trì giai đoạn 2016-2018
Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank- Chi nhánh Thanh trì giai đoạn 2016-2018 được tóm tắt qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm
2015
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền
So với năm
2015 Số tiền So với năm
2016 Số tiền So với năm 2017 (-,+) % (-,+) % (-,+) % 1 Tổng nguồn vốn 3.300,4 3.840,4 540 116,36 4.454,9 614,5 116,00 5.233,8 778,9 117,48 2 Tổng dư nợ 770,8 867,8 97 112,58 1.026,7 158,9 118,31 1.409,0 382,3 137,24 3 Thu nợ XLRR 3,0 3,3 0,3 110,00 3,4 0,1 103,03 3,2 (0,2) 94,12 4 Thu bán nợ VAMC 2,5 2,8 0,3 112,00 4,5 1,7 160,71 5,6 1,1 124,44 5 Thu dịch vụ 7,9 8,6 0,7 108,86 10,1 1,5 117,44 14,1 4,0 139,60 6 Quỹ thu nhập theo khoán 74,0 75,0 1 101,35 75,6 0,6 100,80 103,9 28,3 137,43
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018 - Agribank- Chi nhánh Thanh trì)
3.1.3.1. Công tác huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động được Chi nhánh rất chú trọng, bám sát sự chỉ đạo của Agribank, Chi nhánh đã chủ động triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp huy động, tổ chức tốt các đợt huy động vốn từ nguồn chi trả tiền đền bù trên địa bàn. Thực hiện phát động các phong trào thi đua nhằm khuyến khích động viên các đơn vị, cá nhân có thành tích tốt trong công tác huy động vốn. Công tác huy động vốn đạt kết quả khá tốt, năm 2018 tổng nguồn vốn huy động (gồm cả ngoại tệ quy VND) đạt 5.223,8 tỷ đồng, tăng 778,9 tỷ đồng (tăng 17.48%) so với năm 2017 (so với năm 2016 tăng 1.393,4 tỷ đồng (tăng 36,3%).
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chi tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018 với 2016 So sánh 2018 với 2017 (-,+) % (-,+) % 1 Tổng nguồn vốn 3.840,4 4.454,9 5.233,8 1.393,4 136,28 778,9 117,48
1.1 Theo loại tiền
Nội tệ 3.779 4.399 5.195 1.416 137,47 796 118,1
Ngoại tệ quy đổi 61,4 55,9 38,8 (22,6) 63,19 (17,1) 69,41
1.2 Theo kỳ hạn -
Kỳ hạn dưới 12 tháng 2.086 2.200 2.416 330 115,82 216 109,82 Kỳ hạn từ 12 đến 24
tháng 1.434 1.869 2.339,3 905,3 163,13 470,3 125,16 Kỳ hạn từ 24 tháng
trở lên 8,4 13,9 16,5 8,1 196,43 2,6 118,71
1.3 Theo đối tượng
Tiền gửi dân cư 3.686,4 4.277 4.789 1.102,6 129,91 512,0 111,97 Tiền gửi TCKT 154 177,9 444,8 290,8 288,83 266,9 250,03
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo phân tích kế toán ngân quỹ năm 2016, 2017, 2018 - Agribank- Chi nhánh Thanh trì)
Kết quả trên cho thấy, trước tình hình cạnh tranh gay gắt về huy động vốn của các NHTM trên địa bàn, Agribank- Chi nhánh Thanh trì không những giữ vững được nguồn vốn mà còn tăng trưởng đáng kể qua các năm. Cơ cấu vốn huy động cũng được thay đổi theo hướng tích cực, Ban giám đốc Chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của Agribank và theo dõi diễn biến lãi suất của các NH khác trên địa bàn để có phương án điều chỉnh lãi suất kịp thời, tiếp tục và duy trì mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi lớn nhằm khai thác nguồn vốn rẻ, bám sát các dự án đền bù trên địa bàn, tăng cường công tác tiếp thị, bên cạnh đó Ban Giám đốc cũng giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng phòng ban; cán bộ nhân viên có thái độ vui vẻ, hòa nhã với khách hàng, kết quả huy động vốn đạt được như sau:
- Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ:
+ Nguồn vốn huy động nội tệ năm 2018 đạt 5.195 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 1.146 tỷ đồng (tăng 37,47%) và tăng 796 tỷ đồng (tăng 18,1%) so với năm 2017.
