Giọng triết luận, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 86 - 91)

1.3.2 .Quan niệm nghệ thuật

3.3. Giọng điệu trong truyện ngắn Lê VănThảo

3.3.2. Giọng triết luận, chiêm nghiệm

Cùng với giọng điệu tâm tình, nhỏ nhẹ, giọng điệu triết luận, chiêm nghiệm

là một trong những sắc điệu cơ bản trong giọng điệu đa sắc của truyện ngắn Lê Văn Thảo nói riêng, truyện ngắn Việt Nam sau 1986 nói chung. Giọng điệu triết luận thường bắt gặp ở một số tác giả có cách nhìn và quan niệm về đời sống theo hướng chiêm nghiệm, phân tích, cắt nghĩa hiện thực cuộc sống. Họ không chỉ dừng lại ở chỗ phơi bầy hiện thực, trả lời cho câu hỏi cuộc sống như thế nào, mà thường đi xa hơn,phân tích hiện thực, nhằm trả lời cho câu hỏi tại sao cuộc sống lại như vậys luận , chiêm nghiệm, suy tư cất lên từ một năng lực phân tích đời sống một cách sắc sảo, khả năng đối thoại, phản biện cuộc sống. Giọng điệu triết lí là lí luận triết học, thể hiện quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Đây chính là một phương diện cần có để làm giàu nhận thức, liên tưởng, suy tưởng và cả sự trải nghiệm của con người trước cuộc sống muôn

màu muôn vẻ. Giọng điệu đậm chất triết lí trong truyện ngắn Lê Văn Thảo được thể hiện trong lời nhân vật, đôi khi có trong ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Với mảng hồi ức về chiến tranh hay cuộc đời của những số phận bất hạnh trước cuộc sống lấm láp bộn bề, bằng cái nhìn sâu sắc, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thâm thúy, nhà văn đã khéo léo chuyển tải những quan niệm của mình về cuộc đời, về nhân sinh, thế sự. Với giọng điệu, ngôn ngữ đậm chất triết lí, nhà văn đã gởi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc, minh triết về cuộc đời con người. Điều này chỉ có được khi một người đã đi gần trọn đời mình, nhìn lại và vượt qua mọi danh vọng, ảo tưởng, để thấu đạt tới những giá trị đích thực, giản dị và bền vững trong cuộc sống.

Trong một số truyện ngắn Lê Văn Thảo, ta thấy ông để cho nhân vật đưa ra những triết lí về cuộc đời. Nếu như những triết lý của những nhà văn lớp trước như Nam Cao, Nguyễn Khải hay sau này như Nguyễn Huy Thiệp thường sắc sảo, thâm sâu, thể hiện sự từng trải trong đời sống dù là ở nhân vật nông dân hay trí trức. Những triết lí, bàn luận trong truyện ngắn của Lê Văn Thảo thường được các nhân vật phát ngôn một cách hồn nhiên, như là trong tác phẩm Anh cà kheo

ghé qua làng, hàng rào trong cái nhìn của Anh cà kheo như một thứ lực cản vô

hình không chỉ ngăn cách con người trong cõi sống mà ngay cả cõi tâm linh. Không những thế nó còn giết chết khát vọng sống tự do của con người. Anh Cà

Kheo khi phá vỡ mọi hàng rào của những người mà anh thuyết phục được như

bà Mập bán quán nhậu hay ông chủ ruộng giàu có là anh thực hiện khát vọng tự do của mình. Vì trong quan niệm của anh: “giàu cũng không làm nên tích sự gì, của cải rồi cũng trôi sông trôi biển. Anh nói:“chính cái đẹp cần phải được ngắm nhìn.”[75. tr.181] và với anh sống“Cầnphải có tầm nhìn”. “Công việc càng nhiều tầm nhìn càng rộng”[75.tr.181]. Những triết lí, bàn luận đó được nhân vật hoặc người kể chuyện thốt ra một cách tự nhiên đem đến cho người đọc những thức nhận thú vị về đời sống và con người, làm sâu sắc thêm chủ đề và ý nghĩa bài học nhân sinh trong tác phẩm. Như vậy, Lê Văn Thảo đã tạo dựng được cho mình một chỗ đứng trong lòng bạn đọc bởi những giọng điệu riêng từ những câu chuyện

mộc mạc, đậm chất nhân văn, những nhân vật nghĩa tình, cao thượng, khiến mọi người thấy yêu đời, tin tưởng hơn vào con người, vào nhân tính.

