Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 87 - 94)

Thứ nhất, phổ biến và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, giám sát thực hiện dự án.

Trong xu thế xây dựng chính phủ điện tử, các Bộ ngành đều đã xây dựng các website để theo dõi các báo cáo trực tuyến các chương trình, dự án: đối với Bộ KHĐT là website dautucong.mpi.gov.vn, đối với Bộ NN&PTNT là website mic.mard.gov.vn. Tuy vậy, chất lượng của các báo cáo này cũng như tính tuân thủ của các Ban quản lý dự án thông qua các kênh báo cáo này là chưa cao, APMB với vai trò chủ đầu tư cần được chú trọng phổ biến tới các

ban quản lý dự án địa phương, nâng cao chất lượng các báo cáo trực tuyến này.

Việc báo cáo và giám sát trực tuyến giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho công tác giám sát cũng như tạo kênh thông tin liên thông và nâng cao tính minh bạch.

Thứ hai, tăng cường công tác dự báo và lên kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra tích hợp.

Dựa trên những thông tin báo cáo, kinh nghiệm thực tiễn cũng như theo dõi những thay đổi trong chính sách và pháp luật, APMB cần tăng cường công tác dự báo nhằm lường trước những khó khăn, yếu kém có thể gặp phải đặc biệt tại các ban quản lý dự án tỉnh.

Đối với công tác kiểm tra giám sát, APMB cần tổ chức các đoàn kiểm tra tích hợp, kiểm tra đồng bộ nhiều nội dung, đặc biệt liên quan đến các hoạt động kỹ thuật, đấu thầu, quản lý tài chính, môi trường, xã hội. Đây đều là các vấn đề then chốt, có ảnh hưởng lớn tới kết quả đầu ra của dự án. Kinh nghiệm cho thấy các gói thầu, tiểu dự án việc chuẩn bị và đánh giá các yếu tố môi trường, xã hội chưa được xem trọng đúng mức dẫn đến chậm trễ triển khai. Trong khi đó hoạt động đấu thầu và tài chính lại ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn nhà thầu đủ năng lực để cho sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu.

KẾT LUẬN

Với gần 20 năm kinh nghiệm, Ban quản lý các dự án nông nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT đã thể hiện được vai trò và kinh nghiệm của mình trong công tác quản lý dự án đầu tư công. Thành công này được thể hiện cụ thể qua (i) tỷ lệ giải ngân cao so với mức bình quân trung, (ii) kiểm soát và quản lý chi phí hiệu quả và (iii) chất lượng sản phẩm đầu ra dự án được đánh giá cao.

Tuy vậy, công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Nông nghiệp còn một số hạn chế yếu kém cần được khắc phục như: (i) công tác chuẩn bị dự án chưa thích nghi được với những quy định mới về đầu tư công (ii) thời gian chuẩn bị dự án kéo dài, chất lượng công tác chuẩn bị dự án chưa thực sự cao (iii) tiến độ giải ngân chậm đặc biệt là các năm đầu, gây áp lực giải ngân cho các năm cuối dự án (iv) xu hướng tỷ lệ giải ngân so với kế hoạch có dấu hiệu giảm dần (v) công tác quyết toán dự án hoàn thành còn chậm trễ và (vi) tính lan tỏa và tính bền vững của dự án chưa cao.

Trong thời gian tới, khi Luật Quy hoạch 2017, dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đi vào hiệu lực cùng với những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam, dự kiến sẽ đặt ra những yêu cầu, thách thức mới cho Ban quản lý các dự án Nông nghiệp. Để đáp ứng những yêu cầu mới này Ban quản lý các dự án Nông nghiệp cần có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án.

Trọng tâm của việc điều chỉnh đó là: (i) bám sát chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về định hướng và ưu tiên đầu tư công, (ii) cần tuyển chọn các tư vấn thiết kế dự án uy tín, giàu kinh nghiệm trong ngành lĩnh vực đầu tư, (iii) tinh gọn và tích hợp bộ máy ban quản lý dự án, tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ phận, (iv) tăng cường công tác đào tạo nhân sự, điều động nhân sự linh hoạt theo năng lực cán bộ, nhu cầu công việc, đồng thời có những chính sách về đánh giá, đãi ngộ phù hợp, (v) nâng cao nhận thức về kế

hoạch đầu tư công trung hạn cho các ban quản lý dự án thành phần, chủ động trong xây dựng và đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn, (vi) chú trọng đến công tác quyết toán ngay khi hoàn thành các tiểu dự án, hạn chế điều động các cán bộ chủ chốt liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành, (vii) lập phương án dự trù nguồn lực chi tiết cho công tác vận hành, duy trì sản phẩm dự án ngay khi phê duyệt nội dung công việc, (viii) phổ biến và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, giám sát thực hiện dự án, và (ix) tăng cường công tác dự báo và lên kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra tích hợp.