+ Tuy nhiên, nguồn vốn ngoại tệ quy đổi năm 2018 đạt 38,8 tỷ đồng,
giảm 22,6 tỷ so với năm 2016 và 17,1 tỷ đồng so với năm 2017 do Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất huy động ngoại tệ về 0%.
- Về cơ cấu vốn huy động theo đối tượng:
91,5% tổng nguồn vốn), tăng 29,91% so với năm 2016 và 11,97% so với năm 2017.
+ Tiền gửi TCKT năm 2018 huy động được 444, 8 tỷ đồng (chiếm 8,5% tổng nguồn vốn), tăng 188,83% so với năm 2016 và 150,03% so với năm 2017.
- Về cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn:
+ Tiền gửi không kỳ hạn năm 2018 huy động được 462 tỷ đồng (chiếm 8,83% tổng nguồn vốn), tăng 48,08% so với năm 2016 và 24,19% so với năm 2017.
+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng năm 2018 huy động được 2.416 tỷ đồng (chiếm 41% tổng nguồn vốn), tăng so với năm 2016 là 330 tỷ đồng (tăng 15,82%) và tăng 216 tỷ đồng (tăng 9,82%) so với năm 2017.
+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên năm 2018 huy động được 2.355,8 tỷ đồng (chiếm 45% tổng nguồn vốn), tăng so với năm 2016 là 913,4 tỷ đồng (tăng 63,33%) và tăng 472,9 tỷ đồng (tăng 25,12%) so với năm 2017.
3.1.3.2. Công tác tín dụng
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Chi tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 2018 với 2016 So sánh 2018 với 2017 (-,+) % (-,+) % 1 Tổng dư nợ 867,8 1.026,7 1.409 541,2 162,36 382,3 137,24 1.1 Theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 602,5 739,5 1,068,5 466,0 177,34 329,0 144,49 Dư nợ trung hạn và dài hạn 265,3 287,2 340,5 75,2 128,35 53,3 118,56 1.3 Theo thành phần
Cho vay cá nhân, hộ
gia đình 483,5 600,3 747,6 264,1 154,62 147,3 124,54 Cho vay DN 384,3 426,4 661,4 277,1 172,11 235,0 155,11
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các năm 2016, 2017, 2018 - Agribank- Chi nhánh Thanh trì)
Trong giai đoạn 2016-2018, tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển KTXH của địa phương, thực hiện chỉ đạo của Agribank. Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ sản xuất, cá nhân kinh doanh, cho vay các DN NVV. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ cho các khách hàng cũ gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, mở rộng cho vay khách hàng mới, phát triển tín dụng tiêu dùng… góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tổng dư nợ Chi nhánh năm 2018 đạt 1.409 tỷ đồng, tăng 382,3 tỷ đồng (tăng 37.24%) so với năm 2017 (so với năm 2016 tăng 541,2 tỷ đồng, tăng 62,36%). Năm 2018, dư nợ cá nhân, hộ gia đình đạt 747,6 tỷ đồng, tăng 147,3 tỷ đồng (tăng 24,54%) so với năm 2017; dư nợ cho vay Doanh nghiệp đạt 66,41 tỷ đồng, tăng 235 tỷ đồng (tăng 55,11%) so với năm 2017.
Xét về cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế, tỷ lệ dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng giảm dần (từ 58% năm 2017 xuống còn 53% năm 2018), tỷ lệ cho vay khách hàng pháp nhân tăng (từ 42% năm 2017 lên 47% năm 2018). Hiện nay tỷ lệ tín dụng ngắn hạn vẫn đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ (chiếm hơn 70%). Chi nhánh cần phải nâng tỷ lệ cho vay trung dài hạn lên trong năm tới và duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý trong những năm tiếp theo nhằm ổn định số lượng khách hàng và dư nợ.
3.1.3.3. Các hoạt động khác
- Công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro và nợ bán cho VAMC tại Chi nhánh được triển khai mạnh nên kết quả đạt được khả quan:
+ Thu nợ XLRR năm 2018 đạt 3,2 tỷ đồng (giảm 0,2 tỷ đồng so với năm 2017), đạt 178.5% kế hoạch TW giao.
+ Thu nợ bán VAMC năm 2018 đạt 5.6 tỷ đồng (tăng 1,1 tỷ đồng so với năm 2017), đạt 174.8% kế hoạch TW giao.