Truyện ngắn Chiếc xe đạp cũng được coi là sáng tác tiêu biểu của Lê Văn Thảo mang tính triết luận cao. Tư Thanh cho ông Sáu Quang mượn xe đạp nhưng đợi đến cả ngày, một tuần, một tháng cũng không thấy bạn mang trả. Hơn một tháng sau, Tư Thanh nhận được cú điện thoại của người bạn lâu không gặp. Ông bạn kể có người tên Sáu Quang đến nhà nhậu ngủ lại rồi quên chiếc xe đạp ở đây. Câu chuyện đơn giản của truyện ngắn Chiếc xe đạp tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, nhưng qua giọng điệu tâm tình, nhỏ nhẹ của Lê Văn Thảo câu chuyện bỗng trở nên có sức nặng. Những câu thoại triết lý đầy tính chất tự sự như “Có đi rồi mới biết, thế giới rộng lớn lắm, bạn bè cũng năm loại bảy kiểu. Có đứa thật bụng thương mình, có đứa chơi với mình chỉ cốt khoe khoang, có đứa vừa thấy mình đã bỏ chạy. Nói chung vẫn có những thằng giàu ấy tìm đến mình, chúng cần có bạn bè nghèo để so sánh, làm nổi bật sự giàu sang của chúng”[75. tr.240], lại như những lời tâm tình, tự vấn, thỏ thẻ của Lê Văn Thảo dành cho độc giả về nhân tình thế thái. Nhà văn đã để cho nhân vật hạ một câu đầy ý vị triết lý mà không phải giữa cuộc đời ngổn ngang những được mất này ai cũng nhận ra:“Đời vậy mà, có cái gì khổ với cái đó.”. Và chính sự đốn ngộ này đã khiến người mất xe nhận ra có những điều thiêng liêng và cao cả hơn mà lâu nay anh đã đánh mất, đó là nỗi đau của những số phận con người mà trong trường hợp này là Sáu Quang người bạn kháng chiến của anh. Vì vậy, khi được Tư Thanh thông báo đến nhận chiếc xe “anh không nói gì cả, anh đã quên hẳn chuyện đó rồi. Nhưng nỗi đau thì vẫn còn, cứ âm ỉ, thật chẳng ra làm sao. Sao đến nông nỗi này?” [75.tr.244]. Và từ những điều trăn trở này, khi nghĩ về những năm tháng chiến tranh, điều găm lại trong tâm thức nhà văn là tình yêu và số phận con người luôn cháy mãi trong tim.

Là một nhà văn hiền lành, nhẹ nhàng nhưng thâm trầm và sâu sắc, vì thế cũng ẩn chứa ý vị triết luận khiến người đọc luôn bị cuốn vào những ưu tư của ông, bởi chất bi hài thâm thúy như một thứ “hương thầm” mà không phải nhà văn nào cũng tạo được nơi người đọc. Truyện ngắn Lên núi thả mây như một tuyên ngôn

sống và cũng là một tuyên ngôn nghệ thuật của Lê Văn Thảo trước những vấn đề của thế sự cuộc đời. Nó là một điểm tựa, từ đó mở ra cái nhìn của anh về cuộc đời, về lẽ sống trong cõi nhân gian mà nếu không có sự nghiêm sinh và một tư tưởng nhân bản ắt hẳn không thể viết được một truyện ngắn sâu sắc và giàu chất triết mỹ đến thế, như lời một nhân vật trong truyện đã đã chia sẻ: “Cuộc sống lặng lẽ có từ lâu, trôi đi hoặc không hề trôi đi, từ bao đời cha mẹ, ông bà chưa một lần lên đỉnh núi, cũng không có ý định lên, đỉnh núi sát bên nhưng xa vời như một ảo ảnh”[75. tr.138]. Nhưng ảo ảnh sao được!? khi những con người trong truyện đã quyết tâm vượt qua bao khó khăn gian khổ và những nguy nan có thể ảnh hưởng tới mạng sống của mình chỉ để thực hiện một điều tưởng chừng như “ngớ ngẩn” là “lên núi thả mây” và xem việc ấy như một lẽ sống, trong khi ở chốn nhân gian đầy bụi bặm này biết bao kẻ bon chen, giẫm đạp nhau, kiếm tiền, kiếm chức, kiếm lợi quyền để được vinh thân phì da. Bởi, trong suy nghĩ của Năm Tính - nhân vật trong truyện “Đâu phải làm việc gì cũng để kiếm tiền?” [75.tr.146]. Vì thấm nhuần cái lẽ sống giản dị nhưng không giản đơn này nên Năm Tính đã khuyên những đứa con của mình như một lời chia sẻ với thế hệ sau: “Thôi chuyện lâu rồi, hết thời của ba rồi. Giờ tới hai con. Hai con còn nhỏ cứ bắt đom đóm chơi, giỡn với con chó. Nhưng lớn lên rồi phải làm một chuyện gì. Như một lần phải lên đỉnh núi... Nhớ không?” [75. tr.146]. Có thể nói, lời nhắn gửi này là một thông điệp đầy tính hàm ngôn mà nhà văn muốn chuyển tải đến người đọc. Truyện ngắn Lê Văn Thảo, vì thế cũng thấm đậm vị nhân sinh, giọng điệu triết luận.

