Đánh giá theo các tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 63 - 67)

3.3.1.1. Về tiến độ

Trong giai đoạn 2015-2018, APMB đã có 5 dự án hoàn thành trên tổng số 10 dự án thực hiện, 3 trong số đó được hoàn thành đúng thời hạn (chiếm 60%). Hai dự án còn lại cần gia hạn thời gian thực hiện với các khoảng thời gian khác nhau là dự án QSEAP và dự án CRSD.

Bảng 3.12 : Tiến độ thực tế của các dự án so với phê duyệt ban đầu

STT

Dự án phê duyệt ban đầu Thời gian theo Thời gian thực hiện thực tế Thời gian gia hạn

I. Các dự án đã hoàn thành 1 Dự án MNPB 2011-2017 2011-2017 2 Dự án QSEAP 2009-2015 2009-2016 6 tháng 3 Dự án CRSD 2012-2017 2012-2018 12 tháng 4 Dự án LIFSAP 2010-2015 2010-2015 5 Dự án CSTĐ 2011-2015 2011-2015

II. Các dự án đang triển khai

6 Dự án Tây Nguyên 2014-2018 2014-2018 7 Dự án Miền Trung 2014-2019 2014-2019 8

Dự án VnSAT 2015-2020 2015-2020 dự kiến gia hạn 9 LIFSAP khoản vay

bổ sung (*) 2016-2018 2016-2019 đang gia hạn 12 tháng 10

LCASP 2013-2019 2013-2020 đang gia hạn

12 tháng

(Nguồn báo cáo các dự án của APMB)

Đối với các dự án đang triển khai, đã có 2 trên tổng số 5 dự án tính đến hết 2018 đang làm thủ tục gia hạn, dự án VnSAT còn lại có nguy cơ phải gia hạn thực hiện. Các lý do chính của việc gia hạn như sau :

Dự án QSEAP

- Trong thời gian đầu, quá trình xem xét và phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND các tỉnh kéo dài ;

- Việc cung cấp vốn đối ứng ở các tỉnh không đủ theo kế hoạch hàng năm và không kịp thời ;

- Các kết quả đầu ra của dự án liên quan đến liên kết thị trường còn mỏng cần có thời gian củng cố. Việc gia hạn được cho là cần thiết để phát triển bền vững tác động của dự án.

Dự án CRSD

- Bổ sung phạm vi công việc: bổ sung địa bàn triển khai dự án là tỉnh Ninh Thuận.

- Duy trì bền vững các tác động của dự án đối với cộng đồng, đặc biệt là thiết lập vùng nuôi thủy sản an toàn, gắn với bảo vệ môi trường.

- Kế hoạch vốn giao trong các năm 2016 và 2017 thiếu so với nhu cầu, trong khi đây là những năm cuối chu kỳ dự án có nhu cầu giải ngân rất lớn. Thêm vào đó kế hoạch giao thường vào tháng 3, tháng 4 hàng năm cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân.

Các dự án đang và dự kiến gia hạn

- Điểm chung của các dự án là đều được giao kế hoạch vốn các năm 2016 và 2017 thấp hơn nhu cầu dẫn đến nhiều công việc chậm triển khai thực hiện.

- Đối với dự án LCASP, việc các gói thầu nghiên cứu đề tài khoa học chậm tiến độ là một nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ chung của dự án. Ngoài ra, việc gia hạn đều không làm tăng tổng vốn đầu tư.

- Đối với dự án LIFSAP khoản vay bổ sung, việc gia hạn dự án có thể khiến tăng chi phí dự án (cụ thể dự kiến tăng 2,55 triệu USD tương đương 57 tỷ đồng).

- Dự án VnSAT tuy mới chỉ trong giữa kỳ dự án (kế hoạch 2015-2020) tuy nhiên tính đến hết năm 2018, tiến độ thực hiện là rất chậm chỉ đạt 17% tổng vốn, dự kiến sẽ phải gia hạn tiến độ hoàn thành.

3.3.1.2. Về chi phí

Trong giai đoạn 2015-2018, số liệu báo cáo cho thấy các dự án đều kiểm soát chi phí dự án trong tổng mức đầu tư phê duyệt.

