5. Bố cục của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu định tính
- Chỉ tiêu về độ tin cậy:
+ Dịch vụ tín dụng được cung ứng đến HSX một cách nhanh chóng và chính xác
+ Thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ tín dụng đơn giản, nhanh chóng + Sự bảo mật thông tin HSX
+ Sự tin tưởng của HSX vào uy tín của ngân hàng
- Chỉ tiêu về mức độ cảm thông:
+ Nhân viên ngân hàng luôn tận tình hướng dẫn HSX đăng ký và sử dụng dịch vụ tín dụng
+ Nhân viên giao dịch với HSX chu đáo, nhiệt tình hỗ trợ để HSX có được lợi ích tốt nhất
+ Nhân viên ngân hàng luôn lịch sự, tôn trọng và niềm nở với HSX
+ Ngân hàng có các chương trình thể hiện sự quan tâm đến HSX (có chương trình khuyến mãi, tin nhắn chúc mừng, tặng quà...)
+ Nhân viên hiểu rõ nhu cầu đặc biệt và quan tâm đến các nhu cầu cá nhân của HSX
- Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng:
+ Nhân viên ngân hàng không quá bận để trả lời các câu hỏi của các HSX + Nhân viên Ngân hàng luôn sẵn sàng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của HSX + Nhân viên ngân hàng phục vụ các HSX nhanh chóng
+ Nhân viên ngân hàng cho các HSX biết chính xác khi nào dịch vụ tín dụng được thực hiện
- Chỉ tiêu về mức độ đảm bảo:
+ HSX cảm thấy an toàn khi sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng + HSX dễ dàng tiếp cận các thông tin của ngân hàng
+ Thắc mắc hoặc khiếu nại của HSX luôn được ngân hàng giải quyết thỏa đáng.
+ Mạng lưới của ngân hàng rộng, tiện lợi cho HSX
- Chỉ tiêu về phương tiện hữu hình:
+ Ngân hàng có trang thiết bị hiện đại
+ Ngân hàng có cơ sở vật chất trông hấp dẫn, sắp xếp khoa học
+ Có đầy đủ các tài liệu liên quan đến dịch vụ (tờ rơi, các mẫu biểu,…)
b. Nhóm chỉ tiêu định lượng
- Các chỉ tiêu về số hộ sản xuất.
- Chỉ tiêu về trình độ, độ tuổi, giới tính, nhân khẩu.
- Các chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn từ các hộ sản xuất: Tổng vốn huy động các HSX, nguồn vốn huy động từ các HSX theo loại tiền (nôi tệ, ngoại tệ), nguồn vốn huy động từ các HSX theo kỳ hạn (tiền gửi KKH, tiền gửi KH < 12 tháng, tiền gửi KH từ 12-24 tháng, tiền gửi KH > 24 tháng).
- Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tín dụng, chất lượng tín dụng:
+ Doanh số cho vay hộ sản xuất.
Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số tiền ngân hàng cho vay trong thời kỳ nhất định, thường là 1 năm
+ Dư nợ tín dụng:
Là chỉ tiêu tuyệt đối thể hiện số vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay chưa hoàn trả.
+ Doanh số thu nợ:
Là chỉ tiêu cho thấy khả năng thu hồi các khoản cho vay trong kỳ của NH.
+ Doanh số cho vay bq 1 HSX
Doanh số cho vay HSX Doanh số cho vay bq 1 HSX = Tổng số khách hàng là HSX
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của mỗi khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh. Số tiền càng cao chứng tỏ tăng trưởng tín dụng càng nhanh, thể hiện mức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng tăng lên.
+ Hiệu suất sử dụng vốn HSX
Dư nợ cho vay HSX
Hiệu suất sử dụng vốn HSX = x 100% Nguồn vốn huy động
Các ngân hàng thương mại huy động vốn để cho vay, do đó cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng thông qua mối quan hệ giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay, với mỗi đồng tiền gửi vào các ngân hàng sau khi giữ lại một tỷ lệ nhất định dưới dạng tiền dự trữ thì phải cố gắng cho vay càng nhiều càng tốt. Như vậy ngân hàng được coi là kinh doanh có hiệu quả khi có hiệu suất sử dụng vốn lớn, hợp lý, an toàn.