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư công tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp. Một là, hoàn thiện công tác chuẩn bị dự án, từ định hướng đầu tư đến công tác chuẩn bị các luận cứ kinh tế - kỹ thuật cho đầu tư công. Hai là, tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công, nhất là kiện toàn bộ máy và chuẩn bị tốt các điều kiện con người để thúc đẩy dự án. Ba là, giải pháp về tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác thực hiện dự án, đảm bảo đúng tiến độ và các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật cho dự án.

Cuối cùng, tác giả mong muốn nhận được những góp ý, đóng góp từ các nhà khoa học, các nhà quản lý và các đồng nghiệp quan tâm đến chủ đề này, để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2015. Báo cáo tổng kết năm 2015. 2. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2016. Báo cáo tổng kết năm 2016. 3. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2017. Báo cáo tổng kết năm 2017. 4. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2018. Báo cáo tổng kết năm 2018.

5. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2016. Báo cáo hoàn thành dự án Phát triển cao su tiểu điền.

6. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2016. Báo cáo hoàn thành dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm.

7. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2015. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể dự án đầu tư. Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc.

8. Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, 2018. Báo cáo hoàn thành dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Quyết định QĐ108/QĐ-BNN- TCCB “Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp”.

10.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2015.

11.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2016.

12.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2017.

13.Bộ Tài chính, 2016. Thông tư 09/2016/TT-BTC Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

14.Chính phủ, 2016. Nghị định 16/2016/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ.

15.Chính phủ, 2018. Nghị định 132/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

16.Nguyễn Minh Đức, 2012, Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước. Luận án tiến sĩ. Đại học Xây dựng.

17.Nguyễn Hữu Huế và Đặng Công Toàn, 2014 : Nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ODA. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường, số 47, trang 75-80.

18.Từ Quang Phương, 2005. Giáo trình quản lý dự án đầu tư. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

19.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2014. Luật đầu tư công 49/2014/QH13

20.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2015. Luật Ngân sách nhà nước 83/2015/QH13

21.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2017. Luật quản lý nợ công 20/2017/QH14

22.Nguyễn Văn Thành, 2015 : Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư dự án thuỷ điện tại Ban Quản lý dự án thủy điện 2. Luận văn thạc sĩ. Đại học bách khoa Hà Nội.

23.Hà Thị Thu, 2014. Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam : nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung. Luận án tiến sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.

24.Thủ tướng chính phủ, 2013. Quyết định 899/QĐ-TTg Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

II. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài

1. Alinaitwe, H., Apolot, H., and Tindiwensi, D., 2013: Investigation into the causes of delay and cost overruns in Uganda’s public sector construction projects. Journal of construction in developing countries, 18, 33-47.

2. Amade, B., Ubani, E.C., Omajeh, E.O.M., and Njoku, U.A.P., 2015: Critical success factors for public sector construction project delivery: a case of Owerri, Imo State. International Journal of Research in Management, Science & Technology, 03: 11-21.

3. Jatarona, N.A., Yusof, A.M., Ismail, S., and Saar, C.C., 2016 : Public construction projects performance in Malaysia. Journal of Southeast Asian Research, 2016, 1-7.

4. Project Management Institute, 2017. A Guide to project management body of knowledge Pmbok Guide 6th edition. Newtown Square, PA: Project Management Institute.

5. Radujkovića, M. and Sjekavica, M., 2017 : Project management success factors. Procedia Engineering, 196, 607-615.

III. Tài liệu Internet

1. Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, 2019 : Bộ trưởng Bộ Y tế kiểm tra tiến độ xây dựng cơ sở 2 của hai bệnh viện đầu Ngành.

https://www.moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/hwUjUacn23Hf/ content/bo-truong-bo-y-te-kiem-tra-tien-o-xay-dung-co-so-2-cua-hai-benh- vien-au-nganh [Ngày truy cập: 15/03/2019].

2. Khánh Ngọc, 2019 : 2 dự án bệnh viện 10.000 tỷ chậm tiến độ vì đâu ?

https://baodauthau.vn/dau-tu/2-du-an-benh-vien-10000-ty-cham-tien-do-vi- dau-93706.html, [Ngày truy cập : 25/03/2019].

3. Xuân Nguyên, 2018 : Bộ GTVT kiểm điểm tiến độ các dự án giao thông trọng điểm. http://mt.gov.vn/vn/tin-tuc/56267/bo-gtvt-kiem-diem-tien-do-cac-du- an-giao-thong-trong-diem-.aspx [Ngày truy cập: 23/08/2018].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)