Có thể nói tính triết luận trong phong cách sáng tác của ông được thể hiện rõ nét trong các chi tiết ý nghĩa giàu hình ảnh và cách kết thúc truyện để mở. Đó là chi tiết giọt nước mắt của người đàn ông (là giọt nước mắt hạnh phúc hay đau khổ?) và hình tượng cây cột trong truyện ngắn Đêm Tháp Mười, là chi tiết nhân vật Ba Tuấn giấu bí mật trong lòng về kỉ niệm cũ trong Đồng chí, là hình tượng con mèo trong tác phẩm Con mèo,…tất cả các chi tiết nhỏ bé này đều mang giá trị triết lý to lớn. Đó là sự chiêm nghiệm về tình đời, tình người, về nhân cách sống ở đời. Cái khác biệt của văn chương Lê Văn Thảo với tính triết luận của nhiều

nhà văn khác là ở chỗ những chi tiết của ông rất đơn giản, thân thuộc, gần gũi, thông qua một câu văn hay một đoạn văn cuối truyện. Từ những vấn đề ngắn gọn, giản dị, và kết thúc với cách nhìn, cách nghĩ chân tình, truyện ngắn Lê Văn Thảo đã tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Về kết thúc mở, đó là ý đồ nghệ thuật xuất phát từ những trăn trở, suy ngẫm của nhà văn trước dòng chảy cuộc đời. Điều đáng lưu tâm là sau mỗi cách kết thúc, nhà văn muốn gieo vào lòng người đọc sự nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống, quy luật tình cảm; đồng thời, đem lại cho họ bài học về đạo lí, về lẽ sống ở đời. Như cái kết trong Truyện ngắn Chuyện bên bờ sông Vàm Cỏ được khép lại bằng việc nhân vật ông Hai bất ngờ tự nguyện dời nhà vào ấp chiến lược sống cùng với kẻ thù, cho dù trước đó ông bị chúng tra tấn, hành hạ...Kết thúc bất ngờ của câu chuyện khiến nhiều độc giả vừa tò mò cho số phận của ông Hai khi sống giữa lòng địch, vừa khó hiểu cho hành động của ông Hai. Liệu ông là kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội Cách mạng nên đi theo địch? Nhưng nếu đọc kĩ câu chuyện, chúng ta thấy giữa cái kết thúc mở đó là ý nghĩa sống sâu sắc của một người lính cách mạng: ông Hai đã quan niệm “nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất”, chỉ cách ngụy trang sống giữa lòng địch ông mới có thể bí mật đưa các chiến sĩ vào vùng đích chiếm an toàn.Với cách kết truyện mở này nhà văn đã khẳng định lòng yêu nước, sự thủy chung, tinh thần đấu tranh cách mạng và xử trí thông minh, sáng tạo của người nông dân Nam Bộ. Còn trong truyện ngắn Đi thăm chồng, hành trình đi

thăm chồng của cô vợ cũng không được Lê Văn Thảo cho một kết cục rõ ràng, đặt cho độc giả sự hoài nghi: không hiểu cô vợ đó có tìm được chồng hay lại bị bọn lính bắt lại tra khảo lần nữa. Câu chuyện chỉ kết thúc với câu nói giãi bày của người vợ “…Rồi nó đi rướn qua mặt em, mặt hầm hầm, không biết đang nghĩ gì. Nhưng em không cần biết nó nghĩ gì, em đi thăm chồng em chẳng tội vạ gì nên em cứ đi.”. Cuộc hành trình đó dù không biết trước ngày kết thúc, cũng không thể đoán định được kết thúc có hậu hay đau thương, nhưng Lê Văn Thảo đã xây dựng thành công cuộc hành trình của niềm tin, của nghị lực và niềm lạc quan, để độc giả soi rọi vào câu chuyện mà hiểu được phần nào nỗi đau chiến tranh. Qua cốt truyện có kết thúc mở này, nhà văn còn muốn kích thích khả năng tiếp nhận

tích cực, chủ động, sáng tạo của độc giả. Thế mạnh của hình thức này nằm ở sự tự do không trói buộc của giới hạn hiện thực mà tác giả muốn hướng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)