+ Tỷ lệ thu nợ HSX
Doanh số thu nợ HSX
Tỷ lệ thu nợ HSX = x 100% Doanh số cho vay HSX
Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng hộ sản xuất Ngân hàng: Doanh số cho vay cao, kết hợp với tỷ lệ thu nợ hợp lý chứng tỏ sự hoạt động có hiệu quả của tín dụng Ngân hàng. Nếu doanh số cho vay ra cao mà không thu được nợ thì Ngân hàng rất dễ gặp rủi ro do có nợ xấu.
+ Tỷ lệ nợ xấu HSX
Nợ xấu HSX
Tỷ lệ nợ xấu HSX = x 100 Tổng dư nợ HSX
Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu trong đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng. Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng đều có rủi ro tác động đến Ngân hàng và sự an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng. Do vậy việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý Ngân hàng liên quan đến sự sống còn của Ngân hàng. Việc phân tích tình hình nợ quá hạn luôn được tiến hành thường
xuyên và kết quả thu được là những thông tin giúp cho Ngân hàng có kế hoạch kinh doanh thích hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
Ngoài những chỉ tiêu định lượng trên, mức lợi nhuận của Ngân hàng cũng là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín dụng. Nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu từ hoạt động tín dụng. Nếu tín dụng không đạt chất lượng tốt thì không những không thu được nợ gốc và lãi mà còn tăng về chi phí xử lý, làm giảm lợi nhuận.
+ Lợi nhuận của Ngân hàng trong cho vay HSX
Lợi nhuận của Ngân hàng trong cho vay HSX = Tổng thu từ cho vay HSX - Chi phí cho vay HSX.
Trên đây là một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho các HSX của NHTM. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng tín dụng cho các HSX cần phải có cái nhìn toàn diện trên mọi góc độ cả về mặt định tính và định lượng, cả về mặt kinh tế và mặt xã hội.
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ SẢN XUẤT CỦA AGRIBANK - CHI NHÁNH ĐỒNG HỶ THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm chung về huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là một huyện trung du-miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnhThái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B. Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Phú Lương, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn. Có tọa độ địa lý 21032,-21051’ độ vĩ Bắc; 105°46,- 106°04’ độ kinh Đông.
Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, Đồng Hỷ có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có dòng Sông Cầu chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con Sông Cầu. Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn, có hệ thống tưới tiêu tốt rất thuận tiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
* Địa hình
Đồng Hỷ có tổng diện tích đất tự nhiên 45.524,44 ha, có 3 thị trấn và 15 xã, là huyện miền núi và trung du, địa hình phức tạp không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xóm Lung Phượng - xã Văn Lăng, xóm Mỏ Ba - xã Tân Long trên 600m. Thấp nhất là xã Huống Thượng 20m. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp, có nhiều khe suối, độ cao trung bình ở đây là 120m. Huyện có nhiều đồi núi, dốc cao, khe suối, có những cánh đồng xen lẫn đồi thấp do mưa lớn xói mòn, rửa trôi mạnh, sản phẩm xói mòn bồi tụ đã tạo thành nhiều cánh đồng lúa nước của huyện. Đất canh tác chủ yếu là ruộng bậc thang, phía Nam của huyện có phần đất đai tương đối bằng phẳng.
* Đất đai
Diện tích đất tự nhiên là 45.524,44 ha, Đồng Hỷ là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ ba của tỉnh (sau huyện Võ Nhai và Đại Từ), bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 0,49 ha, cao hơn bình quân của tỉnh 0,14 ha/ người. Cơ cấu diện tích các loại đất trong huyện được thể hiện ở bảng sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng Hỷ là 45.524,44 ha, đất lâm nghiệp có rừng chiếm 53,38% tổng diện tích đất tự nhiên, sau đó đến đất nông nghiệp là 13.602,70 ha, chiếm 29,88% tổng diện tích tự nhiên của huyện và đất chưa sử dụng chiếm 4,21% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đồng Hỷ (bảng 3.1).
