Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất của agribank chi nhánh đồng hỷ thái nguyên (Trang 56 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

a. Điều kiện kinh tế

* Tăng trưởng và phát triển kinh tế giai đoạn 2014 - 2016

Kinh tế của huyện giai đoạn 2014 - 2016 có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần làm thay đổi bức tranh kinh tế - xã hội của huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này đạt 11,74%. Cụ thể, bảng 3.2 thể hiện tăng trưởng kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014 - 2016 như sau:

- Sản xuất nông, lâm, thủy sản: tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt được kết quả tích cực; cơ cấu ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu cây trồng từng bước chuyển đổi sang những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao;... góp phần nâng cao giá trị sản

phẩm. Tuy nhiên, tình hình thời tiết có diễn biến bất lợi, một số diện tích cây trồng phát sinh sâu bệnh gây hại, song các cơ quan chuyên môn đã thường xuyên bám sát địa bàn hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất góp phần hoàn thành tốt các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp. Năm 2016, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện vẫn đạt 1.453,78 tỷ đồng, bằng tăng 5,04% so với năm 2015.

Bảng 3.2: Tăng trưởng kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ lệ (%) - Nông, lâm, thuỷ sản 1.336,55 1.379,33 1.453,78 42,77 103,20 74,46 105,40 - Công nghiệp và xây dựng 2.890,00 3.379,01 3.702,47 489,01 116,92 323,46 109,57 - Dịch vụ 1.635,52 1.970,08 2.156,54 334,56 120,46 186,46 109,46 Tổng cộng 5.862,07 6.728,42 7.312,80 131,56 114,78 91,7 108,69

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Hỷ 2016)

- Sản xuất công nghiệp và xây dựng: trong những năm gần đây, tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp đã chủ động trong đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm và lĩnh vực là thế mạnh của địa phương như: sản xuất và chế biến quặng sắt, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, chế biến nông sản, đặc biệt là sản phẩm chè,... Đồng thời các cấp chính quyền đã tích cực phối hợp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp ổn định và phát triển. Chính điều đó khiến cho giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của huyện liên tục tăng qua các năm, từ 2.890 tỷ đồng năm 2014 lên 3.379,01 tỷ đồng năm 2015, tương ứng tăng 16,92% . Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng lên đạt 3.702,47 tỷ đồng, tương ứng tăng 9,57% so với năm 2015.

- Dịch vụ: tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đang có xu hướng ngày càng tăng, năm 2015 giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 20,26% so với năm 2014 và năm 2016 tiếp tục tăng lên 9,46% so với năm 2015. Sở dĩ, có sự tăng trưởng của ngành dịch vụ là do lĩnh vực dịch vụ được quan tâm phát triển; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp, xây mới với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân hằng năm tăng 12,93%. Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hóa. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, đảm bảo thông tin liên lạc tới các xóm, bản trên địa bàn. Dịch vụ tài chính ngân hàng có mức tăng trưởng khá. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng huy động tăng bình quân 23,2%, Dư nợ tín dụng tăng 10,7%. Một số loại hình dịch vụ mới như: Dịch vụ tư vấn pháp lý, bất động sản… từng bước được hình thành, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân (UBND huyện Đồng Hỷ, 2014, 2015, 2016).

* Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, được sự chỉ đạo của các cấp, các ban ngành, huyện Đồng Hỷ đã có những bước đi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Đồng Hỷ được thể hiện qua Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2012 - 2016

Đơn vị tính:%

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

- Nông, lâm, thuỷ sản 26,60 23,63 22,80 20,50 19,88 - Công nghiệp và xây dựng 48,13 54,81 49,30 50,22 50,63 - Dịch vụ 25,27 21,56 27,90 29,28 29,49

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ)

Qua số liệu Bảng 3.3 cho thấy:, Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch nhanh, hướng chuyển dịch là cơ cấu kinh tế

nông nghiệp giảm, tỷ trọng của ngành nông nghiệp bắt đầu giảm xuống từ 26,60% năm 2012 xuống còn 19,88% năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng dần từ 48,13% năm 2012 lên 50,63% năm 2016 và tỷ trọng ngành dịch vụ cũng có xu hướng tăng lên từ 25,27% năm 2014 lên 29,49% năm 2016.

b. Điều kiện xã hội

Dân số và lao động

Qua bảng 3.4 cho thấy, năm 2016 toàn huyện có 127.745 lao động, trong đó có tới 57,57% người dân sống ở khu vực nông thôn và hoạt động trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm có 42,43%. Số nhân khẩu trong một hộ là trên 4 người, cao nhất vẫn là nhân khẩu trong hộ nông nghiệp (4,43 người/hộ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo tại huyện Đồng Hỷ đạt trên 45%, tỷ lệ này khá cao so với các địa phương khác trong vùng.

