Các loại hình dịch vụ phi tín dụng chủ yếu của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì​ (Trang 29)

Dựa trên cơ sở phân loại DVNH như đã được phân tích thì căn cứ vào thời gian xuất hiện và tính chất của DVNH, DVPTD được chia làm hai loại:

1.3.2.1. Các dịch vụ phi tín dụng truyền thống a) Dịch vụ thanh toán:

Đây là hoạt động tiêu biểu và có vai trò then chốt cho hoạt động cung ứng DV của NHTM đối với khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. Cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời của dịch vụ tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit) - một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ, đây được xem là một trong những bước tiến quan trọng nhất trong ngành ngân hàng, bởi vì nó giúp cải thiện hiệu quả của quá trình thanh toán, các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày nay DV thanh toán được tổ chức cung ứng cho khách hàng qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp trên nền tảng hệ thống kỹ thuật hạ tầng và công nghệ hiện đại. Với sự tiến bộ này, khách hàng ngày càng được sử dụng những DV thanh toán có tính chính xác, an toàn và tiện ích cao, không những trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Khi cung cấp DV thanh toán cho khách hàng, NHTM đóng vai trò là trung gian thực hiện thanh toán thay cho khách hàng của mình; căn cứ vào phạm vi thực hiện, DV thanh toán được chia thành.: DV thanh toán trong nước và DV thanh toán quốc tế.

- Dịch vụ thanh toán trong nước:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu thanh toán hàng hóa, dịch vụ càng lớn, dịch vụ thanh toán trong nước của các NHTM đã và đang đáp ứng nhu cầu rất lớn cho khách hàng nói chung và dân cư nói riêng. Thông qua DV thanh toán trong nước của các NHTM khách hàng có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, gửi tiền cho người thân hay sử dụng DV chuyển tiền tự động, đầu tư tự động để sinh lời. Khách hàng có thể chuyển tiền từ các nguồn khác nhau như tiền gửi thanh toán, tiền vay, tiền mặt... (bằng nội tệ hay ngoại tệ theo qui định về quản lý ngoại hối của từng quốc gia) và qua các hình thức như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi hay lệnh chuyển tiền.

+ Phát hành và thanh toán séc trong nước:

Séc là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng.

Các bên tham gia trong giao dịch séc bao gồm: Người ký phát, người thanh toán là NH mà séc được ký phát để rút tiền và người thụ hưởng hoặc người được ủy quyền, NH trả tiền cũng đồng thời là NH thanh toán, còn NH

mà người thụ hưởng nộp séc vào được gọi là NH nhờ thu.

Bằng phương thức thanh toán séc, người mua hàng trực tiếp trao séc cho người bán hàng. Trong quá khứ, việc chi trả bằng séc đòi hỏi người mua và người bán phải có sự tin tưởng hoặc quan hệ lâu dài với nhau nhưng trong nền kinh tế hiện đại, sự hỗ trợ của kỹ thuật và pháp luật đã cho phép bỏ qua đòi hỏi đó nhằm mở rộng phạm vi sử dụng séc trong nước và quốc tế.

+ Ủy nhiệm thu:

Là lệnh của người chuyển tiền để ghi có tài khoản của người thụ hưởng tại NH hưởng và trích nợ tài khoản của người chuyển tiền tại NH phát lệnh, hình thức thanh toán ủy nhiệm thu phải có thỏa thuận thanh toán giữa người thụ hưởng và người chuyển tiền, thỏa thuận này phải được thông báo bởi người thụ hưởng tới NH hưởng.