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai huyện Đồng Hỷ năm 2016
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 45.524,44 100
1. Đất nông nghiệp 13.602,70 29,88 2. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 332,33 0,73 3. Đất lâm nghiệp có rừng 24.300,95 53,38
4. Đất ở 1.315,66 2,89
5. Đất chuyên dung 4.056,23 8,91 6. Đất chưa sử dụng 1.916,58 4,21
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đồng Hỷ)
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế
* Tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2014 - 2016
Kinh tế của huyện giai đoạn 2014 - 2016 có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần làm thay đổi bức tranh kinh tế - xã hội của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này đạt 11,74%. Cụ thể, bảng 3.2 thể hiện tăng trưởng kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014 - 2016 như sau:
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản: tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt được kết quả tích cực; cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu cây trồng từng bước chuyển đổi sang những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao;... góp phần nâng cao giá trị sản
phẩm. Tuy nhiên, tình hình thời tiết có diễn biến bất lợi, một số diện tích cây trồng phát sinh sâu bệnh gây hại, song các cơ quan chuyên môn đã thường xuyên bám sát địa bàn hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp. Năm 2016, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện vẫn đạt 1.453,78 tỷ đồng, bằng tăng 5,04% so với năm 2015.
Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014 - 2016
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) - Nông, lâm, thuỷ sản 1.336,55 1.379,33 1.453,78 42,77 103,20 74,46 105,40 - Công nghiệp và xây dựng 2.890,00 3.379,01 3.702,47 489,01 116,92 323,46 109,57 - Dịch vụ 1.635,52 1.970,08 2.156,54 334,56 120,46 186,46 109,46 Tổng cộng 5.862,07 6.728,42 7.312,80 131,56 114,78 91,7 108,69
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ 2016)
- Sản xuất công nghiệp và xây dựng: trong những năm gần đây, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động trong đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm và lĩnh vực là thế mạnh của địa phương như: sản xuất và chế biến quặng sắt, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, chế biến nông sản, đặc biệt là sản phẩm chè,... Đồng thời các cấp chính quyền đã tích cực phối hợp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp ổn định và phát triển. Chính điều đó khiến cho giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của huyện liên tục tăng qua các năm, từ 2.890 tỷ đồng năm 2014 lên 3.379,01 tỷ đồng năm 2015, tương ứng tăng 16,92% . Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng lên đạt 3.702,47 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,57% so với năm 2015.
- Dịch vụ: tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đang có xu hướng ngày càng tăng, năm 2015 giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 20,26% so với năm 2014 và năm 2016 tiếp tục tăng lên 9,46% so với năm 2015. Sở dĩ, có sự tăng trưởng của ngành dịch vụ là do lĩnh vực dịch vụ được quan tâm phát triển; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, xây mới với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hằng năm tăng 12,93%. Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đảm bảo thông tin liên lạc tới các xóm, bản trên địa bàn. Dịch vụ tài chính ngân hàng có mức tăng trưởng khá. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng huy động tăng bình quân 23,2%, Dư nợ tín dụng tăng 10,7%. Một số loại hình dịch vụ mới như: Dịch vụ tư vấn pháp lý, bất động sản… từng bước được hình thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân (UBND huyện Đồng Hỷ, 2014, 2015, 2016).
* Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, được sự chỉ đạo của các cấp, các ban ngành, huyện Đồng Hỷ đã có những bước đi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Đồng Hỷ được thể hiện qua Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính:%
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
- Nông, lâm, thuỷ sản 26,60 23,63 22,80 20,50 19,88 - Công nghiệp và xây dựng 48,13 54,81 49,30 50,22 50,63 - Dịch vụ 25,27 21,56 27,90 29,28 29,49
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)
Qua số liệu Bảng 3.3 cho thấy:, Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch nhanh, hướng chuyển dịch là cơ cấu kinh tế
nông nghiệp giảm, tỷ trọng của ngành nông nghiệp bắt đầu giảm xuống từ 26,60% năm 2012 xuống còn 19,88% năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng dần từ 48,13% năm 2012 lên 50,63% năm 2016 và tỷ trọng ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên từ 25,27% năm 2014 lên 29,49% năm 2016.
b. Điều kiện xã hội
Dân số và lao động
Qua bảng 3.4 cho thấy, năm 2016 toàn huyện có 127.745 lao động, trong đó có tới 57,57% người dân sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm có 42,43%. Số nhân khẩu trong một hộ là trên 4 người, cao nhất vẫn là nhân khẩu trong hộ nông nghiệp (4,43 người/hộ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại huyện Đồng Hỷ đạt trên 45%, tỷ lệ này khá cao so với các địa phương khác trong vùng.
Trong những năm qua, tổng số lao động vẫn không ngừng tăng lên từ 114.979 người năm 2014 lên đến 127.725 người năm 2016. Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện. Cùng với sự gia tăng dân số,đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục... cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh,ô nhiễm môi trường... đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Bảng 3.4: Tình hình dân số huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014-2016