độ nghiệp vụ và kỹ năng giao dịch của cán bộ, nhân viên đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, kết quả thu dịch vụ năm sau cao hơn năm trước:
+ Tổng thu dịch vụ năm 2018 đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 4 tỷ đồng (tăng 36,6%) so với năm 2017 và 4,3 tỷ đồng (tăng 43,88%) so với năm 2016; đạt 105% so kế hoạch TW giao.
+ Thẻ phát hành lũy kế đạt 6,650 thẻ, đạt 107.6% so kế hoạch TW giao năm 2018.
- Trong điều kiện tình hình kinh tế cạnh tranh như hiện nay, Agribank Chi nhánh Thanh Trì vẫn đảm bảo kế hoạch tài chính Agribank giao, đủ quỹ lương và có lương năng suất cho cán bộ nhân viên. Đây là kết quả thể hiện sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh. Quỹ thu nhập theo khoán tài chính tăng qua các năm, năm 2018 đạt 103.9 tỷ đồng /KH 76 tỷ đồng, đạt 136,7% so kế hoạch TW giao.
3.2. Tổng quan phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Trước sức ép cạnh tranh từ tiến trình hội nhập, các NHTM Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội rất lớn. Sự đổi mới hướng đầu tư của các NHTM để phù hợp với tình hình kinh tế cụ thể là bước đi cần thiết và quan trọng và phát triển DVPTD là một lựa chọn thông minh. Đặc biệt, theo Quyết định số 254/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012 xác định rõ “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng” cho thấy, vai trò của DVPTD trong việc mang lại nguồn thu ổn định, an toàn hơn cho các NHTM. Đồng thời, sự phát triển DVPTD có vai trò rất quan trọng, quyết định sự tồn tại của một ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
DVPTD đã được các NHTM triển khai khá phong phú, tập trung ở 12 hình thức chủ yếu sau: Dịch vụ thanh toán tiền mặt và phi tiền mặt với hình
thức nhờ thu và thư tín dụng (L/C); Mua - bán ngoại tệ; Uỷ thác; Thẻ; Quản lý tiền mặt; Tư vấn và cung cấp thông tin; Ngân hàng giám sát; Bảo lãnh; Ngân hàng điện tử; Kế toán; Giao dịch các công cụ phái sinh; Môi giới đầu tư chứng khoán…
Hiện nay thu từ DVPTD của các NHTM trung bình chiếm từ trên 20% đến 35% tổng thu nhập ngân hàng. Trong đó, thu từ DVPTD chủ yếu là từ phí (chiếm khoảng 60% tổng thu từ hoạt động phi tín dụng) bên cạnh đó là thu từ DV kinh doanh và đầu tư (như kinh doanh ngoại Ngoại hối, vàng và Các dịch vụ tài chính phái sinh).
Số ngân hàng đạt lãi từ dịch vụ trên 1.000 tỷ đồng năm 2017 đã đạt con số 9, trong khi năm 2016 chỉ có 5 ngân hàng. BIDV là ngân hàng có nguồn thu từ hoạt động dịch vụ lớn nhất trong hệ thống với 5.633 tỷ đồng năm 2017, tăng 19% so với năm 2016. Kế đến là Vietcombank đạt hơn 5.380 tỷ đồng, tăng hơn 24%. Sacombank cũng cho thấy bước chuyển mình đáng kể khi đạt trên 3.440 tỷ đồng thu nhập từ hoạt động dịch vụ; trong 2016, 2017 ngân hàng này tăng trưởng thu nhập hoạt động dịch vụ bình quân 42%/năm, Sacombank duy trì khá cao tỷ trọng thu hoạt động dịch vụ trong tổng thu nhập Ngân hàng, trong đó năm 2017 lên đến 40% và là mức cao nhất của hệ thống ngân hàng TMCP.
Năm 2018, các NHTM tiếp tục "bội thu" từ hoạt động dịch vụ. Thống kê 14 ngân hàng niêm yết có tổng tài sản trên 100.000 tỷ cho thấy, tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lên đến 24.600 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2017. BIDV là "quán quân" mảng dịch vụ khi thu về 3.550 tỷ đồng lãi thuần, tăng 20% so với năm 2017, tiếp đến là Techcombank đạt 3.536 tỷ đồng lãi thuần từ dịch vụ, Vietcombank và VietinBank cũng ghi nhận tăng trưởng cao với lãi thuần từ hoạt động này đem về lần lượt 3.401 tỷ đồng và 2.770 tỷ đồng cho hai ngân hàng trên. Ở nhóm ngân hàng nhỏ hơn, có tới 3 ngân hàng có mức tăng trên 100% là TPBank, HDBank và LienVietPostBank. Cụ thể, lãi thuần từ mảng dịch vụ của TPBank đạt 676 tỷ đồng tăng tới 310%; của HDBank đạt 438 tỷ đồng tăng 114%; LienVietPostBank thu về 148 tỷ đồng tăng 128%.