Ủy nhiệm thu thường được sử dụng để thanh toán các khoản cung cấp DV, hàng hóa định kỳ có dụng cụ đo lường hoặc hợp đồng sử dụng đã ký giữa người cung cấp và người sử dụng (Ví dụ: như tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê truyền hình cáp, tiền thuê nhà, các khoản vay tư nhân, tiền mua nhà trả góp). Trong thanh toán ủy nhiệm thu, người bán có thể cung cấp hàng hóa, DV cho nhiều người mua, vì vậy NH người bán có thể cùng là NH của người mua nhưng có thể là NH khác do người mua có tài khoản tại các NH khác nhau. Trong trường hợp này, người mua có thể trực tiếp gửi chứng từ và hóa đơn đến các NH của người mua để nhờ thu hộ hoặc gửi hóa đơn và chứng từ cho NH của mình để nhờ NH này thu hộ. Ưu điểm của ủy nhiệm thu là tạo khả năng ứng dụng công nghệ xử lý tự động cho khối lượng lớn khách hàng trong các định kỳ thanh toán từ đó tạo ra những tiện ích cho khách hàng, chủ động nguồn thu, tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời là lợi thế của NH phát triển công nghệ để thu hút khách hàng mở rộng thị trường DV.

+ Ủy nhiệm chi:

Là lệnh của người chuyển tiền yêu cầu NH trích nợ tài khoản của người chuyển tiền tại NH phát lệnh và ghi có tài khoản của người thụ hưởng tại NH hưởng. Trong hình thức ủy nhiệm chi, khách hàng ủy nhiệm cho NH phục vụ mình thực hiện trích tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay chi trả một số tiền cho người hưởng là tổ chức hoặc cá nhân với các mục đích thanh toán hàng hóa, DV hoặc lý do cá nhân. Ngày nay hình thức thanh toán này được khách hàng biết đến rất phổ biến, khách hàng có thể thực hiện ủy nhiệm chi để chuyển tiền tới người hưởng bất kỳ tại một NH được chỉ định trong nước qua các kênh thanh toán điện tử liên NH, qua NHNN, hoặc thanh toán online trong hệ thống một NH.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế:

+ Chuyển tiền đi nước ngoài:

Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, các nước đã có sự nới lỏng các giao dịch vãng lai, các cá nhân được chuyển tiền đi nước ngoài để thanh toán cho các mục đích được phép một cách dễ dàng (Ví dụ ở VN, cá nhân là người nước ngoài chuyển các thu nhập hợp pháp ở VN về nước và cá nhân là công dân VN có thể chuyển tiền ra nước ngoài cho các mục đích du học, chữa bệnh, du lịch, thừa kế, trả các chi phí, lệ phí...). Khách hàng có thể sử dụng hai hình thức chuyển tiền chính sau đây: Chuyển tiền bằng điện SWIFT; Chuyển tiền bằng phát hành hối phiếu NH.

+ Chuyển tiền đến từ nước ngoài:

Dịch vụ chuyển tiền kiều hối; DV nhận séc nhờ thu do NH nước ngoài phát hành: NHTM triển khai DV nhờ thu séc do một cá nhân, tổ chức hay NH nước ngoài phát hành séc có thể là quà biếu, quà tặng hoặc sau khi cung cấp hàng hóa, DV cho các đối tác nước ngoài.

- Thu, chi tại quầy:

NH nhận tiền mặt từ khách hàng có nhu cầu nộp tiền vào NH để gửi tiết kiệm, gửi vào tài khoản thanh toán, trả nợ vay, chuyển trả tiền hàng, thu đổi ngoại tệ; đồng thời NH chi tiền mặt cho các khách hàng có nhu cầu rút từ tài khoản thanh toán, tiết kiệm, tài khoản tiền vay tại quầy giao dịch của NH.

- Thu, chi hộ:

NH thay mặt khách hàng để thực hiện nghiệp vụ thu chi hộ từ người mua hàng hóa, DV hoặc chi trả hộ lương, chi trả tiền cho đối tác của khách hàng; DV thu, chi hộ có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc bằng phương thức chuyển khoản(qua tài khoản cá nhân hoặc qua thẻ ATM).

c) Dịch vụ quản lý tài sản:

Dịch vụ quản lý tài sản mà NH cung ứng cho khách hàng bao gồm DV quản lý tiền mặt, DV cất giữ tài sản và DV tín thác.

Dịch vụ quản lý tiền mặt là việc NH quản lý thu chi tiền mặt và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho khách hàng.

Khách hàng cũng có thể sử dụng DV cất giữ tài sản tại NH, đa số các NH có hệ thống két cho khách hàng thuê để bảo quản tài sản và giấy tờ có giá của mình.