Trong những năm qua, tổng số lao động vẫn không ngừng tăng lên từ 114.979 người năm 2014 lên đến 127.725 người năm 2016. Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của huyện. Cùng với sự gia tăng dân số,đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục... cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, dịch bệnh,ô nhiễm môi trường... đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Bảng 3.4: Tình hình dân số huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2014-2016 ĐVT 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) Số lượng cấu (%) 2014/ 2016 2015/ 2016 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 245.578 100 254.284 100 264.501 100 104 104,02 100,46

- Nhân khẩu nông nghiệp Người 140.240 57,11 130.940 51,49 120.360 45,50 93 91,92 98,45

- Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 105.338 42,89 123.344 48,51 144.141 54,50 117 116,86 99,80 II. Tổng số lao động114.979 100 116.594 100 127.745 100 101 109,56 108,05

Lao động nông nghiệp LĐ 71.851 62,49 70.072 60,10 73.540 57,57 98 104,95 107,61

Lao động phi nông nghiệp LĐ 43.128 37,51 46.522 39,90 54.205 42,43 108 116,51 108,01

III. Tổng số hộ Hộ 53.440 100 55.889 100 59.406 100 105 106,29 101,64

Hộ nông nghiệp Hộ 30.055 56,24 32.874 58,82 34.336 57,80 109 104,45 95,49

Hộ phi nông nghiệp Hộ 23.385 43,76 23.015 41,18 25.070 42,20 98 108,93 110,68 IV. Một số chỉ tiêu khác

Số nhân khẩu BQ/hộ Người/hộ 3,249 4,061 4,159 Số lao động BQ/hộ LĐ/hộ 2,646 2,074 2,673

Giao thông

Tổng diện tích đất dành để xây dựng đường giao thông trên địa bàn huyện Đồng Hỷ là 1.305 ha chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành huyện. Huyện chủ yếu phát triển ở mạng lưới giao thông đường bộ trục đường trải dài khắp huyện vào các xã được bê tông hóa tới 90% giúp cho phát triển các ngành nghề nông nghiệp và nông nghiệp hay gia tăng việc phát triển của ngành nghề dịch vụ ngày một nhiều. Ngoài ra thì qua khu vực đường tròn Đồng Hỷ còn là 1 tuyến Quốc Lộ lên thẳng Lạng Sơn với con đường dài 80km xuyên qua Huyện Võ Nhai là con đường chủ yếu của việc buôn bán phát triển mạng lưới dịch vụ trong 5 năm gần đây của huyện.

Hệ thống điện

Nguồn cung cấp điện cho huyện Đồng Hỷ hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.

Hệ thống nước sinh hoạt

Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là 40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

Thủy lợi

Là một yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp. Chủ yếu là các trạm bơm, cống, kênh, mương nội đồng. Về hệ thống sông ngòi con song lớn nhất của Huyện là con Sông Cầu trải dài và xuyên xuốt qua các xã Đồng Bẩm, Linh Sơn là nguồn cung cấp nước chính cho hệ thống kênh mương của người dân phát triển nên nông nghiệp. Hằng năm thành phố có chương trình cứng hóa kênh mương, tu bổ, nạo vét, nâng cấp, mở rộng hệ thống thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu phát triển kinh tế xã hội, ổn định về đời sống và tinh thần cho người dân trong thành phố.

Về y tế

phường của thành phố đều có trạm y tế. Cán bộ y tế thường xuyên được nâng cao về trình độ chuyên môn.

Hiện nay trên địa bàn thành phố có một bệnh viện TW, hai bệnh viện tỉnh, một bệnh viện thành phố, một bệnh viện đa khoa tư nhân và nhiều phòng khám đa khoa cao cấp được trang bị những máy móc, thiết bị khám chữa bệnh hiện đại.

Thông qua những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất của agribank chi nhánh đồng hỷ thái nguyên (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)