Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê VănThảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Ngôn ngữ trong truyện ngắn Lê VănThảo

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu đặc trưng cơ bản của văn học, là “một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn” [22.tr.215]. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện thẩm mĩ giúp nhà văn xây dựng hình tượng văn học. M.Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống,là chất liệu của văn học”. Ngôn ngữ văn học có liên quan mật thiết với ý thức văn học, phản ánh một cách cụ thể chính xác, sinh động, những biến đổi của tư duy văn học. Mặt khác, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, vận động không ngừng theo sự đổi thay của cuộc sống và chính sự phát triển của ngôn ngữ thời đại cũng góp phần chi phối tư duy văn học. Là công cụ của tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng tình cảm nên khi tư duy nghệ thuật của nhà văn thay đổi thì ngôn ngữ nghệ thuật cũng có những chuyển động đổi thay. Đổi mới về phương diện ngôn ngữ “đa phần mang tính chất thể nghiệm. Không thể chối cãi rằng nó đã giúp cho văn học mang được nhiều hơn hơi thở của cuộc sống, tăng thêm sự tươi tắn, sinh động cho cuộc sống” [6. tr.170].

Khảo sát các tập truyện ngắn của Lê Văn Thảo, chúng tôi thấy nổi bật các yếu tố ngôn ngữ chính: Ngôn ngữ mang dấu ấn Nam Bộ, thể hiện được phong cách riêng cho mình từ những trang văn thấm đẫm giọng nói, ngôn ngữ Nam Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách truyện ngắn lê văn thảo (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)