Hình 3.1: Tình hình kinh doanh mảng dịch vụ của các NHTM năm 2018
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 của 14 NH)
Chất lượng dịch vụ thường được cân đo đong đếm giữa các ngân hàng, việc cải thiện thu nhập từ dịch vụ đang được các ngân hàng chú trọng và tăng cường, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng có quá nhiều rủi ro. Mặt khác, sự cạnh tranh của nhiều hãng công nghệ đang buộc các ngân hàng chuyển mình thay đổi.
Tuy nhiên hiện nay, mảng DVPTD tại các NHTM còn đơn điệu về hình thức, chất lượng chưa cao, quy mô dịch vụ nhỏ, sức cạnh tranh còn hạn chế. Trong khi đó hoạt động marketing chưa thực sự hiệu quả nên tỷ lệ khách hàng cá nhân tham gia vào hoạt động phi tín dụng tại các ngân hàng còn hạn chế. Việc xây dựng chiến lược rõ ràng cho phát triển dịch vụ phi tín dụng chưa
được chú trọng, mà thường lồng ghép vào chiến lược phát triển chung của ngân hàng. Trình độ công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển các dịch vụ phi tín dụng ứng dụng công nghệ cao như: giao dịch các công cụ phái sinh, ngân hàng điện tử, ủy thác... còn chưa được phát huy tối đa để đem lại hiệu quả tương xứng với năng lực và lợi thế. Bên cạnh đó thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam cũng là một trở ngại lớn trong việc phát triển mạng lưới thẻ nói riêng và dịch vụ phi tín dụng nói chung của ngân hàng. Kết quả là nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng của các ngân hàng trong những năm gần đây dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, với mục tăng tỷ trọng thu nhập từ DVPTD/Tổng thu nhập lên 45-55% đòi hỏi các NHTM cần nỗ lực thêm rất nhiều.
Đối với Agribank, kinh doanh dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh, góp phần từng bước chuyển đổi mô hình từ phụ thuộc vào tín dụng sang kinh doanh đa dịch vụ. Năm 2018, phát huy lợi thế về mạng lưới, Agribank đã phát triển và gia tăng 28 sản phẩm dịch vụ, tiện ích dịch vụ mới, cung cấp gần 220 sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường và không ngừng cải tiến, bổ sung các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, góp phần đa dạng hóa hệ thống sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ, nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Agribank luôn là ngân hàng tiên phong trong đầu tư lắp đặt hệ thống máy ATM, cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến các đối tượng khách hàng khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...
Trong năm 2018, Agribank đã phát triển dịch vụ thanh toán trên nhiều kênh phân phối truyền thống cùng với các kênh hiện đại như Mobile banking, Internet banking, ATM/CDM; ban hành kịp thời văn bản nghiệp vụ phù hợp với thực tiễn hoạt động; triển khai chương trình tài trợ xuất khẩu ưu đãi lãi suất, phát triển dịch vụ tài trợ thương mại; Mở rộng chức năng, tiện ích thẻ tại ATM/CDM, trên ứng dụng E-Mobile Banking, POS, chấp nhận thanh toán thẻ không tiếp xúc thương hiệu Visa, triển khai chương trình tích lũy điểm
thưởng cho khách hàng trung thành dành cho chủ thẻ tín dụng Agribank; phát triển tiện ích dịch vụ Agribank E-Mobile banking: xác thực bằng sinh trắc học, dịch vụ thương mại điện tử và cổng thanh toán bằng công nghệ QR Code; nạp tiền vào tài khoản VETC; đặt và thanh toán vé xe, vé tàu... Phát triển dịch vụ ví điện tử, dịch vụ thu hộ, chi hộ phí bảo hiểm, bảo an chủ thẻ; phát triển sản phẩm Tiền gửi trực tuyến và tiện ích mới; gia tăng tiện ích, hạn mức giao dịch trên Internet banking, phát triển dịch vụ thanh toán hóa đơn, thu hộ đã triển khai tại quầy trên kênh Internet banking và Mobile banking; triển khai đa dạng các dịch vụ bảo hiểm liên kết, thu hộ bảo hiểm tại 64 tỉnh, thành phố rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc; tiếp tục liên kết với các tổ