Kết quả hoạt độngkinh doanh của dịch vụ tín dụng từ các hộ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất của agribank chi nhánh đồng hỷ thái nguyên (Trang 66 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Kết quả hoạt độngkinh doanh của dịch vụ tín dụng từ các hộ sản

Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ Thái Nguyên

3.2.4.1.Hoạt động huy động vốn từ các hộ sản xuất

Nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và có thể nói bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động đều phải có vốn. Riêng đối với hệ thống Ngân hàng vôn luôn Dược coi trọng và là mục tiêu hàng đầu, là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Là một thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và của Agribank Việt Nam nói riêng, NHNN&PTNT Huyện Đồng Hỷ luôn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đã đề ra “nhanh chóng, an toàn, hiệu quả” trên cơ sở đó để thực hiện hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng. Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hệ thống ngân hàng bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức như: Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn của các tổ chức tín dụng, vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước. Để thu hút tiền gửi vào Ngân hàng, ngoài các biện pháp khuyến khích cần sử dụng các phương thức gửi tiền thuận tiện và hợp lý.

Nhờ thực hiện tốt được huy động vốn thông qua việc chuyển đổi cơ cấu sang hướng ổn định với thời kỳ dài, tăng trưởng tiền gửi dân cư thông qua đa dạng hóa các hình thức huy động nên nguồn vốn từ các hộ sản xuất của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ đã dần được ổn định, đạt được những thành tích đáng khích lệ.

Bảng 3.5: Tình hình huy động vốn từ các hộ sản xuất của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn vốn

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng số Tỷ trọng Tổng huy động 111.440 100% 123.469 100% 147.595 100%

1.Phân loại theo KH

1.1 Tiền gửi KKH 4.157 3.73% 6.346 5.14% 12.901 8.74% 1.2 Tiền gửi có kì hạn < 12 tháng 97.399 87.40% 103.060 83.47% 102.622 69.53% 1.3 Tiền gửi có kì hạn 12-24 tháng 9.784 8.78% 13.936 11.29% 31.733 21.5% 1.4 Tiền gửi có kì hạn > 24 tháng 100 0.09% 127 0.10% 339 0.23% 2.Phân theo loại tiền

2.1 Nguồn vốn nội tệ 109.913 98.63% 121.839 98.67% 145.868 98.83% 2.2 Nguồn vốn ngoại tệ 1.527 1.37% 1.630 1.36% 1.727 1.17%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động từ các hộ sản xuất liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2015 đạt 123.469 triệu đồng, đạt 99, 82% kế hoạch năm 2015, tăng so với đầu năm 12.029 triệu, tỷ lệ tăng 10,79%. Tổng nguồn vốn huy động từ các hộ sản xuất tại địa phương đến 31.12.2016 là 147.595 triệu, đạt 101,3% kế hoạch năm 2016, tăng so với đầu năm 24.126 triệu, tỷ lệ tăng 19.54%.

So với mặt bằng chung thì ta thấy lãi suất huy động ở NHNN&PTNT có mức huy động thấp hơn so với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác (từ 0,5-2%). Lãi suất huy động chỉ cao hơn NH Techcombank (6,69%) và Ngân hàng Sacombank (6,2- 6,4%) ở kỳ hạn trên 12 tháng (lãi sất huy động tạiNHNN&PTNT là 4%). Điều này là hợp lý vì đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, được dùng trong đầu tư trung và dài hạn. Mặt khác, ngân hàng cần tăng nguồn vốn huy động HSX với kỳ hạn trung, dài hạn để

tăng tính ổn định chi nguồn vốn. Còn đối với các Quỹ tín dụng nhân dân cấp cơ sở có uy tín thấp nên mức lãi suất rất cao để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại.

a. Phân tích cơ cấu nguồn vốn từ các hộ sản xuất

Phân tích cơ cấu nguồn vốn từ các hộ sản xuất theo loại tiền:

Bảng 3.6: Nguồn vốn huy động từ các hộ sản xuất theo loại tiền

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/20154 Số tiền Tỷ lệ tăng (%) Số tiền Tỷ lệ tăng (%) Tổng NV huy động 111.440 123.469 147.595 12.029 10,79 24.126 19,54 Nội tệ 109.913 121.839 145.868 11.926 10,85 24.029 19,72 Ngoại tệ 1.527 1.630 1.727 103 6,75 97 5,95

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)

- Nguồn vốn huy động nội tệ từ các HSX: năm 2015 đạt 121.839 triệu, đạt 99,82% kế hoạch năm 2015, tăng so đầu năm 11.926 triệu, tỷ lệ tăng 10,85%. Năm 2016 đạt 145.868 triệu, đạt 101,3% kế hoạch năm 2016, tăng so với đầu năm 24.029 triệu, tỷ lệ tăng 19,72%.

Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này là do ngân hàng năm trên vùng địa bàn có nền kinh tế còn đang phát triển chủ yếu là trồng chè, các HSX vẫn còn thói quen sử dụng đồng tiền nội tệ trong hoạt động của mình. Đạt được kết quả khả quan đó ngoài những nguyên nhân đã phân tích ở trên còn có sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng, ý thức trách nhiệm cao của cán bộ hoạt động công tác huy động vốn được tăng cường.

- Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy đổi: Mặc dù tỷ trọng vốn ngoại tệ là rất nhỏ so với vốn nội tệ nhưng lượng vốn ngoại tệ cũng đã tăng dần qua các năm. Năm 2015 là 1.527 triệu, đạt 89,86% kế hoạch năm 2015, tăng so với đầu năm 103 triệu, tỷ lệ tăng 6,75%. Năm 2016 đạt 1.727 triệu, đạt 104% kế hoạch năm 2016, chiếm 1,17% nguồn vốn huy động, tăng so với đầu năm 97 triệu, tỷ lệ tăng 5,95%. Việc chú

trọng phát triển các dịch vụ du lịch đã góp phần làm tăng nguồn vốn ngoại tệ của các HSX, ngoài ra, còn có lượng ngoại tệ gửi về từ bộ phận lao động làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng tạo điều kiện để ngân hàng đưa ra các hoạt động khuyến mãi với hình thức rút thăm trúng thưởng, tỷ giá ngoại tệ .

Nguồn vốn huy động bình quân bằng VND giai đoạn 2014-2016 là 125.873 triệu đồng, bằng ngoại tệ là 1.628 triệu đồng. Tốc độ phát triển của việc huy động vốn bằng ngoại tệ cao hơn VND trong giai đoạn này là do do biến động giá cả nên các HSX có xu hướng chuyển sang gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, tuy nhiên lượng tiền huy động bằng ngoai tệ vẫn còn quá thấp. Ngân hàng cần mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối thu hút thêm HSX tăng nguồn vốn bằng ngoại tệ.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn từ các hộ sản xuất theo kỳ hạn

Việc nhận biết cơ cấu vốn huy động từ các hộ sản xuất theo thời gian giúp ngân hàng sử dụng tốt vốn của mình cho mục đích kinh doanh tiền tệ.

Bảng 3.7: Nguồn vốn huy động từ các hộ sản xuất theo thời gian

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền Tăng (giảm)% Số tiền Tăng (giảm)% Tổng NV huy động 111.440 123.469 147.595 12.029 10,79 24.126 19,54 Tiền gửi KKH 4.157 6.346 12.901 2.189 52,66 32.785 103,29 Tiền gửi KH < 12 tháng 97.399 103.060 102.622 5.631 5,78 - 438 - 0,42% Tiền gửi KH từ 12-24 tháng 9.784 13.936 31.733 4.152 42,44 17.797 127,70 Tiền gửi > 24 tháng 100 127 339 27 27 212 166,93

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)

- Tiền gửi không kỳ hạn:

Qua bảng 3.7 có thể thấy rằng Tiền gửi không kỳ hạn của các HSX không nhiều như Tiền gửi có kỳ hạn nhưng nguồn vốn này có đóng góp khá lớn vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng vì đây là nguồn có chi phí trả lãi thấp nhất. Mặc dù sự biến động của nguồn vốn này khá cao nhưng với lượng HSX tương đối ổn định thì

sự biến động thường xuyên không gây quá nhiều lo ngại về khả năng thanh khoản. Mặt khác, ngân hàng cũng đã có các biện pháp tích cực để phòng ngừa loại rủi ro này, đó là luôn luôn duy trì, đảm bảo khả năng thanh khoản.