Dịch vụ quản lý tài sản của NH hiện đang bị các loại hình tổ chức phi NH như công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán... cạnh tranh gay gắt, nhằm thu hút khách hàng hiện nay các tổ chức này cũng đưa ra đa dạng các loại hình DV quản lý tài sản.

1.3.2.2. Dịch vụ phi tín dụng hiện đại a) Dịch vụ thẻ ghi nợ:

Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dư tại các máy rút tiền tự động

(ATM) hoặc thanh toán hàng hóa, DV tại các tổ chức chấp nhận thẻ; đối với NHTM việc phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ là hoạt động bao gồm các nghiệp vụ thanh toán, chi trả hoặc rút tiền mặt trên cơ sở số tiền của chính chủ thẻ gửi tại NH. Khi khách hàng sử dụng thẻ, NH sẽ tự động trừ ngay số tiền tương ứng trên tài khoản của chủ thẻ (thẻ này không tạo tín dụng). Hiện nay một số thẻ ghi nợ cũng đã có thể được sử dụng để thanh toán toàn cầu như thẻ Maestro, thẻ Visa Electron, Visa Debit...

Có hai loại thẻ ghi nợ thường được các NHTM phát hành là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa.

+ Thẻ ghi nợ quốc tế: Là thẻ có phạm vi chi tiêu toàn cầu, có khả năng thanh toán trên internet, tuy nhiên khả năng chi tiêu hạn chế hơn so với thẻ tín dụng..

+ Thẻ ghi nợ nội địa: Là thẻ có phạm vi thanh toán, rút tiền trong quốc gia của chủ thẻ.

b) Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quí:

Kinh doanh ngoại tệ một mặt đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho NH, mặt khác giúp các NH điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trường, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng Trung Ương từ đó tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động khác của nền kinh tế.

c) Dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin:

Với sự phát triển của nền kinh tế, sự phổ biến của mạng lưới công nghệ thông tin, thì việc đáp ứng các hiểu biết của con người trở càng trở nên cần thiết hơn. Cũng như nhiều đơn vị tư vấn khác, dịch vụ tư vấn của NH là một lĩnh vực nhằm phân tích dự báo các thông tin về tình hình kinh tế xã hội - pháp luật - thị trường giá cả, liên quan đến vấn đề đầu tư giúp khách hàng đưa ra quyết định một cách đúng đắn, an toàn và có hiệu quả.

Các NHTM lớn trên thế giới thường xây dựng một trung tâm tư vấn khách hàng về (1) các dịch vụ của NH; (2) về thông tin kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và (3) tư vấn đào tạo về các kiến thức kinh tế, tài chính, NH.

+ Đối với hoạt động tư vấn đầu tư: NH có thể tư vấn khách hàng xây dựng dự án, tính toán nguồn tài trợ cho dự án, tính toán hiệu quả kinh tế, tính khả thi của dự án. Tư vấn về quản trị doanh nghiệp cho khách hàng như hướng dẫn về hệ thống hoạch định tài chính và kiểm soát. Tư vấn về đầu tư trên thị trường vốn cho khách hàng.

+ Đối với hoạt động cung cấp thông tin: NH cung cấp cho khách hàng các thông tin về thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường sản phẩm đầu vào, đầu ra, phân tích thị trường... Những thông tin mà NH thu thập, chọn lọc được khi cung cấp sẽ tạo điều kiện mở rộng các cơ hội về kinh doanh cho khách hàng, từ đây ngân hàng lại trở thành địa chỉ để khách hàng khai thác, sử dụng thông tin để ra quyết định trong kinh doanh.

d) Dịch vụ ngân hàng điện tử:

DVNH điện tử là dịch vụ được NH cung cấp mà giao dịch giữa NH và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. Trên thế giới, dịch vụ ngân hàng điện tử đã được các NH cung cấp, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch NH một cách trực tuyến thông qua các phương tiện như máy vi tính, điện thoại di động, máy tính bảng,…Căn cứ vào các hình thức thực hiện giao dịch, DVNH điện tử bao gồm những DV sau:

+ Internet banking: Là DV cung cấp tự động các thông tin về DVNH thông qua đường truyền internet. Với máy tính kết nối mạng internet, khách hàng có thể truy cập vào website của NH mọi lúc, mọi nơi để thực hiện giao dịch và truy vấn thông tin.