Bảng 3.13 : Tổng chi phí thực hiện của các dự án so với phê duyệt ban đầu Đơn vị : Triệu đồng

STT Dự án (phê duyệt gần Thời gian nhất) Tổng nguồn vốn Kết quả đến hết 2018 Tình hình dự án Giải ngân Tỷ lệ thời gian Tỷ lệ giải ngân 1 MNPB 2011-2017 2.842.800 2.768.000 100% 97% Đã hoàn thành 2 QSEAP 2009-2016 2.373.600 2.303.000 100% 97% Đã hoàn thành 3 CRSD 2012-2018 2.177.860 1.899.000 100% 87% Đã hoàn thành 4 LIFSAP 2010-2015 1.406.730 1.381.000 100% 98% Đã hoàn thành 5 CSTĐ 2011-2015 92.214 79.068 100% 86% Đã hoàn thành 6 Tây Nguyên 2014-2018 1.839.180 1.150.000 100% 63% Chậm 7 Miền Trung 2014-2019 1.720.000 1.140.000 80% 66% Chậm 8 VnSAT 2015-2020 2.877.500 491.770 60% 17% Rất chậm 9 LIFSAP khoản vay bổ sung (*) 2016-2019 1.230.300 1.110.000 80% 90% Đã gia hạn 10 LCASP 2013-2020 822.000 603.413 71% 73% Đã gia hạn

(Nguồn báo cáo các dự án của APMB)

Số liệu thống kê cho thấy, trong số 5 dự án hoàn thành, mặc dù có 2 dự án chậm tiến độ là QSEAP và CRSD song không dự án nào vượt tổng mức đầu tư.

Điều này cho thấy trong công tác thiết kế, đặc biệt đối với các dự án hạ tầng, dự phòng phát sinh tốt. Đối với các dự án hỗn hợp, dự án hỗ trợ kỹ thuật, việc chi phí không bị tăng khi dự án chậm tiến độ có thể được lý giải do công việc ít chịu ảnh hưởng bởi trượt giá, biến động nguyên vật liệu.

3.3.1.3. Về chất lượng

Các dự án tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp thực hiện đều được thiết lập bộ chỉ số đánh giá ngay từ khi thiết kế dự án.

Tuy nhiên, với đặc thù các dự án có đa dạng các cấu phần bao gồm nâng cao năng lực thể chế, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư hạ tầng… Chính vì vậy đối với mỗi dự án bộ chỉ số đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu dự án lại khác nhau.

Bảng 3.14 : Mức hoàn thành chỉ số mục tiêu tại các dự án hoàn thành

STT Dự án Số lượng chỉ số c tiêu chính Mức độ hoàn thành các chỉ số c tiêu Tỷ lệ chỉ số hoàn thành Hoàn thành vượt ức (>100%) Hoàn thành (90%- 100%) Chưa hoàn thành (<90%) 1 MNPB 4 4 100% 2 QSEAP 6 3 2 1 83% 3 CRSD 4 3 1 75% 4 LIFSAP 8 7 1 88% 5 CSTĐ 5 5 100%

(Nguồn báo cáo các dự án của APMB)

Kết quả tại bảng 3.14 cho thấy chỉ có 40% dự án hoàn thành 100% chỉ số mục tiêu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là các chỉ số mục tiêu chính, đối với từng hệ thống đánh giá của các dự án có thể còn có các bộ chỉ tiêu phụ, chỉ tiếp cấp nhỏ hơn. Trên thực tế các dự án cơ bản đều được cơ quan kiểm tra nhà nước, Nhà tài trợ và các đối tượng thụ hưởng đánh giá là thành công, đạt mục tiêu chung.

Hai dự án hoàn thành 100% chỉ số là dự án CSTĐ, đây là dự án có quy mô nhỏ nhất APMB, và dự án MNPB, là dự án thuộc nhóm hạ tầng nông thôn. Ba dự án còn lại có các chỉ số mục tiêu chính chưa đạt so với mục tiêu đề ra, đều là các dự án có tính chất hỗn hợp, vừa hỗ trợ kỹ thuật, hạ tầng... Có thể thấy rằng các dự án hỗn hợp có bộ chỉ tiêu phức tạp hơn và sẽ khó khăn hơn trong việc giám sát, quản lý chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dự án đầu tư tại ban quản lý các dự án nông nghiệp bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)