Năm 2016 đạt 12.901 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,74% trong tổng nguồn vốn, tăng triệu đồng, tỷ lệ tăng 103,29% so với đầu năm. Năm 2015 đạt 6.346 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,14% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 2.189 triệu đồng, tỷ lệ tăng 52,66% so với đầu năm.

- Tiền gửi có kỳ hạn Dưới 12 tháng:

Năm 2015 đạt 103.060 triệu đồng, chiếm 83,47% tổng nguồn vốn huy động, tăng 5.631 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 5,78%. Năm 2016 đạt 102.622 triệu đồng, chiếm 69,53% tổng nguồn vốn huy động, giảm 438 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 0,42%.

Nguyên nhân loại tiền gửi này tăng lên là do lạm phát tăng cao, giá cả thị trường biến động, đặc biệt giá vàng và giá xăng dầu tăng mạnh, và chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát qua việc tăng dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng, để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông. Chính vì vậy để có nguồn vốn vốn đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng và thực hiện chính sách của nhà nước trong ngắn hạn, ngân hàng đã thực hiện một số giải pháp khắc phục tình trạng chênh lệch lãi suất bằng cách đẩy lãi suất huy động ngắn hạn lên cao hơn. Do đó, gửi tiền với kỳ hạn ngắn hạn là lựa chọn tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận của các HSX.

- Tiền gửi 12-24 tháng:

Mục đích của loại tiền gửi này là sinh lợi do đó khi ngân hàng áp dụng các chính sách ưu đãi đối với tiền gửi ngắn hạn nhằm thu hút tiền trong lưu thông, kiềm chế lạm phát đã thu hút được số lượng lớn HSX chuyển từ kỳ hạn trên 12 tháng xuống kỳ hạn Dưới 12 tháng đã làm cho tiền gửi trung và dài hạn không hấp dẫn được nguồn nhàn rỗi từ HSX. Qua đó, cho thấy ngân hàng cần dùng nhiều chính sách hấp dẫn như nâng cao lãi suất hay sử dụng những ưu đãi hơn trong việc cho vay đối với HSX có tiền gửi trung dài hạn.

Cụ thể: Năm 2015 đạt 13.936 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,29% trong tổng nguồn vốn huy động. Tăng 4.152 triệu đồng, tỷ lệ tăng 42,44% so với đầu năm. Năm

2016 đạt 31.733 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 21,5% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 17.797 triệu đồng, tỷ lệ tăng 127,7% so với đầu năm.

- Tiền gửi trên 24 tháng:

Yếu tố tâm lý không kém phần quan trọng của đối tượng HSX ở loại tiền gửi này chính là sự an toàn và tin tưởng. Việc tăng lên ở tiền gửi này cho thấy uy tín của ngân hàng ngày một nâng cao đối với HSX.

Cụ thể: Năm 2015 đạt 127 triệu đồng, chiếm 0,09% trong tổng nguồn vốn, tăng 27 triệu đồng so với đầu năm. Năm 2016 tăng lên đến 339 triệu đồng, chiếm 0,23% trong tổng nguồn vốn, tăng 212 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 166,93%.

Nếu như ở giai đoạn 2010-2013 tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn liên tục giảm thì ở giai đoạn này tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn đã có sự chiều hướng gia tăng trở lại. Trong khi tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn Dưới 12 tháng có sự giảm nhẹ, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn từ các HSX của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ có tính ổn định lớn, thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn.

(ĐVT:triệu đồng)

Biểu đồ 3.1: Huy động vốn của Ngân hàng NN&PTNT Đồng Hỷ từ các hộ sản xuất

3.2.4.2. Hoạt động tín dụng cho các hộ sản xuất a) Tình hình tổng Dư nợ

Với phương châm “đi vay để cho vay” hoạt động sử dụng vốn là hoạt động tín dụng đầu tư cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong mọi thành phần kinh tế. Đây là chỉ tiêu quan trọng, một hoạt động chủ yếu phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ luôn chú trọng đến hoạt động sử dụng vốn đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn tín dụng sử dụng có hiệu quả thu hồi đầy đủ gốc và lãi.