+ Home banking: Là DV cho phép khách hàng ở tại nhà, tại công ty nhưng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch chuyển khoản, thanh toán qua tài khoản tại NH thông qua mạng internet và phần mềm chuyên dùng mà NH đã cài đặt cho khách hàng.

+ Phone banking: là một dịch vụ ngân hàng thông qua đầu số điện thoại cố định khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng cung ứng dịch vụ mà không cần phải đến ngân hàng, khi khách hàng ấn những phím cần thiết trên điện thoại theo mã hóa do NH qui định, hệ thống sẽ tự động trả lời theo yêu cầu của khách hàng, Phone banking chỉ cung cấp thông tin đã được lập trình sẵn trong hệ thống thông tin tự động của NH.

+ Mobile banking: Là một dịch vụ ngân hàng thông qua điện thoại di động, khách hàng chỉ cần dùng điện thoại di động nhắn tin theo cú pháp do NH qui định gửi đến số DVNH sẽ được NH đáp ứng những yêu cầu chẳng hạn như: Thông tin về tài khoản cá nhân, chuyển khoản, đặt các lệnh giao dịch chứng khoán, ...

+ Call center: Là DVNH qua điện thoại, khách hàng có thể gọi đến NH bất cứ lúc nào để nhân viên NH tư vấn và thực hiện cung ứng các DVNH, bao gồm: Cung cấp thông tin về các DVNH, thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền, tiếp nhận giải đáp các khiếu nại thắc mắc từ phía khách hàng; ưu điểm của DV này là cho phép khách hàng thuận tiện và chủ động hơn trong giao dịch với NH, không phải đến NH để giao dịch và có thể nắm bắt được kịp thời thông tin về tài khoản của mình và những thông tin khác.

1.4. Phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại

1.4.1. Quan điểm về phát triển dịch vụ phi tín dụng

1.4.1.1. Phát triển dịch vụ phi tín dụng theo chiều rộng

Phát triển DVPTD theo chiều rộng là việc tăng qui mô, số lượng các DVPTD đã có và mở thêm DVPTD mới, nó gắn liền với việc đa dạng hóa các

loại hình DVPTD của NHTM - Đây là nội dung quan trọng nhất của chiến lược DVNH, bởi tăng qui mô, số lượng DVPTD đã có và phát triển thêm DVPTD mới sẽ làm đổi mới danh mục dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh của NHTM, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM trong môi trường cạnh tranh.

Việc phát triển DVPTD theo chiều rộng cho phép NHTM đa dạng hóa danh mục dịch vụ, mở rộng lĩnh vực kinh doanh; giúp NHTM thỏa mãn được những nhu cầu mới phát sinh của khách hàng từ đó, NHTM vừa duy trì được khách hàng cũ, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới, nó còn góp phần quan trọng vào việc nâng cao hình ảnh và sức cạnh tranh của NHTM trên thị trường.

Phát triển thêm DVPTD mới được hiểu là những DVPTD lần đầu tiên được đưa vào danh mục dịch vụ kinh doanh của NHTM; theo cách hiểu này, DVPTD mới được chia thành hai loại:

Thứ nhất: DVPTD mới hoàn toàn là những DVPTD mới đối với NHTM và thị trường. Loại DVPTD mới này chưa có sự cạnh tranh trên thị trường nên có thể đem lại lợi nhuận lớn cho NHTM. Tuy nhiên, do là người tiên phong trong việc đưa DV này ra thị trường nên NHTM có thể gặp rủi ro trong đầu tư vốn lớn, thiếu kinh nghiệm và khách hàng chưa quen sử dụng dịch vụ mới này.

Thứ hai: DVPTD mới về chủng loại (dịch vụ sao chép) là DVPTD chỉ mới đối với NHTM, không mới so với thị trường. Loại DVPTD mới này đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)