Định hướng phát triển của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 81 - 83)

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp đã được Bộ trưởng giao là chủ các chương trình, dự án lớn thuộc nông nghiệp từ các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á các dự án từ các Chính phủ các nước như Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Úc... Các chương trình và dự án này đã có những đóng góp nhất định đối với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp trong bối cảnh tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản đạt mức

cao trên thế giới và khu vực bình quân 3,7% và đến nay đã khẳng định được vị thế cường quốc về xuất khẩu nông sản trên thế giới. Thông qua các dự án, APMB đã xây dựng được cách tiếp cận quản lý dự án nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Ban cũng đã làm tốt việc lồng ghép các chương trình kế hoạch của mình hướng vào xây dựng nông thôn mới tạo được niềm tin của các đối tác và các nhà tài trợ thu hút được các nguồn đầu tư ngày càng lớn hơn.

Trước những thành quả đó, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp định hướng tiếp tục giữ vững vị trí là ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đồng thời là đầu mối các dự án lớn của Bộ NN&PTNT, là cầu nối chuyên môn giữa Bộ NN& PTNT với các nhà tài trợ quốc tế uy tín. Qua đó đóng góp vào những thành tựu chung với ngành Nông nghiệp cả nước đạt tăng trưởng một cách toàn diện.

Để đạt được mục tiêu định hướng đề ra APMB cần tập trung vào các nhiệm vụ như sau :

Thứ nhất, thay đổi hướng tiếp trong công tác chuẩn bị dự án mới ; bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước như Chiến lược phát triển nông nghiệp, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp để rà soát lại quy hoạch và chiến lược hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực cho nông nghiệp.

Thứ hai, hoàn thiện công tác tổ chức và thực hiện dự án theo hướng kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực nhân sự, tăng cường sự chủ động trong công tác kế hoạch đặc biệt là kế hoạch trung hạn, chú trọng đến công tác quyết toán dự án và lập phương án dự trù nguồn lực chi tiết cho công tác vận hành, duy trì sản phẩm dự án ngay khi ngay khi lên kế hoạch.

Thứ ba, tăng cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát thông qua việc phổ biến và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời tăng cường công tác dự báo và lên kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)