Kinh doanh Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt, kinh doanh “quyền sử dụng tiền tệ” trên cơ sở đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, trong đó cơ bản là hoạt động thanh toán và hoạt động tín dụng.

Thanh toán và tín dụng là hai hoạt động chủ yếu, nền tảng của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Để phù hợp với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, kinh doanh Ngân hàng phải không ngừng phát triển ổn định, đa dạng hóa sảm phẩm, tạo tính phong phú cho sản phẩm, phát triển các loại dịch vụ thanh toán nhanh giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống và khác hệ thống. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Tổng nguồn vốn huy động 111.44123.469 147.595 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Bảng 3.8: Bảng phân tích Dư nợ, cơ cấu Dư nợ

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2016/2015 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng Dư nợ 63.330 100 76.066 100 + 12.736 + 20,11 Theo kỳ hạn 63.330 100 76.066 100 + 12.736 + 20,11 Nợ ngắn hạn 46.370 73,22 37.386 49,15 -8.984 - 19,38 Nợ trung hạn 15.934 25,16 35.721 46,96 + 19.787 +124,18 Nợ dài hạn 1.026 1,62 2.959 3,89 +1.933 + 188,4 Theo Nguồn vốn cho

vay 63.330 100 76.066 100 + 12.736 + 20,11 Dư nợ vốn thông

thường 61.373 96,91 74.195 97,54 + 12.822 +20,89 Dư nợ ưu tiên đặc thù 1.957 3,09 1.871 2,46 -86 - 4,40

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ)

Tổng Dư nợ HSX đến 31.12.2016: 76.066 triệu, đạt 101,4% kế hoạch năm 2016, tăng so với đầu năm 12.736 triệu, tỷ lệ tăng 20,11%. Đây là một kết quả tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra còn phải kể đến doanh số đầu tư vào các ngành nghề nông nghiệp nông thôn, phục vụ cho công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn ngày càng tăng với tốc độ đáng kể. Ngoài việc quan tâm đến đầu tư chiều rộng Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷcòn quan tâm về mặt chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng có lợi cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mình, nâng tỉ trọng cho vay vốn trung, dài hạn để thực hiện các dự án mang tính đầu tư chiến lược. Với việc cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất của các HSX, góp phần tạo công ăn việc làm mở mang ngành nghề tại địa phương.

b.) Doanh số cho các hộ sản xuất vay

Doanh số cho vay là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của bất kì một ngân hàng thương mại nào, trong những năm qua Agribank - Chi nhánh Đồng

Hỷ đã thực hiện nhiều biện pháp, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế của các HSX tại địa phương đồng thời cũng nâng cao doanh số cho vay của mình.

(ĐVT: triệu đồng)

Biểu đồ 3.2. Biến động doanh số cho các hộ sản xuất vay của Agribank - Chi nhánh Đồng Hỷ giai đoạn 2014-2016

Trong giai đoạn 2014-2016 doanh số cho các HSX vay của ngân hàng tăng liên tục về con số tuyệt đối, doanh số cho vay bình quân 89.471 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,42% cho thấy hoạt động kinh doanh đang phát triển tốt, thể hiện phần nào khả năng sinh lợi của ngân hàng.

Đến năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn còn cao chiếm 52,4% thì đến năm 2016 khi mà quy mô huy động nguồn vốn trung và dài hạn đạt 60,96% thì cơ cấu cho vay đã có bước chuyển dịch doanh số cho vay trung và dài hạn đã chiếm tỷ trọng cao hơn tập trung vốn cho vay theo các chương trình kinh tế của tỉnh như trồng chè, phát triển kinh tế trang trại, rõ ràng vốn ngân hàng đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương tạo bước phát triển vững chắc.

Sự tăng trưởng doanh số cho các HSX vay của ngân hàng luôn đạt mức cao và ổn định trước hết là do nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế của các HSX tại địa phương ngoài ra còn do ngân hàng đã thực hiện nhiều dịch vụ mới.

0 20 40 60 80 100 120

Doanh số cho vay 75.344 90.96 102.111 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

c.) Doanh số thu nợ từ các hộ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các hộ sản xuất của agribank chi nhánh đồng hỷ thái nguyên (Trang 66 - 76)