện ngắn đều là buộc độc giả phải cùng tham gia vào quá trình sáng tạo của mình. Một loại cốt truyện khác mà Lê Văn Thảo cũng rất thành công đó là cốt truyện có kết thúc mở.

chỉnh. Nhiều truyện ngắn của Lê Văn Thảo cũng sử dụng cốt truyện này để thể hiện một cách nhìn trước cuộc sống ngổn ngang, bề bộn, đa chiều, con người với thế giới nội tâm phong phú, phức tạp. Tuy nhiên, dù nhiều sự kiện diễn ra đan cài trong quá trình miêu tả tâm lý nhân vật, nhưng kết thúc của câu chuyện lại để mở, không rõ ràng. Đó là các trường hợp truyện ngắn như: Đồng chí, Con mèo,

Kể chuyện nghe chơi, Chuyến xe giữa trưa hè mát dịu, Đêm Tháp Mười...

Nhà văn D.Phuôcmanôp đã từng khẳng định: “Sức mạnh của cú đấm (nghệ thuật) là thuộc về đoạn cuối” [66.Tr.225]. Đến với truyện ngắn Lê Văn Thảo, chúng tôi nhận thấy, cách kết thúc truyện của ông thường bất ngờ, để mở và luôn gợi lên niềm suy tư,trăn trở cho người đọc. Truyện ngắn Chuyện bên bờ sông Vàm

Cỏ được khép lại bằng việc nhân vật ông Hai bất ngờ tự nguyện dời nhà vào ấp

chiến lược sống cùng với kẻ thù, cho dù trước đó ông bị chúng tra tấn, hành hạ...Kết thúc bất ngờ của câu chuyện khiến nhiều độc giả vừa tò mò cho số phận của ông Hai khi sống giữa lòng địch, vừa khó hiểu cho hành động của ông Hai. Liệu ông là kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội Cách mạng nên đi theo địch? Nhưng nếu đọc kĩ câu chuyện, chúng ta thấy giữa cái kết thúc mở đó là ý nghĩa sống sâu sắc của một người lính cách mạng: ông Hai đã quan niệm “nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất”, chỉ cách ngụy trang sống giữa lòng địch ông mới có thể bí mật đưa các chiến sĩ vào vùng đích chiếm an toàn. Với cách kết truyện mở này nhà văn đã khẳng định lòng yêu nước, sự thủy chung, tinh thần đấu tranh cách mạng và xử trí thông minh, sáng tạo của người nông dân Nam Bộ. Còn trong truyện ngắn Đi thăm chồng, hành trình đi thăm chồng của cô vợ cũng không được Lê Văn Thảo cho một kết cục rõ ràng, đặt cho độc giả sự hoài nghi: không hiểu cô vợ đó có tìm được chồng hay lại bị bọn lính bắt lại tra khảo lần nữa. Câu chuyện chỉ kết thúc với câu nói giãi bày của người vợ “…Rồi nó đi rướn qua mặt em, mặt hầm hầm, không biết đang nghĩ gì. Nhưng em không cần biết nó nghĩ gì, em đi thăm chồng em chẳng tội vạ gì nên em cứ đi.” [75.Tr. 219]. Cuộc hành trình đó dù không biết trước ngày kết thúc, cũng không thể đoán định được kết thúc có hậu hay đau thương, nhưng Lê Văn Thảo đã xây dựng thành công cuộc hành trình

của niềm tin, của nghị lực và niềm lạc quan, để độc giả soi rọi vào câu chuyện mà hiểu được phần nào nỗi đau chiến tranh.

Bên cạnh đó, cách kết thúc truyện của Lê Văn Thảo thường sâu sắc chất triết lí, sự chiêm nghiệm về tình đời, tình người, thông qua một câu văn hay một đoạn văn cuối truyện. Từ những vấn đề ngắn gọn, giản dị, và kết thúc với cách nhìn, cách nghĩ chân tình, truyện ngắn Lê Văn Thảo đã tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Cốt truyện với kết thúc mở là xuất phát từ ý đồ nghệ thuật, từ trăn trở, suy ngẫm của nhà văn trước dòng chảy cuộc đời. Điều đáng lưu tâm là sau mỗi cách kết thúc, nhà văn muốn gieo vào lòng người đọc sự nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống, quy luật tình cảm; đồng thời, đem lại cho họ bài học về đạo lí, về lẽ sống ở đời. Qua cốt truyện có kết thúc mở này, nhà văn còn muốn kích thích khả năng tiếp nhận tích cực, chủ động, sáng tạo của độc giả. Thế mạnh của hình thức này nằm ở sự tự do không trói buộc của giới hạn hiện thực mà tác giả muốn hướng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)